V IT NAM GIAI ON 1954 – 1975 CÁC TR Ệ ĐẠ Ở ƯỜNG THPT
3.1.3 Biện pháp lựa chọn phải phát huy tính chủ động, tích cực của học
sinh trong học tập lịch sử.
Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong dạy học là một nguyên tắc của lý luận dạy học, là một biện pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, theo phương châm và mục tiêu mà Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp Hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 2 - khóa VIII đã vạch ra. Nên việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 cần lưu ý các vấn đề sau:
- Giáo viên phải đặt học sinh vào tình huống có vấn đề để học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu di tích, trên cơ sở đó vận dụng để hiểu sâu sắc sự kiện lịch sử đang học. Giáo viên phải gợi mở, hướng dẫn học sinh quan sát, thảo luận, đồng thời giải đáp thắc mắc cho các em.
Ví dụ: Khi dạy học bài 21-V-2: “Miền nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”của Mỹ”, sau khi trình bày quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên cả 3 vùng chiến lược “rừng núi, nông thôn đồng bằng, và đô thị” trên cả 3 mũi “chính trị, quân sự, binh vận”, giáo viên cần đặt câu hỏi:
+ Tại sao phải phối hợp đánh giặc trên cả 3 vùng chiến lược?
+ Tại sao phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân, tăng ni phật tử tại các đô thị lại đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm?
- Khai thác tính trực quan của di tích lịch sử nhằm đánh thức và duy trì hứng thú học tập của học sinh, kết hợp biện pháp kể chuyện, miêu tả sinh động.
Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh học tập tại di tích Địa đạo Củ Chi, giáo viên hướng dẫn các em quan sát các tầng hầm trong khu địa đạo, từ hầm trung tâm dành cho các lãnh đạo cao cấp, hầm ngầm văn phòng, đến hầm sinh hoạt hội họp, lỗ thông hơi, hệ thống giao thông hào, ụ chiến đấu, hầm chông....v…v nhằm thực hiện chiến tranh du kích, kết hợp các câu chuyện về những khó khăn khi đào địa đạo, những trận càn của giặc bằng máy bay B52 làm nhiều đoạn địa đạo bị sụp, xóa nhiều chốt quan sát và miệng hầm nhưng các chiến sĩ ta vẫn kiên cường chiến đấu, đánh bại sư đoàn Anh Cả Đỏ, gây thiệt hại nặng cho sư đoàn Tia Chớp của giặc v…v….Việc quan sát trực quan địa đạo, các hiện vật tại di tích, kết hợp với lời kể chuyện, giải thích của giáo viên sẽ tạo cho học sinh những biểu tượng cụ thể, gây hứng thú học tập cho các em.
- Việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử còn có tác dụng phát huy những kỹ năng, thao tác tư duy lịch sử trong nhận thức quá khứ nhiều hơn giờ học trên lớp như quan sát, nhận xét, giải thích, liên hệ…
- Để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh khi sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử, giáo viên cần hướng dẫn các
em rèn luyện những kỹ năng thực hành bộ môn, tiến hành một cách độc lập các bài tập nhận thức như: miêu tả, kể chuyện những sự tích liên quan đến di tích, phân tích, đánh giá các nhân vật liên quan đến di tích, hoặc hướng dẫn học sinh thực hành các bài tập như chụp ảnh, vẽ bản đồ, viết thu hoạch về ý nghĩa của di tích, sưu tầm, chỉnh lý tài liệu, hiện vật, lập hồ sơ di tích…v… v…Ngoài ra, công tác công ích xã hội, giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử cách mạng cũng là bài tập thực hành có ý nghĩa giáo dục lớn đối với học sinh giúp các em chủ động chiếm lĩnh tri thức.
- Trong dạy học nói chung, không có phương pháp nào là vạn năng. Yêu cầu phối hợp linh hoạt các biện pháp, các phương pháp dạy học khác nhau trong việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử là cần thiết. Và vai trò của người giáo viên không hề giảm đi mà ngày càng nâng cao. Để làm được điều này, người giáo viên không chỉ cần có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn cần có các tri thức về văn hóa, nghệ thuật liên quan đến di tích, không chỉ thành thạo các kỹ năng lên lớp bình thường mà cần có khả năng tổ chức như một hướng dẫn viên du lịch di tích lịch sử cách mạng. Như thế sẽ góp phần làm phong phú, đa dạng trong bài học lịch sử, tránh được sự nhàm chán, lối “học tủ”, “học vẹt” bị động của học sinh, đồng thời, kích thích được hứng thú trong học tập bộ môn lịch sử của học sinh.