Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sửcách mạng địa

Một phần của tài liệu Sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường THPT thành phố hồ chí minh (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 32 - 40)

phương trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung, ở TPHCM nói riêng.

* Vai trò:

Lịch sử quá khứ phản ảnh tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Nghiên cứu và dạy học lịch sử cần phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau, nhưng phải chọn lọc những tài liệu sự kiện cần thiết cho việc phân tích, đánh giá, những tài liệu sự kiện tương đối đầy đủ, chính xác.Các di tích lịch sử nói chung, di tích lịch sử cách mạng nói riêng là dấu ấn, là bằng chứng về truyền thống lịch sử - văn hóa của quốc gia, dân tộc và từng địa phương qua nhiều thế hệ, gắn với sự phát triển của xã hội, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Thông qua các di tích, con người ngày nay có thể hiểu biết về quá khứ. Đó còn là chiếc cầu nối giúp cho các dân tộc có thể giao lưu văn hóa và hiểu biết lẫn nhau.

Như vậy, những di tích lịch sử nói chung, ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là một phương tiện trực quan vô giá trong dạy học lịch sử, vì những di tích lịch sử đó được hình thành trong quá trình khai phá, xây dựng, đấu tranh của các lớp cư dân qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Di tích lịch sử cách mạng còn là một nguồn kiến thức lịch sử quý hiếm cần khai thác trong dạy học lịch sử. Vì bản thân mỗi di tích lịch sử chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó, giá trị văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ ở rất nhiều dạng khác nhau như: lễ hội, nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống…Yếu tố vật thể thì có thể được hiểu thông qua những vật thể như phần kiến trúc, các di vật gắn với kiến trúc đó, ví dụ như tượng thờ, đồ vật thờ cúng...

Trong dạy học lịch sử ở trường THPT, giáo viên cần sử dụng một cách sáng tạo sơ đồ Đairi, nghĩa là phải có những phần không được trình bày trong SGK, nhưng cần thiết phải có trong bài giảng của giáo viên. Tài liệu về di tích lịch sử cách mạng tại địa phương sẽ giúp học sinh hiểu sâu về sự kiện lịch sử, góp phần phát triển kỹ năng tư duy độc lập sáng tạo, bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng, thẫm mỹ, lòng yêu quý, gắn bó và nghĩa vụ của các em đối với quê hương, đất nước.

* Với những giá trị quan trọng như trên, việc tìm hiểu, sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung, Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng có ý nghĩa về cả 3 mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh.

- Về mặt giáo dưỡng:

Cho đến nay, tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã có 86 di tích được xếp hạng. Tính đến hết tháng 9/2006, thành phố có 54 di tích quốc gia, trong đó 26 là di tích lịch sử, 26 là di tích kiến trúc nghệ thuật, 2 di tích khảo cổ và 32 di tích cấp thành phố, trong đó 16 là di tích lịch sử, 16 là di tích kiến trúc nghệ thuật [30].

Việc hiểu biết về di tích lịch sử cách mạng địa phương ở Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ góp phần tạo điều kiện cho di tích phát huy những giá trị vốn có của nó trên nhiều phương diện, mang lại những ý nghĩa và hiệu quả thiết thực về mặt văn hóa – xã hội, kinh tế và khoa học.

Vì trong dạy học lịch sử, không có những thí nghiệm, mô hình diễn tả lại toàn bộ các sự kiện lịch sử như nó đã diễn ra. Việc nhận thức lịch sử của học sinh được xây dựng trên cơ sở các sự kiện lịch sử. Sự kiện càng đầy đủ, cụ thể, chính xác thì các khái niệm, quy luật, bài học lịch sử càng được hình thành đầy đủ, phong phú bấy nhiêu. “Nguồn di tích lịch sử với những loại hình phong phú, sinh động là cơ sở cho việc tạo biểu tượng để học sinh hiểu sâu sắc hơn các sự kiện, hiện tượng lịch sử, làm cho các em lĩnh hội dễ dàng những khái niệm phức tạp, những kết luận, những khái quát khoa học ở bài học lịch sử dân tộc” [23].

Trong dạy học lịch sử, biểu tượng lịch sử có vai trò quan trọng. Đó là những hình ảnh về các sự kiện, nhân vật lịch sử được hình thành trong óc học sinh với những nét khái quát nhất, điển hình nhất, là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử. Để học sinh có những biểu tượng lịch sử cụ thể, sinh động thì vai trò của đồ dùng trực quan, tài liệu lịch sử có ý nghĩa quan trọng

Di tích lịch sử cách mạng tại địa phương là một phương tiện quan trọng để góp phần tạo biểu tượng cho học sinh, được xem là “cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại. [25]. Với tính chất là những vật thật, minh chứng của lịch sử, các di tích lịch sử cách mạng là cơ sở để học sinh khôi phục lại quá khứ, bổ sung những kiến thức về quá khứ đã được xây dựng trong những giờ học trên lớp hay những buổi tự học, tự nghiên cứu tài liệu, làm cơ sở cho việc hình thành những biểu tượng cụ thể, chính xác về các sự kiện lịch sử trong quá khứ.

Ví dụ như tham quan học tập di tích địa đạo Củ Chi, trực tiếp đi vào lòng địa đạo, quan sát các hầm ngầm, các di vật lịch sử của các chiến sĩ du kích Củ Chi, những hố chông của du kích Củ Chi đào v…v... Tất cả các di vật đó giúp các em hình dung được cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân ta, cùng những khó khăn gian khổ trong chiến đấu mà các chiến sĩ ta đã phải vượt qua vì hòa bình, độc lập cho tổ quốc, bổ sung những gì các em đã được học tập ở trường, hoặc đọc qua sách báo.

Như vậy về mặt lý luận có thể khẳng định, việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có ý nghĩa về mặt giáo dưỡng là:

- Cụ thể hóa những sự kiện, nhân vật lịch sử bằng những sự vật có thật, điều mà SGK, bài giảng trên lớp không có điều kiện thực hiện.

- Bổ sung, khắc sâu hơn những tri thức lịch sử.

- Góp phần quan trọng trong việc hình thành những biểu tượng lịch sử cụ thể, chính xác, làm cơ sở cho việc hình thành khái niệm lịch sử. Học sinh không chỉ nhớ chính xác mà còn hiểu đúng bản chất của sự kiện lịch sử.

- Về mặt giáo dục:

Chức năng giáo dục đạo đức cho học sinh vốn là lợi thế của môn lịch sử lại ít được chú ý khai thác. Thường trong các bài giảng, việc rút ra các bài học lịch sử, liên hệ thực tế được tiến hành một cách vụng về, khô cứng, ít hiệu quả. Điều đó chứng tỏ cần phải từng bước cải tiến nội dung chương trình và phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng toàn diện bộ môn lịch sử, kết hợp giữa nhà trường và xã hội, trong đó có việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương vào dạy học lịch sử.

Sử dụng các di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử có ý nghĩa lớn đối với việc giáo dục truyền thống, đạo đức cho học sinh THPT, nhằm “bồi dưỡng hế hệ cách mạng cho đời sau”, có giá trị giáo dục cao về tình yêu lao động, sáng tạo, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì quốc gia, dân tộc, tinh thần phấn đấu vươn lên vì tương lai của Tổ quốc qua nhiều thế hệ. Nên việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử ở các trường THPT ở Thành Phố Hồ Chí Minh có tác dụng bồi dưỡng tình yêu đối với mảnh đất sinh ra các em, tự hào về những đóng góp của quê hương mình trong tiến trình phát triển chung của lịch sử dân tộc.

Khi học sinh tự hào về những di tích lịch sử cách mạng địa phương, các em sẽ có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa – lịch sử của Thành Phố Hồ Chí Minh – nơi các em sinh sống, từ đó, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, với quê hương đất nước. Vì lòng yêu nước bắt nguồn từ những gì gần gũi, gắn bó thân thương nhất, nơi mỗi người chúng ta sinh ra và trưởng thành, trong đó có di tích lịch sử cách mạng địa phương. Địa đạo Củ Chi, căn cứ Rừng Sác Cần Giờ, địa đạo Phú Thọ Hòa, hay những căn hầm chứa vũ khí chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968…những di tích ấy sẽ khơi dậy cho học sinh niềm tự hào về truyên thống anh hùng bất khuất của dân tộc, mà đỉnh cao là chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Học sinh sẽ thấy, truyền thống yêu nước của dân tộc kết tinh thành sức mạnh, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

Các di tích lịch sử cách mạng địa phương giáo dục cho học sinh lòng kính yêu, khâm phục và biết ơn các anh hùng dân tộc, các chiến sĩ cách mạng đã có công trong cuộc đấu tranh giữ nước, nhất là các đình, chùa, bia đá, đền thờ, các nghĩa trang liệt sĩ… Những di tích này nhắc nhở học sinh rằng, để có được hòa bình như ngày hôm nay là nhờ sự hy sinh, công lao to lớn của các chiến sĩ cách mạng, những anh hùng dân tộc, những con người tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng. Ngày xuân, ngày lễ, học sinh đến thắp một nén hương là bày tỏ lòng tưởng nhớ, ghi ơn đối với những người có công với quê hương, đất nước, hay công tác chăm sóc, bảo vệ tại nhà truyền thống, bia tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ cũng có ý nghĩa đặc biệt khi giáo dục các em lòng biết ơn sâu sắc các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Các di tích lịch sử cách mạng địa phương góp phần giáo dục cho học sinh THPT tính chân, thiện, mỹ.

Trong hệ thống di tích lịch sử cách mạng địa phương nói chung và ở Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng, có không ít các công trình kiến trúc nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, nhà thờ…đóng vai trò quan trọng

trong đời sống tâm linh của cộng đồng (như chùa Xá Lợi, chùa Ấn Quang, Tịnh xá Ngọc Phương…) Đó cũng là trung tâm của các ngày lễ, như lễ Phật, lễ Thánh, lễ tổ tiên, lễ quốc tổ…Học sinh tới tham dự các lễ hội trên không phải chỉ vì yếu tố tâm linh cầu thánh thần phù hộ, ban phúc lộc mà còn để tu dưỡng những đạo lý tốt đẹp của cuộc sống, như biết đứng về cái thiện, đấu tranh loại bỏ điều ác. Đến với các di tích lịch sử này, các em được giao lưu, bồi dưỡng tinh thần, ý thức cộng đồng, bè bạn, đoàn kết, yêu thương, chia ngọt xẻ bùi, giáo dục cho học sinh những thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam đã được hình thành, đúc kết từ ngàn xưa. Ngoài ra, những di tích này còn cung cấp cho học sinh những kiến thức về kỹ thuật kiến trúc, tính chất tôn giáo của xã hội có liên quan đến di tích, đồng thời, trao dồi các em ý thức gìn giữ cảnh quan môi trường xung quanh các ngôi chùa, đền thờ đã rất quen thuộc trên địa bàn dân cư của các em.

Một ý nghĩa giáo dục quan trọng khác của việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương trong dạy học lịch sử ở trường THPT là giáo dục cho học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ các di sản lịch sử - văn hóa của dân tộc. Tình trạng xuống cấp của các di tích lịch sử cách mạng địa phương đòi hỏi các ngành, các cấp, mọi người tăng cường ý thức gìn giữ, bảo vệ, tôn tạo các di tích ấy của dân tộc. Học sinh THPT là một lực lượng đông đảo, được trang bị những kiến thức lịch sử, văn hóa nhất định. Vận dụng những kiến thức đó để tìm hiểu, nghiên cứu nội dung lịch sử, văn hóa hàm chứa trong mỗi di tích sẽ tạo ra một môi trường tốt nhất để bảo vệ di tích lịch sử cách mạng. Chính các em là lực lượng đông đảo có tri thức lịch sử, có nhu cầu sử dụng di tích lịch sử cách mạng, sẽ là lực lượng bảo vệ, phát huy giá trị của di tích hiệu quả nhất. Việc vệ sinh xung quanh di tích, bảo vệ cây xanh, trồng cây xanh, sưu tầm di vật, tài liệu về di tích, lập hồ sơ di tích…sẽ góp phần bảo vệ, tôn tạo cảnh quan di tích ngày càng sạch đẹp, tránh việc tiêm nhiễm những hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội và tuyên truyền mọi người thực hiện,

xây dựng nếp sống hiện đại, văn minh ngay tại di tích lịch sử cách mạng địa phương.

- Về mặt kỹ năng:

Các nhà lý luận dạy học, các nhà sư phạm đều khẳng định phương pháp dạy học tiên tiến hiện nay là phương pháp dạy học theo hướng tối ưu các hoạt động nhận thức, phát huy tính độc lập, trí thông minh của học sinh.

“Người học không học thụ động, chỉ nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức mà học tích cực bằng hoạt động và thông qua hoạt động nhận thức của mình. Người học không phải được đặt trước bài giảng, kiến thức có sẵn mà đặt trước “tình huống” có vấn đề cụ thể để giải quyết. Người học tự lực tìm hiểu, phân tích, tập xử lý tình huống, giải quyết vấn đề để tự mình khám phá cái chưa biết, tự tìm ra kiến thức, chân lý” [5]. Để nâng cao chất lượng bộ môn hiện nay, việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh là cấp thiết. Việc sử dụng các di tích lịch sử cách mạng tại địa phương trong dạy học lịch sử là một trong các giải pháp quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các di tích lịch sử là nguồn di sản văn hóa, nguồn tư liệu gốc về tri thức khoa học trên nhiều lĩnh vực như: tri thức dân gian, tri thức về khoa học- kỹ thuật trong xây dựng, nghề thủ công truyền thống, y dược cổ truyền, văn hóa ẩm thực…Còn các chiến tích lịch sử là kết quả của việc vận dụng tri thức khoa học về quân sự qua việc vận dụng kỹ thuật, chiến thuật phù hợp với từng cuộc chiến đấu trong từng hoàn cảnh cụ thể. Sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương vào dạy học lịch sử trước hết, rèn cho học sinh óc quan sát, trí tưởng tượng. Bởi vì những dấu vết, hiện vật còn lại tại di tích là những mảng của quá khứ. Khi tri giác, đòi hỏi các em phải phát huy trí tưởng tượng để tạo biểu tượng, sau đó, sử dụng các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh… để tìm ra bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Ví dụ: Khi đưa học sinh đến học tập tại di tích căn cứ Rừng Sác-Cần Giờ, quan sát và nghe giới thiệu về địa hình hiểm trở nơi đây, với rừng rậm, sông suối, dân cư xung quanh dù thưa thớt nhưng giàu lòng yêu nước, thường xuyên che chở, đùm bọc các chiến sĩ cách mạng…, các em sẽ hiểu vì sao nhân dân ta chọn nơi đây làm căn cứ và làm bàn đạp tiến công địch, phía Mỹ- Ngụy cũng coi đây là “đặc khu”, tập trung lực lượng mạnh để “bình định”. Được tận mắt thấy những hầm trú ẩn, những vật dụng của các chiến sĩ đoàn 10-Đặc công Rừng Sác, được nhìn và nghe kể về những chiến công của các chiến sĩ, những khó khăn trong cuộc chiến đấu gian khổ, các em sẽ có thêm những kiến thức về “chiến tranh cục bộ”, về thân thế, thành tích của các chiến sĩ Đoàn 10-Đặc công Rừng Sác mà bài học trên lớp không có điều kiện cung cấp. Từ đó, các em đặt ra và tìm cách giải quyết nhiều vấn đề khoa học địa lý,

Một phần của tài liệu Sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường THPT thành phố hồ chí minh (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 32 - 40)