Sử dụng di tích lịch sửcách mạng địa phương để tổ chức các hoạt

Một phần của tài liệu Sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường THPT thành phố hồ chí minh (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 110)

V IT NAM GIAI ON 1954 – 1975 CÁC TR Ệ ĐẠ Ở ƯỜNG THPT

3.2.2 Sử dụng di tích lịch sửcách mạng địa phương để tổ chức các hoạt

động ngoại khóa lịch sử.

Cùng với bài nội khóa, hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng đối với dạy học lịch sử dân tộc. Hoạt động ngoại khóa góp phần bồi dưỡng, làm sâu sắc, phong phú toàn diện tri thức lịch sử mà học sinh thu nhận trên lớp. Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động này là điều kiện thuận lợi để giáo dục các em thế giới quan khoa học, giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng, tạo cho các em ý thức trách nhiệm trong việc tìm hiểu, bảo vệ các di tích lịch sử cách mạng, qua đó, giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước, góp phần phát triển năng lực nhận thức, năng lực thực hành…

Với ý nghĩa to lớn đó, việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương vào hoạt động ngoại khóa là cần thiết. Có thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như: đọc sách, kể chuyện, dạ hội lịch sử, thảo luận, tham quan, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, tham gia công tác công ích xã hội...v…v… Do vậy, nội dung của những biện pháp sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa

phương trong các hình thức này cũng khác nhau. Song cần chú ý các yêu cầu sau:

- Sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương vào các hoạt động ngoại khóa phải góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông, góp phần thực hiện những nhiệm vụ dạy học của bộ môn

- Nội dung các di tích lịch sử cách mạng địa phương lựa chọn sử dụng trong hoạt động ngoại khóa phải phản ánh được những sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương và của dân tộc trong quá khứ, nhằm hoàn thiện kiến thức lịch sử, củng cố niềm tin và kỹ năng trong thực tế cho học sinh

- Sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong hoạt động ngoại khóa có tính giáo dục cao, do vậy giáo viên phải chuẩn bị kỹ, lập chương trình, kế hoạch và lựa chọn nội dung, biện pháp phù hợp cho mỗi hình thức, cho từng đối tượng học sinh, tránh việc phô trương, hình thức.

3.2.2.1 Tổ chức tham quan di tích lịch sử cách mạng trong hoạt động ngoại khóa.

Đây là một hoạt động tự nguyện song cần thiết trong kế hoạch giáo dục truyền thống cho học sinh ở các khối lớp THPT ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Hình thức tham quan ngoại khóa tại di tích lịch sử cách mạng được tổ chức đều đặn hàng năm theo kế hoạch của nhà trường trong nửa ngày hoặc một ngày, đa số là nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm như ngày 22/12, ngày 3/2, ngày 19/5, ngày 30/4…Nên để hoạt động tham quan ngoại khóa tại di tích lịch sử cách mạng địa phương có hiệu quả, giáo viên cần nắm rõ ý nghĩa, tác dụng của hoạt động này:

- Thứ nhất, đây là hình thức tổ chức tham quan di tích lịch sử cách mạng trong hoạt động ngoại khóa, nhằm minh họa, bổ sung tri thức lịch sử đã dược học. Có thể chọn cụm di tích sau làm địa điểm tham quan vì gần trường, có thể tiến hành trong một ngày hoặc nửa ngày:

1. Dinh Độc Lập - Số 135- Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Phường Bến Thành- Quận 1

2. - Địa đạo Phú Mỹ Hưng - Xã Phú Mỹ Hưng

- Địa đạo Bến Đình - Xã Nhuận Đức Huyện Củ Chi - Nghĩa trang liệt sĩ Củ Chi, Đền Bến Dược

3. Căn cứ Rừng Sác-Cần Giờ Huyện Cần Giờ

4. Láng Le-Bàu Cò (bia ghi công, nhà truyền thống) thuộc Xã Tân Nhựt- Huyện Bình Chánh

5. Địa đạo Phú Thọ Hòa Đường Địa Đạo-Phường Phú Thọ Hòa-Quận Tân Phú

- Thứ hai: Việc tổ chức tham quan di tích lịch sử cách mạng địa phương có ý nghĩa nhiều mặt đối với việc nâng cao chất lượng học tập lịch sử của học sinh. Qua buổi tham quan, học sinh sẽ nhớ chính xác, hiểu đúng các sự kiện lịch sử. Các kỹ năng thực hành bộ môn cũng sẽ được rèn luyện nhiều hơn. Ngoài ra, các em còn thể hiện rõ cảm xúc lịch sử khi tham quan các di tích lịch sử cách mạng của quê hương, nâng cao niềm tự hào về quê hương, đất nước.

- Thứ ba: các trường THPT tùy điều kiện của trường mình tổ chức cho học sinh tham quan theo phân phối chương trình. Buổi tham quan chỉ có hiệu quả khi được chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch và phương pháp tiến hành tốt, có sự phối hợp tổ chức của giáo viên và tổ bộ môn sử, đoàn thanh niên, chi đoàn giáo viên, Ban Giám Hiệu, Công đoàn trường, ban quản lý di tích và sự tham gia nhiệt tình của học sinh.

- Thứ tư: Các nhà giáo dục học đã khẳng định ý nghĩa của tham quan nói chung và tham quan di tích lịch sử cách mạng nói riêng và ý nghĩa của nó trong quá trình dạy học. Nó góp phần tạo những biểu tượng cụ thể về những sự kiện lịch sử liên quan. Những gì các em quan sát được trong thời gian tham quan sẽ được sử dụng trong những giờ học lịch sử trên lớp như những tài liệu thực tế, làm cơ sở hình thành các khái niệm lịch sử. Tham quan còn nhằm kiểm

tra, sữa chữa, làm chính xác, cụ thể hóa thêm những tri thức đã học của học sinh.[25]

- Thứ năm: Để buổi tham quan ngoại khóa thu được kết quả sư phạm như mong muốn, giáo viên lịch sử phải có kế hoạch sư phạm đầy đủ, chi tiết về nội dung và hình thức tiến hành, thời gian thực hiện, đề xuất kế hoạch với ban Giám Hiệu nhà trường. Tiếp đó, giáo viên liên hệ trước với ban quản lý di tích lịch sử, gặp gỡ, trao đổi với cán bộ hướng dẫn, trình bày rõ mục đích, yêu cầu của buổi tham quan học tập để cùng phối hợp thực hiện. Vì dù buổi tham quan ngoại khóa không gắn với chương trình bài học lịch sử song vẫn có tác dụng không nhỏ, trực tiếp với việc bổ sung kiến thức lịch sử cho học sinh. Vì vậy trong kế hoạch tham quan, giáo viên cần xác định rõ những hiện vật, tài liệu nào nên tập trung tìm hiểu, để phù hợp với mục đích, yêu cầu đề ra.

Công việc quan trọng kế tiếp là giáo viên phổ biến cho học sinh biết rõ mục đích, yêu cầu của buổi tham quan, những quy định về tổ chức, kỷ luật… v…v…Vì nếu không, sẽ khó quản lý, hướng dẫn một số lượng học sinh quá đông tại di tích.

Yêu cầu quan trọng đối với học sinh khi tham quan học tập ngoại khóa tại di tích lịch sử cách mạng là các em cần ghi chép những số liệu, tài liệu do người thuyết minh cung cấp để thảo luận hoặc viết các bài thu hoạch do giáo viên lịch sử đưa ra và yêu cầu học sinh hoàn thành ở nhà hoặc ngay sau buổi tham quan.

Ví dụ: Một vài câu hỏi có thể đặt cho học sinh trước hoặc sau khi tham quan học tập ngoại khóa:

- Nếu tham quan tại di tích địa đạo Củ Chi thì có thể đặt câu hỏi như sau:

- Qua việc trực tiếp tham quan các tầng hầm và các hiện vật trưng bày tại di tích địa đạo Củ Chi, các em hãy viết một bài trình bày cuộc sống lao động và chiến đấu tại địa đạo của các chiến sĩ du kích Củ Chi năm xưa.

- Nếu tham quan học tập tại di tích dinh Độc lập thì có thể đặt câu hỏi như sau:

- Qua buổi tham quan di tích Dinh Độc Lập, em hãy cho biết Dinh Độc Lập là nơi đã diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với lịch sử dân tộc ta? Em hãy kể tên vài nhân vật lịch sử có liên quan đến quá trình sống, làm việc hoặc chiến đấu tại Dinh mà em biết trong khoản thời gian trước năm 1975.

Vậy ta thấy, việc tham quan ngoại khóa tại di tích lịch sử cách mạng có ý nghĩa rất lớn, vì đa số các di tích tại Thành Phố Hồ Chí Minh đều đã được xếp hạng, và là những địa điểm tham quan du lịch khá nổi tiếng. Nên khi đặt chân đến những địa điểm này, tận mắt thấy các hiện vật lịch sử, được trò chuyện với một số chiến sĩ năm xưa đã từng tham gia chiến đấu chống giặc, nghe kể chuyện về những gian khổ, những mất mát, hy sinh mà các chiến sĩ ấy đã trãi qua…, tất cả những điều đó sẽ khắc ghi trong trí nhớ các em, càng giúp các em hiểu sâu sắc hơn về các di tích lịch sử cách mạng, củng cố niềm tin, lòng tự hào đối với những người có công với quê hương đất nước. Qua đó sẽ giáo dục các em ý thức bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử cách mạng ở địa phương mình, có trách nhiệm phát huy các giá trị của các di tích lịch sử đó. Tất cả những điều này là cơ sở của lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

3.2.2.2 Sưu tầm tài liệu về di tích lịch sử cách mạng địa phương để tổ chức triển lãm, ra báo học tập

Việc sưu tầm, sử dụng tài liệu về di tích lịch sử cách mạng để tổ chức triển lãm, ra báo học tập nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước như ngày thành lập Đảng 3/2, ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4…hoặc các ngày lễ lớn khác như : Kỷ niệm thành lập thành phố Sài Gòn-Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày lễ hội truyền thống của các trường phổ thông…, tất cả các hoạt động này đều phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, nâng cao năng lực nhận thức và hứng thú học tập của các em.

Hoạt động này thường có sự phối hợp chặt chẽ với hoạt động của Đoàn Thanh niên trong các trường THPT. Thông qua kế hoạch hoạt động Đoàn, giáo viên lịch sử có thể đưa ý tưởng của mình, phối hợp với tổ chức Đoàn triển khai với học sinh các khối lớp vào những thời điểm thích hợp, phù hợp với chủ đề hoạt động của Đoàn trong từng tháng.

Ví dụ: Kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam-thống nhất đất nước 30/4, giáo viên lịch sử phối hợp với Đoàn Thanh niên phát động học sinh phong trào tìm hiểu “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ-Ngụy của nhân dân Sài Gòn- Chợ Lớn” thông qua việc tổ chức cho học sinh sưu tầm tài liệu, tranh ảnh hiện vật, làm mô hình di tích, vẽ bản đồ kháng chiến, bản đồ Thành Phố Hồ Chí Minh xưa và nay, hoặc viết báo tường…

Tài liệu về di tích lịch sử cách mạng thì rất nhiều, giáo viên lịch sử phối hợp cùng Bí thư Đoàn trường, trợ lý thanh niên lên kế hoạch phân công các em thực hiện theo chủ đề cụ thể, ví dụ như phân công học sinh các khối lớp thực hiện các chủ đề sau:

Học sinh Khối 10: Sưu tầm tranh ảnh, tiểu sử của các anh hùng, liệt sĩ trong

kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại miền Nam.

Học sinh Khối 11:

+ Lập bảng thống kê các địa điểm, di tích diễn ra các cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn.

+ Sưu tầm các tài liệu thành văn, ảnh hiện vật về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn

Học sinh khối 12: Sưu tầm tranh ảnh về những tội ác mà Mỹ-Ngụy đã gây ra

trong chiến tranh cho nhân dân Việt Nam (ví dụ hình ảnh các nạn nhân chất độc hóa học da cam…)

Sau khi phân công thực hiện, ban tổ chức phải thành lập Hội đồng giám khảo để nhận xét, chấm điểm cho những sản phẩm mà các em học sinh sưu tầm được, công bố giải thưởng và biên tập lại để triển lãm tại sân trường, trên các bản tin trường hay tại phòng truyền thống của trường, xem như đây là một

chủ đề cho hoạt động Đoàn của tháng. Nhóm nào, khối nào thực hiện tốt sẽ được thưởng và cộng điểm thi đua cho khối lớp đó trong đợt tổng kết hoạt động hàng tháng của Đoàn trường thường tổ chức vào thứ hai đầu tuần, hoặc khen thưởng vào các dịp lễ sơ kết, tổng kết.

Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, di tích lịch sử cách mạng rất phong phú, phân bố rải rác khắp các quận, huyện, việc di chuyển và tìm kiếm các địa điểm này không khó, thậm chí rất quen thuộc với các em học sinh. Các bảo tàng cũng rất nhiều, nên việc tổ chức cho học sinh sưu tầm, sử dụng tài liệu về di tích lịch sử cách mạng để triển lãm, làm báo tường… là có khả năng thực hiện, thậm chí học sinh sẽ rất hào hứng tham gia.

3.2.2.3 Tổ chức dạ hội lịch sử cho học sinh tại di tích lịch sử cách mạng địa phương.

Các buổi dạ hội lịch sử thường được diễn ra nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm như ngày thành lập Đảng 3/2, ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, nó cung cấp cho học sinh những miêu tả sống động nhất về hình ảnh trong quá khứ của lịch sử đấu tranh của dân tộc, giúp các em như được sống trong không khí lịch sử hào hùng của một thời oanh liệt.

Thực hiện buổi lễ hay buổi dạ hội lịch sử, tùy điều kiện có thể tiến hành tại di tích lịch sử, nơi có khuôn viên rộng rãi, có thể tiến hành cả ngày hoặc buổi tối nhân một buổi cắm trại lịch sử, hoặc có trường thì tiến hành lễ kỷ niệm ngay tại sân trường. Dù được tiến hành ở đâu, để buổi dạ hội diễn ra một cách có hiệu quả, không bị ảnh hưởng thời gian học tập chính khóa, giáo viên cần có kế hoạch cụ thể, được Ban Giám Hiệu nhà trường duyệt, có sự hưởng ứng của Đoàn thanh niên, sự phối hợp của các ban ngành ở địa phương. Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, rất nhiều trường đã tổ chức các buổi dạ hội ngay tại sân trường vào buổi tối, cũng có trường tổ chức tại di tích lịch sử nhân dịp kết

nạp Đoàn cho học sinh. Học sinh là đối tượng và là lực lượng trung tâm của các buổi lễ đó.

Buổi dạ hội cần có nhiều nội dung hoạt động phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn như: triển lãm, gặp gỡ giao lưu với nhân chứng lịch sử, diễn hoạt cảnh về một sự kiện lịch sử tiêu biểu, đóng tiểu phẩm nói về một nhân vật lịch sử tiêu biểu…v…v…, qua đó thu hút sự tham gia của học sinh, có tác dụng giáo dục và hoàn thiện nhân cách, trí tuệ, thẫm mỹ của các em.

Học sinh là đối tượng tham gia chính của buổi dạ hội, nên các em cần được trang bị kỹ lưỡng về mọi mặt. Giáo viên lịch sử là người cố vấn cho toàn bộ chương trình, đảm bảo một chương trình thống nhất, mang tính sư phạm cao.

Dưới hình thức là buổi dạ hội lịch sử, giáo viên lịch sử cần kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm, ban cán bộ lớp, Đoàn thanh niên, chi đoàn giáo viên, hội cha mẹ học sinh…để hướng dẫn và tổ chức các em thực hiện tốt các nội dung chương trình, nhằm phát huy cao nhất năng lực sáng tạo của học sinh, tinh thần tập thể và ý thức kỷ luật.

Ngoài ra, để tiến hành tốt buổi dạ hội này, cần một ban tổ chức có một kế hoạch tỉ mỉ, chu đáo, trong đó bao gồm sự phân công thực hiện từng bộ phận của buổi lễ (như bộ phận làm thư mời, bộ phận chuẩn bị âm thanh – ánh sáng, bộ phận hậu cần, bộ phận bảo vệ…v…v…), phân công theo dõi tiến độ thực hiện của học sinh để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, phân công thành phần người dẫn chương trình, ban giám khảo, đạo diễn chương trình, cùng các công tác duyệt chương trình trước khi buổi lễ hội chính thức diễn ra, có như thế, buổi dạ hội lịch sử mới mang đầy đủ màu sắc của một đêm hội, và có tác dụng giáo

Một phần của tài liệu Sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường THPT thành phố hồ chí minh (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w