c) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
3.5.2 Kiến nghị về tổ chức công tác kế toán tại công ty
- Thành lập bộ phận kế toán quản trị tại công ty, cùng với bộ phận kế toán tài chính tạo thành một công cụ sắc bén và hữu hiệu trong việc tổ chức, điều hành, phân tích tình hình tài chính của công ty, giúp nhà quản lý của công ty có cách nhìn sâu sắc tình hình của công ty cũng nhƣ cung cấp các thông tin nền tảng, giúp nhà quản lý có những căn cứ khoa học vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch kinh tế một cách chính xác và toàn diện.
- Tùy đặc điểm của công ty có thể cho một nhân viên đảm đƣơng công tác kế toán quản trị và kế toán tài chính. Tuy nhiên, việc kiêm nhiệm nhiều công việc có thể đem lại hiệu quả không cao. Do đó, cần tuyển dụng thêm nhân viên để giảm bớt gánh nặng công việc hiên tại cho nhân viên nhƣng việc tuyển dụng quá nhiều nhân viên có thể tốn kém nhiều chi phí, mà không đem lại hiệu quả cao nếu không biết cách phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên. Vì vậy, nhà quản trị cấp cao phải tổ chức sao cho hợp lý đem lại hiệu quả làm việc cao nhất. Có thể tổ chức phòng kế toán theo sơ đồ nhƣ sau:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Kế toán trƣởng: là ngƣời chịu trách nhiệm giám sát, điều hành hoạt động của bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Bộ phận kế toán tài chính: ghi chép, phản ánh, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập các báo cáo tài chính của công ty. Mỗi nhân viên đảm nhận một công việc kế toán nhƣ: kế toán vật tƣ, thiết bị; kế toán thanh toán; kế toán giá thành; thủ quỹ. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, lập các báo cáo tài chính, giúp kế toán trƣởng kiểm tra công việc của kế toán viên.
- Bộ phận kế toán quản trị: thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán [4]
+Kế toán dự toán ngân sách: cung cấp thông tin phục vụ cho chức năng hoạch định và kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà quản trị, gồm các dự toán sau:
Dự toán tiêu thụ sản phẩm
Dự toán sản xuất
Dự toán chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung
Dự toán chi phí tiền
Thông qua các dự toán, nhà quản trị công ty sẽ biết thực hiện những gì trong tƣơng lai, đƣa ra cách nhìn nhận rõ ràng về hoạt động của doanh nghiệp trong tƣơng lai.
Kế toán trƣởng
Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Kế toán tổng hợp Kế toán vật tƣ, thiết bị Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán giá thành Dự toán ngân sách Kế toán các trung tâm trách nhiệm Hệ thống kế toán chi phí
+Kế toán các trung tâm trách nhiệm: thu thập, xử lý, phân tích thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm của từng phòng ban, từng bộ phận trong hoạt động của công ty
+Hệ thống kế toán chi phí: phân tích chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp, phân loại chi phí, theo dõi sự biến động của chi phí để đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán nhƣ trên ta có thể tuyển dụng thêm 1 nhân viên kế toán phụ trách công việc kế toán quản trị, và thêm 1 nhân viên phụ trách công việc kế toán tài chính để giảm bớt tình trạng 1 nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm nhiều công việc.
- Tạo điều kiện để nhân viên phòng đi học thêm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình hoặc học các chuyên ngành khác để hiểu biết thêm nhiều hoạt động của việc kinh doanh. Và từ đó, sẽ có những sáng kiến đề xuất lên ban lãnh đạo công ty để phát huy hiệu quả của việc kinh doanh.
- Thƣờng xuyên cập nhật, trang bị những phần mềm kế toán mới nhất (phần mềm khai báo thuế, hệ thống kê khai thuế qua mạng) để giảm bớt gánh nặng công việc cũng nhƣ thời gian, chi phí đi lại.
3.5.3 Kiến nghị về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty