Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Nuôi trồng tạo sinh khối tảo nanochloropsis oculata hibberd và nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên sự sinh trưởng, chất lượng thịt gà ri luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 59 - 69)

Mặc dù đây mới là nghiên cứu bước đầu nhưng chúng tôi cũng thử tính xem về hiệu quả kinh tế. Ước tính hiệu quả kinh tế của gà sau 8 tuần nuôi thí nghiệm ở các lô Đ/C1, Đ/C2 và lô 3 có bổ sung chế phẩm tảo Nanochloropsis oculata (giá trị trung bình/ con) với giá tại thời điểm nghiên cứu và được trình bày ở bảng 3.10.

Đầu vào Tổng đầu Đầu ra Hiệu quả Giống (đồng/con) Thức ăn (đồng/con) Lô Đ/C 1 20000 2,610 kg thức ăn (ngô xay + tấm gạo) x 7000đ/kg = 18270 38270 0.658 kg x 80000 = 52640 14370 Lô Đ/C 2 20000 2,610 kg cám công nghiệp x 14500đ/kg =3785 57850 1,071kg x 75000 = 80325 22475 Lô 3 20000 4000 đồng (chế phẩm tảo) + 2,610 kg thức ăn x 7000đ/kg = 22270 42270 0.946 x 80000 = 75680 33410

Qua bảng 3.10 cho thấy, với mức đầu tư cho gà ở lô Đ/C2 là 57850 đ/con và gà ở Lô 3 là 42270 đ/con. Mặc dù tiền thu từ bán gà ở lô Đ/C2 (80325 đ/con) cao hơn gà ở lô 3 (75680 đ/con) nhưng lợi nhuận thu được lại thấp hơn gà nuôi ở lô 3. Vậy gà ở lô 3 cho hiệu quả kinh tế cao nhất sau 8 tuần nuôi. Điều này có thể lý giải được vì gà lô Đ/C2 cho ăn thức ăn công nghiệp có giá thành thức ăn cao hơn gà ở lô 3 cho ăn thức ăn phế phẩm nông nghiệp khi có bổ sung chế phẩm tảo vì vậy lợi nhuận thu được từ việc cho gà ăn thức ăn phế phẩm có bổ sung dịch tảo có hiệu quả nhất. Điều này cho phép nghĩ đến việc cần tạo chế phẩm tảo Nanochloropsis oculata (với hàm lượng 300mg chế phẩm tảo/ 100g (ngô xay và tấm gạo) vào thức ăn cho gà Ri trong nuôi gà lấy thịt. Thiết nghĩ chế phẩm này sẽ mang lại lợi ích cho nghề chăn nuôi ở vùng đồi, núi, nơi điều kiện kinh tế của người dân còn

nhiều khó khăn nên họ chăn nuôi gia cầm chủ yếu bằng cách thả rông và bằng phế phẩm nông nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận

1. Mật độ tảo Nanochloropsis oculata tối ưu ban đầu cần lựa chọn để nuôi trồng nhằm thu sinh khối là 80.105 tb/ml.

2. Nuôi thu sinh khối tảo Nanochloropsis oculata ngoài trời với mật độ ban đầu 80.105 tb/ml, trong môi trường F/2, độ mặn 30 0

00 và các điều kiện thuận lợi tảo có thể đạt được đại 643,8.105 tb/ml vào ngày nuôi thứ 6.

3. Ở lô Đ/C2 gà cho ăn 100% thức ăn tổng hợp thì sinh trưởng tốt nhất và đạt trọng lượng lớn nhất, trong khi đó ở các lô thí nghiệm (lô 1; lô 2 và lô 3) gà cho ăn ngoài ngô xay và tấm gạo còn bổ sung thêm chế phẩm tảo (Nanochloropsis oculata) vào khẩu phần ăn theo tỉ lệ tăng dần (100; 200; 300mg chế phẩm tảo/ 100g thức ăn) thì sự sinh trưởng, tăng trưởng về trọng lượng của gà ở các lô thí nghiệm (lô 1- lô 3) tăng dần và tỉ lệ thuận với lượng chế phẩm tảo bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Còn gà nuôi ở lô Đ/C1 chỉ cho ăn ngô xay và tấm gạo thì tăng trưởng kém nhất và đạt trọng lượng thấp nhất.

4. Hàm lượng Protein thô của ba lô thí nghiệm (lô Đ/C1, lô Đ/C2 và lô 3) lần lượt là: 20,4% (lô Đ/C1); 18,6% (lô Đ/C2); 21,12% (lô 3). Việc bổ sung chế phẩm tảo (300mg/100g thức ăn cho gà) ở lô 3 đã làm tăng hàm lượng Protein so với 2 lô đối chứng.

5. Qua 8 tuần nuôi thử nghiệm gà Ri với các loại thức ăn khác nhau (cám tổng hợp và tấm gạo + ngô xay có bổ sung chế phẩm tảo). Chúng tôi nhận thấy hiệu quả kinh tế thu được ở lô 3 lớn nhất. Từ kết quả này cho phép chúng tôi nghĩ đến việc nên bổ sung chế phẩm tảo Nanochloropsis oculata với hàm lượng 300mg /100g thức ăn (tấm gạo và ngô xay) trong chăn nuôi gà Ri lấy thịt cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đề xuất

1. Cần nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của mật độ nuôi ban đầu (lớn hơn 80.105 tb/ml) từ đó tìm ra mật độ nuôi thích hợp nhất cho việc nuôi sinh khối tảo Nanochloropsis oculata ở môi trường F/2 đạt được hiệu quả thu sinh khối tảo lớn nhất.

2. Cần cải tiến các biện pháp kỹ thuật để đưa tảo Nanochloropsis oculata cũng như nhiều loài tảo nước mặn khác ra nuôi đại trà trên diện tích lớn. Với mục đích làm giảm chi phí mà lại thu được hiệu quả kinh tế, đồng thời sinh khối tảo thu được là nguyên liệu để tạo các chế phẩm tảo phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với nghề nuôi chăn nuôi của đồng bào miền núi còn gặp nhiều khó khăn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾN VIỆT

1. Trương Ngọc An (1993), Phân loại tảo silic phù du biển Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

2. Lê Viễn Chí (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học công nghệ nuôi tảo Silic Skeletonema costatum (Greville) Cleve làm thức ăn cho ấu trùng tôm biển, Luận văn phó tiến sĩ, Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng.

3. Countteau P. (2002), Cẩm nang sản xuất và sử dụng thức ăn sống để nuôi thủy sản, Tài liệu của FAO 361, Bộ thuỷ sản.

4. Đoàn văn Đẩu; Vũ Văn Toàn và Hà Đức Thắng (1994). Kết quả nghiên cứu nuôi và sử dụng một số loài tảo đơn bào làm thức ăn cho ấu trùng trai biển (Pteria martensii). Tuyển tập công trình nghiên cứu hải sản. Hà Nội.

5. Trần Quốc Dũng; Võ Hành (2009), Ảnh hưởng của chế phẩm tảo Spirulina platensis lên sự sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng (lipopenaeus vannamei) tại công ty nuôi trồng thuỷ sản Việt Anh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, trang 64 - 68. 6. Thái Hà; Đặng Mại (2011), Kỹ thuật chăm sóc và chăn nuôi gà, Nxb.

Hồng Đức.

7. Võ Hành, Tảo học (2007), Phân loại - sinh thái, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. 8. Võ Hành (1997), Một số phương pháp nghiên cứu vi tảo, Đại học Vinh. 9. Phạm Thị Hòa (2010), Kỹ thuật nuôi gà địa phương đạt tiêu chuẩn thịt

trứng an toàn, Theo agriviet.com

10. Nguyễn Thị Hương (2010), Thu thập và nhân giống các loài vi tảo biển làm thức ăn phục vụ cho các đối tượng thủy sản, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.

12. Đặng Đình Kim (2002), Giáo trình kĩ thuật nhân giống và nuôi sinh khối sinh vật phù du. Nxb. Nông nghiệp.

13. Đặng Đình Kim; Đặng Hoàng Phước Hiền, 1999, Cộng nghệ sinh học vi tảo. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Bùi Đức Lũng; Lê Hồng Mận (2003), Sổ tay chăn nuôi gà và gà tây. Nxb. Nông nghiệp.

15. Lê Thanh Mai; Nguyễn Thị Hiền; Phạm Thu Thuỷ; Nguyễn Thanh Hằng; Lê Thị Lan Chi (2005), Các phương pháp phân tích ngành công nghệ lên men. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

16. Lê Hồng Mận, Nguyễn Thanh Sơn (2001), Kỹ thuật nuôi gà Ri và gà Ri pha. Nxb. Nông nghiệp.

17. Trần Đức Mạnh (2010), “Nuôi trồng tảo Nanochloropsis oculata (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hibberd và nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên sự sinh trưởng của gà Lương Phượng ở giai đoạn 1 ngày - 8 tuần tuổi”, Luận văn thạc sĩ Sinh học. Đại học Vinh.

18. Tô Huệ Mỹ (1989). Kỹ thuật ương nuôi các loài tảo làm thức ăn cho tôm cá giống. Trong “ Nuôi tôm toàn tập”. Viện nghiên cứu thủy sản Đài Loan (Tài liệu tiếng trung Quốc, lược dịch Ngô Xuân Hiến).

19. Trần Thị Mai Phương; Lê Thị Biên; Nguyễn Minh Trí (2009), Kỹ thuật nuôi gà đặc sản “ Gà Ác, Gà H’Mông. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công Nghệ.

20. Nguyễn Thị Xuân Thu; Nguyễn Thị Bích Ngọc (1998), Phân lập lưu giữ giống thuần chủng và nuôi sinh khối các loài tảo đơn bào làm thức ăn cho ấu trùng điệp quạt. Tuyển tập nghiên cứu biển. Tập 3 Nxb. Khoa học và Kỹ thuật.

21. Nguyễn văn Tuyên (2003), Đa dạng sinh học tảo trong thuỷ vực nội địa Việt Nam. Triển vọng và thách thức. Nxb. Nông Nghiệp.

TÀI LIỆU TIẾN ANH

23. Br - SW. Jeffrey, M. R. Brown (1996), Microalgae for Mariculture.

24. Frank H. Hof and Terry W. Snell (1987 -1989), Plankton culture Manual.

25. Harrision, P. J, P. A. Thomson and G.S. Calderwood., 1990. Effects of nutient and light limitation on the biochemical composition of phytoplankton. Journal of applied phycology. Kluwer Academic publishers. Belgium. Pp 45-56.

26. O’Meley C.& Daintith M., (1993), Algae cultures for marine hatcheries, Tutle.

27. Renaud, S. M., et al. (1991) Effect of light intensity on the proximate biochemical and acid composition of Isochrysis sp and nanochloropsis oculata for use in tropical aquaculture. J.A. Phycol.

28. Pi, G. G., (1991), The design and operation of a large - scale rotifer culture system at a sung - Ji insdustry farm, South Korea. Rotifer and microalgae culture systems.Proceedings of a U.S Asia Workshop, The oceannic ínstitute. Honolulu, HI.

29. Richmond A. (1986), CRC Handbook of microalgae Mass culture, CRC Press, lnc. 487p.

30. Thinh, LV., (1999), Microalgae for Aquaculture. Education Northenm Terrtory University (NTU), darwin, NT 0909, Australia, pp. 1- 49.

31. Hoek V, Mann D and Jahns HM (1995), Algae an introduction to phycology, Cambridge University press.

PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM

Tăng sinh tảo giống chuẩn bị giống nuôi ngoài trời

Một phần của tài liệu Nuôi trồng tạo sinh khối tảo nanochloropsis oculata hibberd và nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên sự sinh trưởng, chất lượng thịt gà ri luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 59 - 69)