Bài nội khoá

Một phần của tài liệu Sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường THPT thành phố hồ chí minh (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 94)

V IT NAM GIAI ON 1954 – 1975 CÁC TR Ệ ĐẠ Ở ƯỜNG THPT

3.2.1Bài nội khoá

3.2.1.1 Sử dụng tranh ảnh và các tư liệu về di tích lịch sử cách mạng địa phương để cụ thể hóa kiến thức cơ bản của bài học.

Đây là một biện pháp khá phổ biến được các giáo viên sử dụng trong giờ nội khóa trên lớp. Do điều kiện cụ thể của từng địa phương, không phải lúc nào cũng có thể đưa học sinh đến học tập tại di tích lịch sử cách mạng, nên giáo viên cần sử dụng nhiều loại đồ dùng trực quan để tạo sự sinh động, hấp dẫn của bài giảng. Ngoài các kênh hình có sẵn trong SGK, thì việc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử dân tộc là cần thiết. Song, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sưu tầm được tranh ảnh, tư liệu về di tích lịch sử cách mạng địa phương một cách tốt nhất, hiệu quả nhất?

Theo chúng tôi, có thể tiến hành bằng những biện pháp sau:

- Thứ nhất: Nhà trường tạo điều kiện về thời gian và vật chất để giáo viên có thể đến sưu tầm tư liệu, tranh ảnh tại di tích lịch sử cách mạng. Giáo viên nghiên cứu kỹ bài học trong SGK, liệt kê các di tích lịch sử cách mạng cần thiết phục vụ cho việc dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn 1954-1975. Khi đến di tích, giáo viên xác định những tư liệu, hiện vật cần thiết, phù hợp với nội dung giảng dạy, nhờ cán bộ hướng dẫn tại di tích giúp đỡ để tìm hiểu sâu hơn. Với ý thức sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về di tích lịch sử cách mạng địa phương để phục vụ cho bài giảng, giáo viên sẽ làm giàu hơn vốn kiến thức và đồ dùng dạy học của mình, góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

Ví dụ: Khi dạy học bài 21 – Mục I “Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương”, giáo viên cho học sinh xem kênh hình cầu Hiền Lương vào năm 1954 chia cắt nước ta làm 2 miền, sau đó đặt vấn đề cho học sinh liên hệ kiến thức về việc Mỹ thay thế Pháp, dựng nên chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam nhằm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ. Chính vì điều đó nhân dân ta quyết tâm chiến đấu thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc.

Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh kết hợp tư liệu liên quan về di tích “Trụ sở phái đoàn liên lạc bộ tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam”- cung cấp cho học sinh biết nhiệm vụ, vai trò của phái đoàn này trong việc giám sát việc thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ ở miền Nam và những việc làm của chính quyền Sài Gòn nhằm phá hoại hiệp định. Với biện pháp này, giáo viên đã làm nổi bật trọng tâm của mục I, đặt vấn đề chuyển trọng tâm sang ý sau, đó là nhân dân ta quyết tâm tiếp tục làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước.

Cũng ở bài 21-Mục III. 1. “Đấu tranh chống đế quốc Mỹ- Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959) và mục V. 2 “Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, giáo viên có thể khai thác các bức ảnh liên quan đến phong trào đấu tranh chính trị, “phong trào hòa bình”chống chính quyền Mỹ-Diệm ở miền Nam của các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên, tăng ni Phật tử tại các đô thị như Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn-Chợ Lớn, như các bức ảnh tư liệu về các cuộc mitting, biểu tình, ảnh các mẫu truyền đơn, biểu ngữ được rải trong các các cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng-diệt cộng” của chính quyền Mỹ-Diệm (kênh hình trong SGK lịch sử 12 và trên trang web: www.youtube.com)

Đồng thời, giáo viên kết hợp sử dụng tư liệu về các di tích lịch sử cách mạng địa phương như: tư liệu về di tích Cơ sở in ấn của hội ủng hộ Vệ Quốc Đoàn tại Sài Gòn, tịnh xá Ngọc Phương-quận Gò Vấp, chùa Xá Lợi-quận 3, Chùa Ấn Quang-quận 10. Với các tư liệu và hình ảnh liên quan trên, giáo viên đã giúp học sinh gắn kết được sự kiện lịch sử trong SGK với di tích lịch sử cách mạng địa phương, tạo được hứng thú khi học bài này, kích thích trí tò mò, khám phá của học sinh, bởi vì những di tích này nằm ngay trong khu dân cư, là những địa điểm khá quen thuộc với học sinh thành phố, nhất là học sinh trong nội thành.

- Thứ hai: giáo viên tổ chức cho học sinh sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các di tích lịch sử cách mạng có liên quan đến những biến cố, sự kiện lịch sử diễn ra ở Thành Phố Hồ Chí Minh, như phong trào học sinh, sinh viên, cuộc đấu tranh của các tăng ni Phật tử chống chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, cuộc tổng tấn công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử…Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong số những địa phương có rất nhiều di tích lịch sử cách mạng phản ảnh các thời kỳ lịch sử dân tộc, nên sẽ rất thuận lợi cho giáo viên sử dụng biện pháp này.

Ví dụ: Trước khi dạy bài 21: - Mục V-1: “Chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam”, giáo viên cho học sinh sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các trang thiết bị Mỹ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, nhằm làm rõ âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong việc bình định miền Nam trong vòng 18 tháng theo kế hoạch Xtalay- Taylo. Qua đó, học sinh phần nào hiểu được tính chất ác liệt của chiến tranh, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, căm thù quân xâm lược và thêm khâm phục, tự hào tinh thần chiến đấu cùng những hy sinh của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến gìn giữ độc lập, tự do dân tộc.

Sau khi sưu tầm xong, giáo viên tiến hành phân loại tư liệu, sắp xếp các tư liệu theo những đơn vị kiến thức phù hợp, làm thành hồ sơ tư liệu.

Tuy nhiên, khi sử dụng, giáo viên lưu ý phải chọn lọc những tư liệu, hình ảnh điển hình nhất, cần thiết nhất để tránh việc đưa quá nhiều tư liệu, hình ảnh làm loãng nội dung cơ bản của bài học, không phát huy được vai trò của đồ dùng trực quan.

Như vậy ta thấy, đồ dùng trực quan nói chung và tranh ảnh, tư liệu nói riêng trong dạy học lịch sử được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau là một nguồn tri thức cung cấp cho học sinh, đồng thời còn là phương tiện để cụ thể hóa sự kiện, giải thích sự kiện, hiện tượng lịch sử nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh.

3.2.1.2 Sử dụng các đoạn phim tư liệu, phim video về di tích lịch sử cách mạng địa phương để tạo biểu tượng về các sự kiện-hiện tượng lịch sử cho bài học.

Dạy học là một quá trình truyền thông tin. Các phương tiện dạy học sẽ giúp việc truyền thông tin, thu nhận và xử lý thông tin giữa giáo viên và học sinh. Trong dạy học hiện nay, các phương tiện dạy học hiện đại có ý nghĩa hết sức quan trọng để tạo sự hấp dẫn cho học sinh, đem lại hứng thú tham gia tìm hiểu bài học trên lớp. Các đoạn phim tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, radio, cùng với máy chiếu, đèn chiếu, phần mềm powerpoint….tất cả đều có vai trò lớn trong việc đảm bảo tính trực quan và tạo biểu tượng chân thực cho học sinh.

Các phim tư liệu về di tích lịch sử cách mạng địa phương phong phú về nội dung, cộng với hiệu ứng của những hình ảnh, âm thanh sinh động sẽ tác động vào giác quan của học sinh, cung cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn. Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh… của phim sẽ tạo cho học sinh biểu tượng sinh động về quá khứ, làm cho các em như sống cùng với thời khắc lịch sử ấy.

Trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, giáo viên có thể khai thác các đoạn phim tư liệu trên các trang web về tài liệu dạy học của Bộ giáo dục-đào tạo (ví dụ như trang www.youtube.com, trang vi.wikipedia.org, hay trang thư viện trực tuyến violet.vn) như: đoạn video clip về sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn kết hợp với clip nói về di tích lịch sử Chùa Xá Lợi ở quận 3 do giáo viên tự sưu tầm; phim tư liệu về cuộc tổng tấn công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 và những đoạn phim giáo viên sưu tầm được tại các di tích lịch sử cách mạng nói về Sở chỉ huy tiền phương phân khu 6, cơ sở giấu vũ khí đánh dinh Độc Lập; các đĩa phim tư liệu đã được biên tập và chọn lọc có bày bán ngay tại các di tích lịch sử như tại di tích Củ Chi, Rừng Sác Cần Giờ, Dinh Độc Lập…nội dung liên quan đến các cuộc hành quân “tìm diệt và bình định”, rải chất độc da cam của

Mỹ ở miền Nam…Sau khi sưu tầm, chọn lọc, giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc với các đoạn phim tư liệu đó để xác định nội dung lịch sử cần khai thác. Sau đó giáo viên nêu câu hỏi gợi mở và gợi ý cho học sinh về nội dung các đoạn phim. Học sinh trả lời bằng việc trình bày kết quả sau khi đã xem, quan sát, trao đổi và bổ sung lẫn nhau.

Cuối cùng giáo viên nhận xét, bổ sung những nội dung mà học sinh trả lời, trên cơ sở đó chốt lại kiến thức lịch sử mà đoạn phim thể hiện.

Ví dụ: Khi dạy bài 22 – Mục I – 2. Chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, để học sinh hình dung được các cuộc hành quân thả bom càn quét của Mỹ nhằm “tìm diệt” và “bình định” trên khắp chiến trường miền nam, nhất là khu vực Củ Chi, Cần Giờ, nhằm đánh bại chủ lực quân giải phóng, thay cho phần trình bày, tường thuật, miêu tả, giáo viên sử dụng đoạn phim về di tích Củ Chi và nêu câu hỏi:

+ Những cuộc càn quét của Mỹ vào mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 chủ yếu bằng những phương tiện chiến tranh gì? Đánh vào những hướng nào?

+ Phương án tác chiến của ta thể hiện như thế nào?

+ Kết quả thu được sau 2 mùa khô của nhân dân ta trên khắp chiến trường miền nam như thế nào? Có ý nghĩa gì?

+ Em hãy giải thích tại sao vùng đất Củ Chi lại được mệnh danh là “đất thép thành đồng”.

Sau khi cho học sinh xem phim, giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét, bổ sung trả lời các câu hỏi để làm rõ tính chất ác liệt của chiến tranh cùng những âm mưu, thủ đoạn của Mỹ đối với chiến trường miền nam nhằm cứu quân đội Sài Gòn khỏi bị sụp đổ, và tiếp tục thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa thực dân mới ở miền nam Việt Nam (giáo viên kết hợp cho học sinh xem biểu đồ số quân ở miền nam Việt Nam của Mỹ từ 1965-1973) (SGV lớp 12 - trang 188), đồng thời, cũng giúp học sinh hiểu rõ việc quân dân miền Nam đã thực hiện phương thức tác chiến đánh địch trên mọi hướng và khắp mọi nơi, nhờ đó đã làm thất bại âm mưu của địch.

Tiếp theo, giáo viên có thể lập bảng thống kê những thiệt hại về quân sự của Mỹ ở 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 để học sinh xem và phân tích. Song song, giáo viên tiếp tục dựa vào tài liệu di tích để trình bày các thành tích mà du kích Củ Chi đạt được trong những năm 1965, 1966, 1967 và những chiến công của Đoàn 10 đặc khu Rừng Sác để học sinh có thể liên hệ kiến thức của bài với các sự kiện tại di tích địa đạo Củ Chi, căn cứ Rừng Sác, từ đó học sinh sẽ thêm tự hào về tinh thần chiến đấu quả cảm của cha anh, tăng thêm lòng biết ơn, khâm phục các thế hệ đi trước, phát triển ý thức giữ gìn độc lập-tự do mà cha anh đã đổ biết bao xương máu mới có được như ngày nay.

Như vậy ta thấy, trong việc khai thác các đoạn phim tư liệu về di tích lịch sử cách mạng địa phương, để khai thác có hiệu quả, đỏi hỏi người giáo viên ngoài nắm vững chuyên môn cần phải có trình độ nhất định về vi tính, phải biết chọn lọc những thước phim cần thiết, đáng tin cậy, sát với nội dung kiến thức và thời gian của bài học, phải gắn kết được sự kiện trong SGK đề cập với các sự kiện diễn ra tại di tích trong cùng một thời điểm, hoàn cảnh về không gian và thời gian. Có như vậy, giáo viên mới có thể khai thác thành công, ứng dụng có hiệu quả tài liệu phim video, phim tư liệu về di tích lịch sử cách mạng địa phương trong việc tiến hành bài học lịch sử trên lớp, tránh được sự lạm dụng công nghệ thông tin, sự trình chiếu tràn lan, mất thời gian mà không làm rõ được nội dung chính của bài.

3.2.1.3 Ra bài tập và hướng dẫn học sinh viết bài tìm hiểu về di tích lịch sử cách mạng địa phương để hiểu sâu hơn bài học.

Khi ra bài tập kiểm tra, đánh giá, sẽ góp phần phát triển năng lực nhận thức của học sinh như các thao tác tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp- và chất lượng của tư duy: nhanh-sâu-độc lập-sáng tạo [43, tr.216]

Có nhiều loại bài tập lịch sử, đây là một loại bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã biết để phát triển năng lực tự học. Sử dụng loại bài tập này,

giúp giáo viên biết được khả năng của học sinh: trình độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống, các tri thức lịch sử đã tác động đến tư tưởng, tình cảm, và nhân cách các em thế nào, việc “học đi đôi với hành” đạt được những hiệu quả gì?...v…v… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở trường học, người giáo viên có vai trò tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức khoa học. Giáo viên có thể lập các nhóm học tập, gợi ý, trao đổi, thảo luận cùng các em để giúp các em nảy sinh những sáng kiến và phát triển lòng yêu thích môn học. Bên cạnh đó, giáo viên ra những câu hỏi bài tập, hoặc đặt ra những vấn đề nhằm kích thích sự hứng thú tìm tòi khám phá lịch sử của học sinh.

Ví dụ: Trước khi dạy bài 21 - Mục V - 2. “Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, giáo viên đưa ra bài tập yêu cầu học sinh về nhà làm:

+ Hãy tìm hiểu những di tích lịch sử cách mạng ở Thành Phố Hồ Chí Minh liên quan đến cuộc đấu tranh chống “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ diễn ra ở Sài Gòn-Gia Định.

+ Phát biểu suy nghĩ của em về hành động của hòa thượng Thích Quảng Đức. Đến giờ học, khi nghiên cứu đến mục này, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày ngắn gọn kết quả mà các em tìm hiểu, hướng dẫn học sinh trao đổi. Cuối cùng, giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. Kết hợp với chốt kiến thức, giáo viên giới thiệu những hình ảnh về các cuộc mitting, biểu tình của học sinh, sinh viên, tăng ni phật tử, trình bày sự đóng góp không nhỏ của các tín đồ Phật giáo của chùa Xá Lợi, tịnh xá Ngọc Phương trên mặt trận chính trị, và đặc biệt, giáo viên cho học sinh xem đoạn video clip sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu và được quàn tại chùa Xá Lợi.

Với biện pháp này, giáo viên đã đặt ra vấn đề để học sinh tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử. Qua đó, học sinh hiểu sâu hơn hình thức đấu tranh của cách mạng miền nam lúc này, đó là việc sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu

tranh vũ trang, điều này đã đẩy nhanh sự khủng hoảng của chính quyền Sài

Một phần của tài liệu Sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường THPT thành phố hồ chí minh (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 94)