Sự tăng trưởng bình quân trong ngày về trọng lượng của gà

Một phần của tài liệu Nuôi trồng tạo sinh khối tảo nanochloropsis oculata hibberd và nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên sự sinh trưởng, chất lượng thịt gà ri luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 56 - 58)

Từ kết quả thí nghiệm thu được đã trình bày ở trên cho thấy, sự tăng trưởng trọng lượng của gà Ri trong các lô nghiên cứu có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên chỉ dựa vào biểu đồ và các bảng biểu ở trên chúng ta chỉ đánh giá được sự tăng trưởng trọng lượng theo từng giai đoạn nghiên cứu. Để dễ nhận định và so sánh khả năng tăng trưởng về trọng lượng trung bình của gà trong mỗi ngày ở mỗi thời điểm sinh trưởng, chúng tôi đã lập bảng so sánh tốc độ tăng trưởng bình quân trong ngày của các lô nghiên cứu dựa vào kết qủa thu được trong quá trình nghiên cứu, được thể hiện ở bảng 3.8 và biểu đồ ở hình 3.8.

ở các lô nghiên cứu trong mỗi giai đoạn sinh trưởng Lô thí nghiệm 0 - 2 (tuần nuôi) 2 - 4 (tuần nuôi) 4 - 6 (tuần nuôi) 6 - 8 (tuần nuôi) P2 A P2 A P2 A P2 A Lô Đ/C1 281 7.07 391 7.86 510 8.50 658 10.57 Lô Đ/C2 374 13.50 581 14.79 816 16.79 1071 18.21 Lô 1 316 9.43 457 10.07 607 10.71 789 13.00 Lô 2 331 10.43 493 11.57 659 11.86 859 14.29 Lô3 345 11.57 527 13.00 729 14.43 946 15.50

Ghi chú : P2: trọng lượng cơ thể cân lần sau

A: trọng lượng tăng bình quân trong ngày

Hình 3.8. Biểu đồ so sánh trọng lượng gà của các lô nghiên cứu trong cả đợt nuôi

Từ bảng 3.8 và đồ thị hình 3.8 chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng trọng lượng bình quân trong ngày của gà ở các lô thí nghiệm trong cả đợt nghiên

cứu đều tăng trưởng ngày một nhanh, phù hợp với thời kỳ sinh trưởng của gà. Ở 2 tuần đầu thả gà giống trọng lượng của gà ở tất cả các lô thí nghiệm đều tăng trưởng chậm hơn so với các giai đoạn nuôi sau đó. Cụ thể trong 2 tuần đầu ở lô Đ/C1, Đ/C2 không bổ sung chế phẩm tảo, trọng lượng của gà tăng bình quân lần lượt là 7,07 g/con/ngày; 13,50 g/con/ngày, còn các lô có bổ sung chế phẩm tảo (lô1; 2; 3) tăng bình quân từ (9,43 - 11,57g/con/ngày). Vào ở các thời điểm sinh trưởng tiếp theo sau 2 tuần nuôi của gà có sự khác nhau rõ nét giữa lô Đ/C1 không bổ sung chế phẩm tảo và lô 3 có bổ sung chế phẩm tảo, đặc biệt được thể hiện rõ nhất ở 6 - 8 tuần nuôi. Kết quả trên nói lên rằng chế phẩm tảo Nanochloropsis oculata đã ảnh hưởng tốt đến sự tăng trưởng về trọng lượng của gà và sự ảnh hưởng đó ngày một tăng tỉ lệ thuận với lượng chế phẩm tảo gà sử dụng trong ngày.

Do vậy, việc bổ sung chế phẩm tảo Nannochloropsis oculata vào khẩu phần ăn cho gà có ảnh hưởng tốt đến sự tăng trọng của gà ở các giai đoạn nuôi khác nhau.

Một phần của tài liệu Nuôi trồng tạo sinh khối tảo nanochloropsis oculata hibberd và nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên sự sinh trưởng, chất lượng thịt gà ri luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w