Đảm bảo tính sư phạm:

Một phần của tài liệu Sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường THPT thành phố hồ chí minh (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 42)

Di tích lịch sử là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau, trong đó có việc dạy học lịch sử. Vì vậy, khi sử dụng di tích lịch sử vào dạy học, giáo viên chỉ nên chú ý khai thác các kiến thức chứa đựng liên quan tới nội dung, yêu cầu của bài học, chương trình SGK, trình độ của học sinh từng khối lớp và điều kiện của địa phương.

c) Đảm bảo tính tiêu biểu và phù hợp:

Di tích lịch sử, cách mạng phải bảo tồn và lưu giữ được các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống của quốc gia, dân tộc để có thể đảm bảo tính sinh động, chân thực của di tích khi khai thác và sử dụng vào dạy học lịch sử.

Hầu hết các di tích lịch sử đều gắn với sự kiện và nhân vật lịch sử. Nên di tích đó phải được nhà nước có kế hoạch bảo tồn, trùng tu, thể hiện được sự trân trọng các giá trị của quá khứ để vận dụng cho hiện tại, định hướng cho tương lai. Để khi học sinh tiếp cận di tích, các em có thể hình dung, tái hiện hình ảnh lịch sử một cách khái quát nhất qua các hiện vật trưng bày, qua các thông tin được triển lãm, qua các số liệu thống kê…v…v…Từ đó, các em có ý thức giữ gìn, trân trọng phát huy các giá trị truyền thống ấy ở hiện tại, làm nền tảng của lòng yêu nước.

Các di tích ở Thành Phố Hồ Chí Minh nằm rải rác khắp các quận, huyện, phản ảnh sinh động 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ của dân dộc, nên khi khai thác, sử dụng di tích lịch sử cách mạng vào dạy học lịch sử ngoài sự chuẩn bị, tìm tòi, sưu tầm tư liệu, lên kế hoạch của giáo viên bộ môn lịch sử, còn phải chú ý phối hợp hoạt động với các bộ phận liên quan trong nhà trường như đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, và ban quản lý các di tích, để vừa làm sáng tỏ lịch sử dân tộc, vừa giúp học sinh hiểu được lịch sử cách mạng địa phương.

1.3 Cơ sở thực tiễn:

Để biết thực tiễn việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử giai đoạn 1954 - 1975 ở trường trung học phổ thông của thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành điều tra thông qua các câu hỏi trắc nghiệm đối với giáo viên và học sinh.

1.3.1 Mục đích điều tra

- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương vào dạy học lịch sử giai đoạn 1954 – 1975 của giáo viên ở trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên lịch sử khi sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử dân tộc

- Tìm hiểu hứng thú học tập bộ môn lịch sử của học sinh ở trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát sự hiểu biết của các em về di tích lịch sử cách mạng địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Tìm hiểu sự quan tâm của xã hội, của các cấp quản lý về tầm quan trọng của việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử dân tộc cho học sinh.

- Từ kết quả điều tra, tạo cơ sở thực tế đề xuất những biện pháp thích hợp sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương vào dạy học lịch sử ở các trường THPT thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó nâng cao hứng thú học tập lịch sử, giáo dục tinh thần yêu nước, yêu lịch sử dân tộc trong học sinh.

- Cũng từ kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất những kiến nghị với các cán bộ quản lý trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng các di tích lịch sử cách mang địa phương vào dạy học lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 nói riêng

1.3.2 Đối tượng điều tra

- Chúng tôi đã tiến hành điều tra giáo viên các trường THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh (gồm trường THPT Nguyễn Thị Diệu – Quận 3, Trường THPT Marie Curie- Quận 3, Trung tâm giáo dục thường xuyên Quận 3,

Trường THPT Nguyễn Khuyến – Quận 10, Trường THPT Trần Quang Khải- Quận 11, Trường THPT Hùng Vương - Quận 5)

- Điều tra học sinh lớp 12 của các trường THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh (gồm trường THPT Nguyễn Thị Diệu, Trung tâm giáo dục thường xuyên Quận 3)

- Ban giám hiệu một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cán bộ quản lý hướng dẫn một số khu di tích lịch sử.

1.3.3 Phương pháp điều tra

- Điều tra qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đối với giáo viên, học sinh

- Tiếp xúc, trao đổi, phỏng vấn, thảo luận với các đối tượng liên quan về vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.

- Làm thống kê, phân tích và xử lý kết quả điều tra, sau đó rút ra kết luận về vấn đề mà luận văn nghiên cứu

1.3.4 Nội dung điều tra:

- Thực trạng và tình hình sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Tìm hiểu nguồn tài liệu hướng dẫn, tham khảo di tích lịch sử cách mạng địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Tìm hiểu sự quan tâm cua các cấp lãnh đạo và các đối tượng liên quan, về việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử dân tộc (câu 9, 10, 11)

- Đối với giáo viên:

+ Tìm hiểu quan niệm của giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử dân tộc (câu 1, 2)

+ Tìm hiểu thực tế việc tổ chức cho học sinh tham quan học tập tại di tích lịch sử (câu 3, 4, 5, 6), và thực trạng việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại Thành phố Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 (câu 7, 8)

+ Tìm hiểu những khó khăn mà giáo viên lịch sử gặp phải khi sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với học sinh:

+ Chúng tôi tìm hiểu về hứng thú học tập lịch sử ở trường phổ thông của các em, nhất là mức độ hứng thú khi các em được giáo viên đưa đến tham quan, học tập tại di tích lịch sử cách mạng (câu 1, 2, 3, 4)

+ Tìm hiểu thực trạng, sự quan tâm và sự hiểu biết của các em về các di tích lịch sử cách mạng tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi các em sinh sống, từ đó hiểu rõ thái độ trong học tập bộ môn lịch sử của học sinh

1.3.5 Phân tích kết quả điều tra:

Từ việc điều tra, khảo sát chúng tôi thấy các vấn đề sau

- Về thực trạng:

+ Di tích lịch sử cách mạng ở thành phố Hồ Chí Minh phân bố rải rác hầu như quận nào cũng có, tuy nhiên, việc sử dụng di tích đa số phục vụ cho nhu cầu tham quan du lịch, còn việc khai thác các di tích nhằm phục vụ cho việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông thì vẫn còn hạn chế. Một số di tích tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng đời sống tâm linh của người dân thì được chú ý xây dựng, tôn tạo đẹp đẽ, nhưng lại có những di tích lịch sử chưa được quan tâm đúng mức.

+ Lãnh đạo các cấp, các ngành, nhất là ngành giáo dục, văn hóa nhận thức rõ ý nghĩa to lớn của việc sử dụng các di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử, nhất là trong việc giáo dục lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh hào hùng của dân tộc

+ Nguồn tư liệu tham khảo, tìm hiểu về di tích lịch sử cách mạng phong phú, được trưng bày giới thiệu hầu hết ở tất cả các di tích dưới nhiều dạng như: phim tư liệu, sách, báo, tờ bướm, bia đá…ngắn gọn xúc tích dễ nhớ, nhưng ít đưa vào giới thiệu trong nhà truyền thống để giáo viên và học sinh tham khảo phục vụ dạy học, nên đa số học sinh không gắn kết được di tích lịch sử với sự kiện và nhân vật lịch sử trong học tập bộ môn lịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 nói riêng

+ Một số di tích lịch sử cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh được đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu du lịch như: Dinh Độc Lập, Địa Đạo Củ Chi, chiến khu Rừng Sác – Cần Giờ…, một số di tích tôn giáo phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân thành phố thì được sự quan tâm tôn tạo, bảo trì thường xuyên.

Ngoài ra, các di tích cách mạng trước kia là trụ sở chỉ huy, kho bom đạn, nhà giam… thì ít được quan tâm chăm sóc, tôn tạo và nhắc đến. Mặc dù các di tích này tồn tại ngay địa bàn dân cư, sát bên trường học, các em học sinh gặp hàng ngày, nhưng vẫn không thu hút được sự quan tâm, tìm hiểu của học sinh và người dân thành phố. Vì vậy đa số học sinh lớp 12 không biết nhiều di tích lịch sử cách mạng địa phương hoặc biết rất sơ sài.

+ Các di tích lịch sử cách mạng địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh đa số được đưa vào sử dụng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông quan các hoạt động của đoàn thanh niên, qua các hoạt động giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch chứ không phải thông qua sự hướng dẫn, giải thích, phân tích của giáo viên dạy bộ môn lịch sử

Kết quả điều tra giáo viên:

CÂU HỎI Số người được hỏi KẾT QUẢ TRẢ LỜI

Nội dung trả lời

Số người trả lời

Tỉ lệ

Câu 1: Theo thầy (cô), có cần thiết sử dụng di tích lịch sử cách mạng của thành phố trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông hay không?

30 A. Cần thiết 10 33,3% B. Rất cần thiết 20 66,7% C. Không cần thiết 0 0% D. Bình thường 0 0%

Câu 2: Theo thầy (cô), việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông có tác dụng như thế nào?

30 A. Gây hứng thú, rèn luyện kỹ năng tư duy, thực hành bộ môn 10 33,3% B. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử 12 40% C. Giúp học sinh hiểu sâu hơn về lịch sử dân tộc

5 16,7%

D. Giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước

3 10%

Câu 3: Ở trường của thầy (cô) có tổ chức cho học sinh học tập tại di tích lịch sử hay không?

30 A.Thường

xuyên

9 30%

B. Rất ít 2 6,7%

C. Chưa bao giờ 15 50% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D. Thỉnh thoảng 4 13,3%

Câu 4: Thầy (cô) có bao giờ tổ chức, hướng dẫn học sinh tham quan các di tích lịch sử chưa?

30 A. Nhiều lần 0 0%

B. Rất ít 15 50%

C. Chưa bao giờ 0 0%

D. Đôi khi 15 50%

bài học lịch sử (nghiên cứu kiến thức mới) tại thực địa di tích lịch sử chưa?

B. Mỗi một lần 1 3,3%

C. Chưa bao giờ 28 93,3%

D. Thỉnh thoảng 1 3,3%

Câu 6: Thầy (cô) đã tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tham gia công tác xã hội tại di tích lich sử chưa?

30 A. Nhiều lần 0 0%

B. Một lần 1 3,3%

C. Chưa bao giờ 29 96,7%

D. Đôi khi 0 0%

Câu 7: Theo thầy (cô), hình thức sử dụng di tích lịch sử nào trong dạy học lịch sử sau đây có hiệu quả nhất? 30 A. Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về di tích để dạy học trên lớp 0 0% B. Tiến hành bài học tại di tích lịch sử cách mạng 0 0% C. Tổ chức tham quan học tập 30 100% D. Cả 3 hình thức trên 0 0%

Câu 9: Theo thầy (cô), muốn sử dụng di tích lịch sửcách mạng trong dạy học lịch sử dân tộc có hiệu quả, cần:

30 A. Các cấp lãnh

đạo quan tâm đến môn lịch sử

8 26,7%

B. Đầu tư của địa phương và trường học về cơ sở vật chất và kinh phí 5 16,7% C. Giáo viên dạy lịch sử có tâm huyết với nghề

10 33,3%

D. Cả 3 yếu tố trên

Câu 10: Theo thầy (cô), cấp lãnh đạo ở các trường phổ thông có tạo điều kiện cho việc tổ chức dạy học tại di tích lịch sử cách mạng không? 30 A. Tốt 4 13,3% B. Không tốt 10 33,3% C. Đôi khi 6 20% D. Không ý kiến 0 0%

Câu 11: Theo thầy (cô), trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông, một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa thật sự quan tâm đến sử dụng di tích lịch sử cách mạng vào dạy học lịch sử dân tộc? 30 A. Đúng 25 83,3% B. Sai 0 0% C. Không biết 3 10% D. Không ý kiến 2 6,7%

Câu 12: Những khó khăn thầy (cô) gặp phải khi sử dụng di tích lịch sử, cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc là gì?

30 A. Thiếu tài liệu và phương tiện 4 13,3% B. Thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn 2 6,7% C. Thời gian không cho phép 24 80%

Qua xử lý kết quả điều tra, trao đổi với giáo viên, chúng tôi nhận thấy:

+ 100% giáo viên dạy lịch sử cho rằng, việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử dân tộc là cần thiết và rất cần thiết. Đa số giáo viên cho rằng, nguồn tại liệu về di tích lịch sử cách mạng địa phương nếu được sử dụng tốt sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, nâng cao sự tích cực, chủ động trong học tập bộ môn lịch sử của học sinh

+ Nhưng 90% giáo viên lại trả lời “không thường xuyên” sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương ở TP.HCM vào dạy học lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 nói riêng. Một số ít giáo viên cho học sinh sưu tầm tư liệu để minh họa cho bài học trong SGK, còn đa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

số giáo viên gắn tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng với việc tham quan ngoại khóa của trường tổ chức cho học sinh một năm học một lần, có trường 2 lần, nhưng giáo viên lại không gắn đợt tham quan đó với một bài học lịch sử cụ thể nào.

+ Bản thân giáo viên bộ môn lịch sử cũng ít lưu tâm tìm hiểu các di tích lịch sử cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh, dù di tích ấy đóng trên địa bàn trường mình đang công tác, nên việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử còn ít, chưa đạt hiệu quả cao, chưa gây hứng thú học tập lịch sử đối với học sinh

+ Tại các trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh, 90% giáo viên không tiến hành dạy học lịch sử tại thực địa, 40% giáo viên cho học sinh sưu tầm tư liệu di tích lịch sử cách mạng địa phương và viết bài cảm nhận sau chuyến tham quan ngoại khóa tại một di tích lịch sử do trường tổ chức, 95% giáo viên chưa trực tiếp hướng dẫn học sinh tham quan di tích nên chưa gắn kết di tích lịch sử cách mạng với bài học lịch sử nội khóa, với sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, nhất là sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử giai đoạn 1954 – 1975.

+ Các hình thức khác như: trùng tu, tôn tại di tích, làm các công tác công ích xã hội tại di tích thì hầu như các trường THPT không lưu tâm tới, trong khi các hoạt động này ở một số trường THCS trên địa bàn TP.HCM thì có tiến hành thông qua một số hoạt động của đoàn trường, các hoạt động văn hóa của ủy ban phường, ủy ban quận.

- Nội dung tiếp theo chúng tôi tìm hiểu là những khó khăn của giáo viên việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 nói

Một phần của tài liệu Sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường THPT thành phố hồ chí minh (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 42)