c) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
3.2 Nhận xét công tác kế toán tại doanh nghiệp
3.2.1 Ưu điểm
a) Về tổ chức bộ máy kế toán
- Mô hình kế toán đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung. Tất cả các hóa đơn, chứng từ đều tập trung về phòng kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho thu thập, xử lý và lƣu trữ các nghiệp vụ phát sinh trong công ty.
- Kế toán viên có chuyên môn, nghiệp vụ cao, luôn phối hợp với nhau để hoàn thành tốt công việc.
- Nhân viên phòng kế toán đƣợc phân công, phân nhiệm một cách hợp lý.
- Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty, giúp cho việc luân chuyển chứng từ và ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh diễn ra nhanh chóng.
- Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán, giảm bớt đƣợc khối lƣợng công việc cho nhân viên, tiết kiệm đƣợc chi phí, ít xảy ra sai sót
- Luôn áp dụng mẫu hóa đơn, chứng từ, sổ sách theo quy định của nhà nƣớc b) Về chế độ kế toán
- Công ty đã áp dụng chế độ kế toán theo đúng nhƣ đã đăng ký khi thành lập công ty
- Việc luân chuyển chứng từ đƣợc diễn ra nhanh chóng, gọn lẹ ở từng bộ phận, tuy nhiên vẫn đảm bảo đƣợc độ chính xác và đáng tin cậy ở từng khâu của quá trình luân chuyển.
- Luôn ghi chép đầy đủ, chính xác và kịp thời từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh c) Về tài khoản chứng từ kế toán
- Công ty đã áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo đúng quyết định 15. Và từ những tài khoản tổng hợp đã tiến hành mở những tài khoản chi tiết để theo dõi kĩ càng hơn việc biến động và phát sinh của từng tài khoản ở các cửa hàng bán lẻ của công ty. Từ đó, có cách nhìn một cách vừa tổng quát, vừa chi tiết việc hoạt động của từng cửa hàng để đƣa ra các phƣơng án phát triển cho phù hợp.
d) Về sổ sách kế toán
- Công ty đã thực hiện sổ sách kế toán theo đúng nhƣ đăng ký và tiến hành mở các loại sổ sách theo quy định của nhà nƣớc.
- Việc ghi sổ kế toán luôn đƣợc tiến hành theo trình tự: mở sổ, ghi sổ, và khóa sổ. - Sổ sách luôn đƣợc sắp xếp một cách ngăn nắp, gọn gàng, thuận lợi cho việc tìm kiếm.
- Sổ sách kế toán luôn đƣợc bảo quản và lƣu trữ cẩn thận, không xảy ra tình trạng mất mát hay hƣ hỏng do tác động của môi trƣờng.
e) Về việc áp dụng các nguyên tắc, các chính sách kế toán
- Luôn áp dụng, tuân thủ đúng các nguyên tắc kế toán, các chính sách, chuẩn mực kế toán.
- Luôn đặt tính trung thực lên hàng đầu, không tìm cách khai gian, khai khống để trốn thuế hay các nghĩa vụ phải thực hiện đối với nhà nƣớc.
3.2.2 Nhược điểm
a) Về tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán nhìn chung đã tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên, do số lƣợng nhân viên của phòng chƣa đủ, một ngƣời phải kiêm nhiều nhiệm vụ, đôi lúc sẽ xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Công ty chƣa có bộ phận kế toán quản trị để phân tích và tổng hợp các thông tin tài chính của doanh nghiệp.
- Việc kiểm tra chứng từ kế toán còn mang tính chủ quan, dễ dẫn đến tình trạng nhân viên gian lận trong việc kiểm tra.
c) Về việc áp dụng các nguyên tắc, các chính sách của nhà nƣớc
- Các chính sách của nhà nƣớc luôn thay đổi tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển kinh tế. Do đó, các nhân viên kế toán không nắm bắt đƣợc các chính sách, các thông tƣ của nhà nƣớc một cách kịp thời, nhanh chóng.
3.3 Nhận xét, đ nh gi thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Tomei Việt Nam
3.3.1 Ưu điểm
- Nhìn chung, công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh đƣợc ghi nhận một cách kịp thời, đầy đủ, tuân thủ đúng các nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí, áp dụng đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà quản trị trong việc cung cấp những thông tin cần thiết và nhanh nhất cho ban lãnh đạo, giúp họ có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình của doanh nghiệp và đƣa ra các biện pháp cho phù hợp.
- Doanh thu và chi phí luôn đƣợc ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp vì vậy mà lợi nhuận luôn đƣợc xác định chính xác.
- Doanh thu bán hàng đƣợc mở sổ chi tiết theo dõi theo từng loại mặt hàng ở từng cửa hàng bán lẻ của công ty. Việc mở sổ nhƣ vậy giúp thuận tiện cho kế toán trong quá trình theo dõi và ghi chép. Bên cạnh đó, giúp cho nhà quản trị có nhận biết đƣợc quá trình tiêu thụ của từng loại mặt hàng ở từng cửa hàng. Trên cơ sở phân tích đƣợc doanh thu của từng mặt hàng ở từng cửa hàng, nhà quản lý sẽ đƣa ra phƣơng hƣớng phát triển cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng thị trƣờng khác nhau, góp phần làm tăng lợi nhuận – điều mà các doanh nghiệp luôn hƣớng đến.
Bảng 3.1: Bảng phân tích doanh thu ở từng cửa hàng
Chỉ tiêu Doanh thu của từng bộ phận
Tỷ lệ trong tổng doanh thu
Doanh thu ở chi nhánh Hải Phòng 2.540.816.531 22,2%
Doanh thu ở chi nhánh Garden 427.575.818 3,7%
Doanh thu ở chi nhánh Hùng Vƣơng 1.604.796.934 14% Doanh thu ở chi nhánh Saigon tourist 2.291.754.384 20%
Doanh thu ở chi nhánh Viet Tower 2.098.502.055 18,4% Doanh thu ở chi nhánh Flemington 792.491.819 6,9%
Doanh thu ở chi nhánh Paragon 633.373.610 5,5%
Doanh thu ở chi nhánh Land Mark 160.386.363 1,4%
Doanh thu ở nhà máy Đồng Nai 883.958.464 7,7%
Tổng 11.433.682.978 100%
( Nguồn: Tài liệu phòng kế toán công ty TNHH Tomei Việt Nam)
Qua bảng phân tích trên, ta thấy:
Doanh thu ở chi nhánh Hải Phòng chiếm tỷ lệ cao nhất (22,2%). Là một thành phố cảng, giao dịch thƣơng mại phát triển cao, mức sống của ngƣời dân từ đó đƣợc nâng cao, ngƣời dân biết quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu làm đẹp. Bên cạnh đó, ở đây ít có sự cạnh tranh của các thƣơng hiệu khác, mẫu mã sản phẩm của công ty đẹp mắt, phong phú, chất lƣợng cao nên thu hút đƣợc khách hàng.
Tiếp theo đó là doanh thu ở chi nhánh Saigon Tourist - Thành Phố Hồ Chí Minh (20%) ,doanh thu ở chi nhánh Viet Tower – Hà Nội (18,4%) và doanh thu ở chi nhánh Hùng Vƣơng (14%). Tuy sản phẩm của công ty ở ba chi nhánh này thu hút đƣợc khách hàng nhƣng do có nhiều thƣơng hiệu cạnh tranh dẫn đến doanh thu ít hơn so với chi nhánh Hải Phòng.
Doanh thu nhà máy ở Đồng Nai chiếm tỷ lệ 7,7%. Một số khách hàng mua hàng với số lƣợng lớn đã đến nhà máy để đặt và nhận hàng mà không qua các cửa hàng bán lẻ. Do đó, doanh thu bán hàng ở nhà máy cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng doanh thu của công ty.
Doanh thu ở chi nhánh Flemington – Thành Phố Hồ Chí Minh (6,9%), Paragon- Thành Phố Hồ Chí Minh (5,5%), chi nhánh Gardon - Thành Phố Hồ Chí Minh (3,7%) chiếm tỷ lệ thấp do quầy hàng trƣng bày ở ba chi nhánh này không thu hút đƣợc khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, nhà quản lý cần xem xét đến vấn đề này để đƣa ra các biện pháp tăng doanh thu.
Doanh thu ở chi nhánh Land Mark – Hà Nội chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,4%). Là một chi nhánh tọa lạc tại phía Tây Hà Nội, có tốc độ phát triển đô thị cao và hạ tầng giao thông đồng bộ, có thể dễ dàng nhanh chóng đi vào trung tâm thủ đô cũng nhƣ các vùng lân cận. Tuy nhiên, doanh thu ở đây lại chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Vì vậy, nhà quản lý phải tìm hiểu xem về việc trƣng bày sản phẩm, về thái độ của nhân viên bán hàng đối với khách hàng ở chi nhánh này để có biện pháp khắc phục.
- Do thành phẩm đƣợc xuất liên tục trong tháng, xuất ra ở nhiều điểm bán lẻ khác nhau trên cả nƣớc nên công ty áp dụng phƣơng pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để ghi nhận giá vốn hàng bán, giảm thiểu khối lƣợng công việc và tránh xảy ra tình trạng sai sót. Kế toán cũng tiến hành mở sổ chi tiết theo dõi giá vốn hàng bán của từng loại mặt hàng ở từng cửa hàng giúp ban giám đốc dễ dàng theo dõi, kiểm tra, đối chiếu.
- Các khoản chi phí bán hàng cũng đƣợc theo dõi ở từng cửa hàng bán lẻ giúp nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi đƣợc các chi phí bán hàng ở từng cửa hàng, xem xét, nhận định xem có các khoản chi phí nào phát sinh không hợp lý để điều chỉnh, tìm mọi biện pháp để tiết kiệm các khoản chi phí bán hàng nhằm hƣớng tới mục đích cuối cùng là tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, tất cả các chứng từ phát sinh ở bộ phận bán hàng đều đƣợc tập trung tại phòng kế toán của công ty giúp cho việc xử lý các nghiệp vụ liên quan đến quá trình bán hàng sẽ đồng nhất hơn.
- Do bộ phận quản lý doanh nghiệp đặt tại nhà máy sản xuất ở Đồng Nai nên chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ phát sinh tại một điểm là nhà máy giúp cho kế toán dễ dàng theo dõi, ghi nhận, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giúp cho ban giám đốc dễ dàng kiểm soát đƣợc các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, tránh xảy ra tình trạng nhân viên lấy lý do đi công tác để giải quyết công việc cá nhân.
- Các khoản trích theo lƣơng của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp đƣợc tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc áp dụng phần mềm kế toán giúp ích rất nhiều cho các kế toán viên trong công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Kế toán chỉ cần phân loại từng loại nghiệp vụ rồi tiến hành nhập vào máy, phần mềm sẽ tự động chạy ra sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết của từng tài khoản phải thu khách hàng, các báo cáo tài chính…, giảm thiểu bớt khối lƣợng công việc của kế toán và cho độ chính xác cao.
- Doanh nghiệp luôn phân tích, so sánh các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận của năm nay so với năm trƣớc, của quý này so với quý trƣớc. Từ việc phân tích sẽ giúp
cho nhà quản lý biết đƣợc các nguyên nhân làm tăng hay giảm doanh thu, chi phí và lợi nhuận để đƣa ra biện pháp giúp doanh nghiệp phát triển.
- Việc hạch toán đƣợc thực hiện cẩn thận từ khâu kiểm tra cho đến việc ghi chép nghiệp vụ, ít xảy ra sai sót.
3.3.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ƣu điểm, còn tồn tại những nhƣợc điểm sau:
- Về các khoản giảm trừ doanh thu và chiết khấu thanh toán: Công ty không có chính sách chiết khấu, giảm giá cho các khách hàng thƣờng xuyên mua hàng của công ty. Phƣơng thức chiết khấu thƣơng mại hay chiết khấu thanh toán cũng là một trong các phƣơng thức kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng, là một trong những biện pháp làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, công ty nên có các chính sách chiết khấu cho khách hàng
- Về việc hạch toán các khoản phải thu khách hàng: Công ty chỉ hạch toán khoản phải thu khách hàng ở từng cửa hàng, không theo dõi kỹ có những khách hàng lớn nào. Do đó, không có các chính sách chiết khấu và khuyến mãi cho khách hàng. Vì thế có thể mất khách hàng lớn qua các đối thủ cạnh tranh. Việc bán hàng phát sinh tại nhiều cửa hàng bán lẻ tại công ty nên việc thu hồi nợ sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, kế toán không lập dự phòng nợ phải thu khó đòi ở cuối mỗi niên độ.
- Việc bán hàng diễn ra tại nhiều cửa hàng bán lẻ của công ty, do đó việc luân chuyển chứng từ từ các địa điểm khác nhau về phòng kế toán của công ty sẽ mất nhiều thời gian, đôi khi xảy ra tình trạng thất lạc chứng từ do khoảng cách đi lại quá xa. Hơn nữa, nhà quản lý chỉ có thể theo dõi mà khó có thể kiểm soát các chi phí phát sinh. Có một số khoản chi phí có thể kiểm soát đƣợc nhƣ chi phí điện, nƣớc, internet. Tuy nhiên, cũng có khoản chi phí khó kiểm soát nhƣ chi phí điện thoại. Các nhân viên bán hàng sẽ lấy lý do là trao đổi với khách hàng qua điện thoại để phục vụ cho mục đích cá nhân. Do đó, phải đề ra các biện pháp để tiết kiệm các khoản chi phí phát sinh không hợp lệ.
- Về khoản thu nhập khác: Các nghiệp vụ phát sinh do Parkson giảm tiền thuê mặt bằng, kế toán phải ghi giảm chi phí bán hàng (do tiền thuê mặt bằng tại các cửa hàng là chi phí bán hàng của doanh nghiệp). Tuy nhiên, kế toán lại ghi tăng khoản thu nhập khác.
- Công ty không có các chính sách khuyến khích các nhân viên bán hàng khi bán đƣợc nhiều sản phẩm hoặc các nhân viên có các đề xuất nhằm tăng doanh thu của doanh nghiệp.
- Việc luân chuyển chứng từ ở các cửa hàng bán lẻ đến bộ phận kế toán và các bộ phận có liên quan dễ xảy ra sai sót do khoảng cách địa lý quá xa.
3.4 Phiếu khảo sát và tính ứng dụng của để tài
3.4.1 Phiếu khảo sát
1. Mô hình kế toán sử dụng tại công ty:
a. Tập trung b. Phân tán
c. Vừa tập trung vừa phân tán
2. Hình thức mở sổ kế toán tại công ty:
a. Nhật ký chung b. Nhật ký – sổ cái
c. Nhật ký – chứng từ d. Chứng từ ghi sổ 3. Phƣơng pháp xuất kho hàng hóa, thành phẩm tại công ty:
a. Thực tế đích danh b. Nhập trƣớc – xuất trƣớc
c. Nhập sau – xuất trƣớc d. Bình quân gia quyền liên hoàn e. Bình quân gia quyền cuối kỳ
4. Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ tại công ty:
a. Khấu hao đƣờng thẳng b. Khấu hao theo số dƣ giảm dần c. Khấu hao theo tổng số
5. Phong cách phục vụ của nhân viên ở các cửa hàng bán lẻ của công ty: a. Nhiệt tình, kiên nhẫn, vui vẻ giới thiệu b. Trông mặt để bán hàng sản phẩm của công ty cho khách hàng
c. Thờ ơ, lạnh lùng, không quan tâm d. Ý kiến khác đến khách hàng
6. Có các khoản chiết khấu cho khách hàng không?
a. Có b. Không
7. Cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp
a. Mẫu mã đẹp, phong phú, chất b. Chất lƣợng tốt nhƣng mẫu mã chƣa
lƣợng tốt chƣa đẹp, chƣa phong phú
chƣa tốt
8. Việc quảng cáo cho sản phẩm của công ty tiến hành dƣới hình thức nào?
a. Quảng cáo trên Tivi b. Quảng cáo trên báo, internet, treo băng rôn
c. Quảng cáo trên radio d. Không có hình thức quảng cáo 9. Cảm nhận của khách hàng khi mua hàng của công ty
a. Hoàn toàn hài lòng b. Hài lòng
c. Không hài lòng d. Không ý kiến
10. Các biện pháp làm tăng doanh thu của công ty
a. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng b. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm
c. Khuyến mãi c. Chiết khấu hay giảm giá bán
11. Các biện pháp để tiết kiệm chi phí của công ty
a. Giảm giá vốn b. Tiết kiệm chi phí bán hàng c. Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp
3.4.2 Phiếu ứng dụng của đề tài
Công việc công ty thực hiện
trƣớc đây Các kiến nghị của tác giả
Kết quả sau khi áp dụng kiến nghị Nhân viên phòng kế toán còn ít,
một nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc
Tuyển thêm nhân viên
phòng kế toán Đang xem xét Chỉ có bộ phận kế toán tài chính,
chƣa có bộ phận kế toán quản trị
Thành lập bộ phận kế