phát triển của tảo Nanochloropsis oculata trong môi trường F/2
Việc lựa chọn mật độ tảo nuôi ban đầu phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lưu giữ, nhân giống, nuôi thu sinh khối vi tảo làm thức ăn tươi sống phục vụ cho ngành nuôi trồng thuỷ hải sản, chăn nuôi cũng như làm thực phẩm chức năng cho con người… Thực tế khi nuôi tảo để thu sinh khối người ta thường chú ý tới mật độ tảo giống thích hợp vừa tiết kiệm được tảo giống mà lại thu được sinh khối cao nhất nhằm cung cấp kịp thời cho nhu cầu chăn nuôi cũng như các mục đích khác.
Sự tăng sinh về mật độ của quần thể tảo khi được nuôi ở các mật độ ban đầu khác nhau trong những thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các mật độ ban đầu khác nhau tới sự sinh trưởng của tảo Nanochloropsis oculata trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Ngày nuôi Mật độ tảo (x 105 tb/ml)
MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 0 20 40 60 80 1 35.7 73.7 116.8 122.4 2 64.9 97.8 139.4 155.9 3 135.3 168.1 218.7 254.1 4 194.8 239.4 284.1 394.5 5 359.6 419.8 432.7 497.6 6 381.5 494.1 461.3 686.3 7 453.2 480.8 534.3 567.7 8 421.8 451.9 512.2 532.5 9 398.7 423.2 454.3 492.5 10 305.6 326.1 395.4 316.9
11 276.4 295.4 320.5 281.2 12 261.3 250.3 298.9 198.7
Hình 3.1. Ảnh hưởng của các mật độ ban đầu khác nhau tới sự sinh trưởng của tảo Nanochloropsis oculata
Qua bảng 3.1 và biểu đồ hình 3.1 chúng tôi thấy trong quá trình thí nghiệm, chu kỳ sinh trưởng của quần thể tảo kéo dài 12 ngày. Từ ngày 1 đến ngày 3 của chu kỳ nuôi ở các mật độ (MĐ1; MĐ2; MĐ3; MĐ4), tảo tăng trưởng chậm. Theo chúng tôi ở giai đoạn này tảo mới được cấy vào môi trường nuôi nên việc chậm phát triển của tảo là do sự thích nghi sinh lý còn yếu, đồng thời là giai đoạn tảo tổng hợp và tích trữ các chất chuẩn bị cho quá trình phát triển sau đó.
Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 mật độ tế bào ở mỗi lô thí nghiệm có mật độ tế bào tăng nhanh dần theo thời gian nuôi. Điều này có thể giải thích do số lượng tế bào ban đầu tham gia vào quá trình phân chia tế bào càng nhiều thì số lượng tế bào tạo ra càng lớn.
Mật độ tảo nuôi ban đầu có ảnh hưởng rất lớn đến mật độ cực đại và thời gian đạt mật độ cực đại của tảo. Ở MĐ2, MĐ4 đạt mật độ cực đại lần lượt là: 494,1.105 tb/ml và 686,3.105 tb/ml vào ngày nuôi thứ 6, sau đó mật độ giảm dần và giảm mạnh vào những ngày cuối của chu kỳ nuôi. Còn ở MĐ1, MĐ3 đạt mật độ cực đại lần lượt là 453,2.105 tb/ml và 534,3.105 tb/ml sau 7 ngày nuôi.
Mật độ tảo tăng đến một khoảng nhất định sẽ ngừng và giảm nhanh vào những ngày sau đó. Điều này có thể giải thích do ở pha sinh trưởng tốc độ tăng trưởng của tảo nhanh làm cho môi trường dinh dưỡng cạn kiệt, cũng như số lượng tế bào trong môi trường quá lớn chúng sẽ che khuất ánh sáng của nhau và kìm hãm tảo phát triển, làm cho mật độ tảo giảm nhanh.
Như vậy việc cung cấp mật độ tảo ban đầu cao sẽ rút ngắn thời gian tảo đạt mật độ cực đại. Ở thí nghiệm của chúng tôi, chọn mật độ tảo ban đầu 80.105 tb/ml là tốt nhất.