Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án được thiết kế sẵn.
Trước chạy thận nhân tạo lấy 1 lần. Còn sau chạy thận nhân tạo:
+ Đối với bệnh nhân suy thận mạn: Sau 1 tháng chạy thận nhân tạo
đánh giá 1 lần.
+ Đối với bệnh nhân suy thận cấp: Sau chạy thận nhân tạo lần nào thì
đánh giá ngay trong 24h.
2.5.3.1. Phương pháp hỏi bệnh, thăm khám + Tuổi, giới, dân tộc, địa phương.
+ Bị bệnh thận lần đầu cách đây bao lâu.
+ Các triệu chứng cơ năng khác như: Da xanh, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, chán ăn, buồn nôn, phù, đau ngực, khó thở, thiểu niệu, vô niệu, xuất huyết tiêu hóa.
* Huyết áp được đo bằng máy huyết áp cơ (Adult cuff, Tokyo – Japan). Đơn vị đo: mmHg.
- Ở trạng thái yên tĩnh đo ở tư thế nằm, huyết áp được xác định 2 lần, nếu kết quả 2 lần khác nhau thì cho đối tượng nghỉ sau 10 phút, rồi sau đó đo lại.
- Sau CTNT tiến hành đo lại huyết áp.
- Lấy mẫu máu và đưa vào phân tích trên máy phân tích tự động AU 600, Cell_DYN 1700. Máu được lấy bằng những dụng cụ chuyên dùng để lấy vừa đủ lượng máu cần thiết như: Xilanh (loại 5ml/cc, loại 3ml/cc).
2.5.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá
Đánh giá dựa vào mức độ bình thường theo hằng số sinh lý bình thường của người Việt Nam.
* Xác định các trị số bình thường chỉ số huyết học
- RBC (×109/l) giới hạn bình thường là: 4 – 5,8 (nam); 3,9 – 5,4 (nữ) - HGB (g/l) giới hạn bình thường là: 140 – 160 (nam); 125 – 145 (nữ) - HCT (%) giới hạn bình thường là: 34 – 44% (nam); 37 – 48% (nữ)
- WBC (×109/l) giới hạn bình thường là: 4 – 10 - LYM (%) giới hạn bình thường là: 20% - 25% - GRA (%) giới hạn bình thường là: 60% - 66% - PLT (×109/l) giới hạn bình thường là: 150 – 400
* Các chỉ số sinh hóa của người bình thường:
+ Urê: Ở người trưởng thành, khỏe mạnh nồng độ urê máu là 2,5 – 6,7 mmol/l (0,15 – 0,40 g/l), ở người trên 60 tuổi nồng độ urê máu là 2,9 - 8,2 mmol/l (8 - 23 mg/dl)
+ Creatinin (µmol/l): 0,8 - 1,2 mg/dl (70 – 130 µmol/l) + Glucose: 4,4 – 6,1 mmol/l (80 – 110 mg/dl) + K+: 3,5 – 5,5 nmol/l (13,7 – 21,5 mg/dl) * Chỉ số Kt/V và URR - Chỉ số Kt/V= Ln Ct Co
Chỉ số Kt/V còn gọi là độ thanh thải từng phần urê, trong đó: K: độ lọc urê của bộ lọc
V: Khối lượng nước toàn thể của bệnh nhân: bằng 60% trọng lượng bệnh nhân khi kết thúc lọc máu là thể tích khuếch tán urê.
C0: Nồng độ u rê máu trước lọc Ct: Nồng độ urê sau lọc
- Chỉ số URR (Urea Reduction Ratio) (hoặc là PRU – Pourcentage de resduction de I’ urée) – tỷ lệ giảm urê trước và sau buổi lọc.
URR =
Co Ct
Co− × 100