Sự sinh trưởng và phát triển của tảo Nanochloropsis oculata khi nuô

Một phần của tài liệu Nuôi trồng tạo sinh khối tảo nanochloropsis oculata hibberd và nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên sự sinh trưởng, chất lượng thịt gà ri luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 42 - 45)

ngoài trời

Qua kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ nuôi ban đầu khác nhau đến sự sinh trưởng, phát triển của tảo, chúng tôi đã lựa chọn được mật độ thích hợp là 80.105 (tb/ml) và độ mặn 300

00để thử nghiệm nuôi thu sinh khối tảo nhằm mục đích thu sinh khối tảo để phục vụ các thí nghiệm sau này.

Thí nghiệm xác định sự sinh trưởng của quần thể tảo Nanochloropsis oculata được bố trí nuôi trong túi nylon 10 lít, đặt ở ngoài trời, có mái che để giảm bớt cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2. Biến động mật độ của tảo Nanochloropsis oculata nuôi ngoài trời.

0 80 1 103.9 2 134.4 3 213.7 4 356.8 5 457.3 6 643.8 7 560.7 8 512.8 9 443.6 10 303.8 11 235.7 12 185.9

Sau 12 ngày nuôi, từ ngày 1 đến ngày 6 của chu kỳ nuôi tảo luôn có mật độ tăng theo thời gian nuôi. Ở 3 ngày đầu mật độ tảo tăng trưởng rất chậm so với mật độ ban đầu, đạt 213,7.105 (tb/ml) tăng gấp 2,67 lần. Giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của tảo chậm vì chúng cần có thời gian để thích nghi với điều kiện sống mới cũng như tổng hợp các chất chuẩn bị cho quá trình phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Ở các ngày sau mật độ tảo tăng rất nhanh và mật độ tảo đạt cực đại vào ngày nuôi thứ 6, đạt 643,8.105 (tb/ml) tăng gấp 8,05 lần so với mật độ ban đầu và sau đó giảm dần qua các ngày tiếp theo. Điều này chứng tỏ tảo Nanochloropsis oculata được nuôi trong điều kiện môi trường dinh dưỡng tốt và các yếu tố môi trường thuận lợi.

Hình 3.2a. Tảo Nanochloropsis oculata khi nuôi cấy ngoài trời

Hình 3.2b. Biến động mật độ của tảo Nanochloropsis oculata

Qua bảng 3.2 và hình 3.2b chúng tôi nhận thấy sau 6 ngày nuôi tảo đạt mật độ khá cao đạt 643,8.105 (tb/ml). Sau khi đạt mật độ cực đại mật độ tảo suy giảm nhanh chóng vào ngày nuôi thứ 9, đến ngày nuôi thứ 10 thì mật

độ tảo (303,8.105 tb/ml) giảm xuống 53% so với ngày nuôi thứ 6 (tảo đạt mật độ cực đại), sau đó tảo giảm nhanh vào các ngày nuôi tiếp theo cho tới khi tàn lụi. Điều này có thể lý giải khi nuôi tảo ở mật độ cao nên số lượng tế bào tham gia vào quá trình phân chia lại càng nhiều. Chính quá trình này đã nhanh chóng làm cạn kiệt dinh dưỡng môi trường nuôi và làm giảm lượng ánh sáng mà tảo cần có (do chúng bị che khuất lẫn nhau). Mật độ tảo càng cao, yếu tố này càng nhanh chóng trở thành yếu tố giới hạn sự sinh trưởng của tảo dẫn đến tình trạng tảo tàn lụi nhanh. Điều này có ý nghĩa rất lớn để chúng ta tiến hành các biện pháp kỹ thuật cấy pha loãng tảo cũng như thu sinh khối tảo khi chúng đang ở cuối pha sinh trưởng

Trong quá trình nuôi thu sinh khối tảo muốn đạt hiệu quả về năng suất thì yếu tố dinh dưỡng của môi trường và mật độ nuôi ban đầu đóng vài trò hết sức quan trọng, ngoài ra tảo còn phụ thuộc vào nhiệt độ, pH, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng.

Một phần của tài liệu Nuôi trồng tạo sinh khối tảo nanochloropsis oculata hibberd và nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên sự sinh trưởng, chất lượng thịt gà ri luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w