Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường THPT thành phố hồ chí minh (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 118)

V IT NAM GIAI ON 1954 – 1975 CÁC TR Ệ ĐẠ Ở ƯỜNG THPT

3.3 Thực nghiệm sư phạm

3.3.1 Mục đích thực nghiệm

Để khẳng định tính khả thi của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm bài học lịch sử tại di tích lịch sử cách mạng, nhằm kiểm nghiệm việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử đối với bài nội khóa

theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh mà luận văn đề xuất, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bộ môn lịch sử ở trường THPT-Thành Phố Hồ Chí Minh

3.3.2 Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành dạy học thực nghiệm bài 23 – Khôi phục và phát

triển kinh tế xã hội ở miền bắc-Giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)-

Mục III-2 Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 - SGK lịch sử lớp 12 (tiết 2) (Chương trình chuẩn)

Nội dung thực nghiệm gồm một số công việc sau:

Chúng tôi tiến hành xây dựng 2 kiểu giáo án với bài 23-Mục III-2. + Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm tiến hành dạy học tại di tích lịch sử cách mạng địa phương theo những đề xuất mà luận văn đưa ra

+ Kiểu 2: Giáo án dạy học bài mới ở trên lớp sử dụng bản đồ, kênh hình trong SGK

Kiểm tra chất lượng học tập của học sinh qua bài tập và phiếu thăm dò sau buổi học.

3.3.3 Phương pháp thực nghiệm

- Đối với lớp thực nghiệm: Sử dụng giáo án kiểu 1, soạn và dạy bài mới tại di tích lịch sử cách mạng

- Đối với lớp đối chứng: giáo viên tiến hành bài giảng tại lớp, có sử dụng bản đồ và kênh hình trong SGK.

- Yêu cầu: học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sức học ngang nhau, hoàn cảnh và điều kiện học tập tương đương nhau, giáo viên dạy thực nghiệm là giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và nhiệt huyết với công tác chuyên môn.

- Để tiến hành thực nghiệm sư phạm thuận lợi, phù hợp với yêu cầu đề tài, chúng tôi chọn trường THPT Nguyễn Thị Diệu – Quận 3 và Trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên – Quận 3, mỗi trường có 3 giáo viên dạy lịch sử

- Các lớp thực nghiệm có 90 học sinh, gồm 2 lớp (trong đó trường THPT Nguyễn Thị Diệu- một lớp, Trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên Quận 3- một lớp)

- Các lớp đối chứng 90 học sinh trong đó trường THPT Nguyễn Thị Diệu một lớp, Trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên Quận 3- một lớp.

- Các học sinh có học lực ngang nhau, gồm những học sinh có học lực giỏi, khá, trung bình, yếu.

- Bài học thực nghiệm được tiến hành với 2 kiểu giáo án theo kế hoạch.

- Sau khi dạy xong, ở cả 2 lớp, chúng tôi tiến hành kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh bằng một đề kiểm tra giống nhau.

- Để tìm hiểu hứng thú của học sinh lớp thực nghiệm sư phạm, chúng tôi dùng phiếu thăm dò. Kết quả thăm dò học sinh phản ảnh trực tiếp qua số liệu câu trả lời nhận được, là căn cứ phân tích cho quá trình dạy thực nghiệm.

3.3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm.

Theo thống kê truyền thống, cách đánh giá học sinh qua điểm số được như phân loại theo các mức: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém như sau:

LỚP SỐ HỌCSINH KẾT QUẢ Giỏi (điểm 9-10) Khá (điểm 7-8) T. Bình (điểm 5-6) Yếu (điểm dưới 5) Lớp thực nghiệm (x) 90 31 40 19 0 Lớp đối chứng (y) 90 15 47 19 9

Bảng phân phối tần số điểm tại các giá trị theo phương pháp thống kê toán học: Điểm Số học sinh đạt điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n Lớp thực nghiệm (x) 0 0 0 0 7 12 19 21 13 18 90

Lớp đối chứng

(y) 0 0 4 5 8 11 22 25 5 10 90

Dùng phương pháp thống kê toán học để phân tích, kiểm định kết quả học tập của học sinh qua các phiếu bài tập, ta có kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:

LỚP THỰC NGHIỆM xi ni xi ni xi - x (xi - x)2 ni (xi - x)2 1 0 0 -6,8 46,24 0 2 0 0 -5,8 33,64 0 3 0 0 -4,8 23,04 0 4 0 0 -3,8 14,44 0 5 7 35 -2,8 7,84 54,88 6 12 72 -1,8 3,24 38,88 7 19 133 -0,8 0,64 12,16 8 21 168 0,2 0,04 0,84 9 13 117 1,2 1,44 18,72 10 18 180 2,2 4,84 87,12 n = 90 705 212,6

Dùng công thức tính điểm trung bình cộng như sau: 705

7,8 90 i i x n x n = ∑ = ≈ 7, 8 x =

Vậy điểm trung bình cộng lớp thực nghiệm: Phương sai: Độ lệch chuẩn: 2 212,6 2,36 x S n = ≈ 2,36 1,5 x S = ≈

LỚP ĐỐI CHỨNG yi ni yi ni yi - y (yi -y)2 ni (yi -y)2 1 0 0 -6,1 37,21 0 2 0 0 -5,1 26,01 0 3 4 12 -4,1 16,81 67,24 4 5 20 -3,1 9,61 48,05 5 8 40 -2,1 4,41 35,28 6 11 66 -1,1 1,21 13,31 7 22 154 -0,1 0,01 0,22 8 25 200 0,9 0,81 20,25 9 5 45 1,9 3,61 18,05 10 10 100 2,9 8,41 84,1 n = 90 637 286,5

Dùng công thức tính điểm trung bình cộng như sau: 637 7,1 90 i i y n y n = ∑ = ≈ Vậy điểm trung bình cộng lớp đối chứng: y =7,1

Phương sai: 2 286,5 3,18 y S n = ≈ Độ lệch chuẩn: Sy = 3,18 1,8≈

Giá trị đại lượng kiểm định “t” đo sự phân biệt giữa kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: 2 2 90 ( ) 7,8 7,1 2,82 2,36 3,18 x y n t x y S S = − = − = + + (1)

Với K = 2n− = × − =2 2 90 2 178

Chọn sai số cho phép đo là:α =0, 05, sẽ cho ta giá trị giới hạn là

tα=1, 98 (2)

So sánh (1) và (2): t t> α[2,82 1,98]> Với các số liệu thống kê trên, ta thấy:

- Điểm trung bình cộng lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (x> y).

- Phương sai và độ lệch chuẩn lớp đối chứng lớn hơn lớp thực nghiệm, nghĩa là kết quả học tập của lớp đối chứng thấp hơn lớp thực nghiệm.

2 2

(S v Sy à y > S v Sx à )x

- Dùng đại lương kiểm định “t” để kiểm tra kết quả học tập và thăm dò hứng thú học tập của học sinh tại di tích lịch sử cách mạng địa phương, cho ta kết quả:

t >tα: như vậy đề tài thực hiện có tính khả thi đối với học sinh lớp thực nghiệm.

* Những kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm:

Qua các số liệu thống kê bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau tiết học, ta thấy:

Ở các lớp đối chứng, giáo viên dạy tại lớp, có sử dụng bản đồ, phim tư liệu về chiến dịch Hồ Chí Minh, có nhắc qua tên một số nhân vật liên quan đến các chiến dịch, có tranh ảnh minh họa. Giáo viên, cũng không có nhiều thời gian nói về di tích lịch sử cách mạng liên quan cùng những sự kiện tiêu biểu diễn ra tại di tích đó, nên chưa làm rõ được sự gắn kết giữa kiến thức trong SGK và di tích lịch sử cách mạng.

Học sinh lớp thực nghiệm nắm bài và các kiến thức cụ thể, chính xác hơn so với học sinh lớp đối chứng. Học sinh lớp thực nghiệm tỏ ra nhớ bài nhanh hơn, các sự kiện và nhân vật liên quan đến bài được các em quan tâm tìm hiểu hào hứng hơn, khả năng phân tích ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc tổng

mạch lạc hơn, kỹ năng khái quát, tổng hợp kiến thức của bài cũng cao hơn. So với học trên lớp, sự phát biểu của học sinh lớp thực nghiệm nhiều hơn, khả năng ghi bài sáng tạo hơn, không máy móc như học sinh lớp đối chứng chỉ ngồi nghe và ghi bài theo bài soạn sẵn của giáo viên. Nghĩa là sự chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn, các em tỏ ra nhanh nhạy hơn trong qua trình nghe giảng và ghi chép bài, sau đó ứng dụng vào làm bài tập hiệu quả hơn.

Về thái độ học tập, học sinh lớp thực nghiệm tỏ ra rất thích được học tại thực địa, các em hào hứng ngay từ đầu tiết học, các em đều thích sự thay đổi không khí học tập, cảm thấy thầy trò gần gũi và hiểu nhau hơn, tình cảm các em đối với giáo viên bộ môn Sử cũng tăng lên, đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần thành công của tiết học, vì ý thức học tập và ý thức kỷ luật của học sinh tăng cũng đồng nghĩa với việc các em tập trung tiếp thu bài tốt hơn, và thêm yêu mến môn lịch sử, không còn cảm thấy khô khan, nhàm chán như trước kia nữa.

Việc thực nghiệm tiến hành ở 2 trường với số lượng học sinh và trình độ các em tương đương nhau, nhưng kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm có điểm trung bình cộng cao hơn điểm trung bình cộng lớp đối chứng, phương sai và độ lệch chuẩn lớp đối chứng cao hơn, nghĩa là kết quả học tập của học sinh lớp đối chứng thấp hơn học sinh lớp thực nghiệm, giá trị kiểm định “t”lớn hơn giá trị giới hạn “”, nghĩa là tỉ lệ học sinh trung bình, yếu giảm, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên.

Như vậy, việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 là một biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, nó góp phần quan trọng trong việc phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập môn lịch sử, nâng cao hiệu quả bài học. Với kết quả thực nghiệm trên, chứng tỏ nội dung và các biện pháp sư phạm mà luận văn đề xuất có tính khả thi, cần được ứng dụng rộng rãi trong dạy học lịch sử ở các trường THPT ở Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tóm lại: Ở chương 3, chúng ta đã xác định những yêu cầu trong việc lựa chọn biện pháp sử dụng các di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ở các trường THPT-Thành Phố Hồ Chí Minh, đồng thời, đã đề ra nhiều biện pháp nhằm sử dụng các di tích lịch sử cách mạng ở Thành Phố Hồ Chí Minh vào dạy bài học nội khóa và các hoạt động ngoại khóa. Qua đó ta thấy, dù là bài nội khóa hay ngoại khóa, đều đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm vững chuyên môn mà còn phải biết phối hợp linh hoạt nhiều biện pháp dạy học trong những điều kiện cụ thể khác nhau, nắm vững tâm lý học sinh và phải có một lòng nhiệt huyết với nghề, có khả năng tổ chức, phối hợp với các ban, nghành, đoàn thể và các bộ phận liên quan nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục nói chung và của môn lịch sử nói riêng.

KẾT LUẬN

Từ mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài, trên cơ sở lý luận và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

- Di tích lịch sử cách mạng địa phương là những di sản quý báu của dân tộc, là những tấm gương phản ánh sinh động lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương. Hầu hết các sự kiện lịch sử dân tộc trong chương trình lịch sử lớp 12 nói chung và lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 nói riêng đều có thể được minh họa, bổ sung kiến thức bởi hệ thống di tích lịch sử cách mạng-văn hóa ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là nguồn sử liệu vật chất có thật, quý hiếm, có ý nghĩa bổ sung, cụ thể hóa, làm phong phú thêm tri thức lịch sử đã học, vừa là một phương tiện trực quan có hiệu quả cao trong dạy học lịch sử, góp phần phát huy hoạt động tư duy, giáo dục truyền thống yêu nước và giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Hình thức, phương pháp sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử ở trường THPT-Thành Phố Hồ Chí Minh phải đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và phù hợp với điều kiện từng trường, phải xuất phát từ mục tiêu, nội dung chương trình lịch sử dân tộc, mặt khác, đó phải là những di tích lịch sử cách mạng phản ánh các sự kiện, nhân vật lịch sử cơ bản của dân tộc, phải đảm bảo tính trực quan sinh động, tính độc lập, sáng tạo, rèn

- Sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương trong bài nội khóa có thể tiến hành trên lớp, hoặc tiến hành tại thực địa. Sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương trong bài nội khóa hay hoạt động ngoại khóa đều phải đảm bảo các nguyên tắc khoa học, sư phạm của một bài lịch sử nói chung, nhằm gây hứng thú, rèn luyện các thao tác tư duy nhận thức, kỹ năng thực hành cho các em.

- Việc sử dụng các di tích lịch sử cách mạng ở Thành Phố Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 nói riêng còn chưa được phổ biến, do chưa có sự quan tâm, đầu tư, khuyến khích sử dụng của các ban, ngành, đoàn thể, của ban giám hiệu các trường, của các địa phương. Một số di tích hầu như bị bỏ quên, không được các ngành chức năng chú ý tôn tạo, chăm sóc dẫn đến việc xuống cấp, hư hỏng. Còn giáo viên lịch sử thì chưa có nhiều thời gian để đầu tư cho biện pháp này, còn thờ ơ với việc sử dụng di tích vào dạy học lịch sử.

- Các di tích lịch sử cách mạng địa phương là nơi lưu giữ, trưng bày những tư liệu, hiện vật, những dấu vết của quá khứ sinh động, hấp dẫn, có tác dụng tạo biểu tượng lịch sử sinh động, chân thực, tác động vào tâm lý học sinh, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục, và phát triển. Vì vậy khi sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử, đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững lý luận dạy học bộ môn, lý luận phương pháp dạy học để lựa chọn những biện pháp, hình thức dạy học phù hợp, biết vận dụng linh hoạt, khéo léo, nhuần nhuyễn theo điều kiện của từng trường, từng bài và phù hợp với đối tượng học sinh

- Hiệu quả của việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn 1954-1975 hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực tổ chức, phương pháp thực hiện của giáo viên. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải có niềm say mê nghề nghiệp, tận tâm với học trò, có tinh thần học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao hiểu biết về văn hóa dân tộc, có khả năng tổ chức, hướng dẫn, trình bày vấn đề, biết cách phối hợp với các bộ phận liên quan

khóa và hoạt động ngoại khóa, có như vậy, kết quả giáo dục của bài học mới có tính thuyết phục cao, bài học không bị gò bó, gượng ép, mới thu hút được ý thức tập trung học tập một cách chủ động của học sinh.

Những kết quả của luận văn được tác giả thực nghiệm tại một số trường THPT trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh mới chỉ là bước đầu, việc nhân rộng mô hình thực nghiệm là mục tiêu nghiên cứu tiếp theo, vì vậy, từ thực tiễn nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:

°Một là: Về phía ngành giáo dục và những người làm công tác quản lý giáo dục, các ban, ngành, đoàn thể liên quan, cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc sử dụng các di tích lịch sử cách mạng địa phương nói chung và và di tích lịch sử cách mạng ở Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng vào dạy học lịch sử, coi đó là việc làm cần thiết trong việc giáo dục truyền thống cho học sinh.

°Hai là: Các nhà quản lý giáo dục đặc biệt là Ban Giám Hiệu của các trường THPT nói chung và của Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng cần tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thời gian để giáo viên lịch sử phát huy hết năng lực chuyên môn, sự sáng tạo của mình không chỉ trong việc dạy bài nội khóa mà cả hoạt động ngoại khóa lịch sử; giáo viên lịch sử phải là người tham gia cố vấn cho toàn bộ các hoạt động, các kế hoạch nhà trường đề ra liên quan đến giáo dục

Một phần của tài liệu Sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường THPT thành phố hồ chí minh (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w