oculata Hibberd
Từ kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ nuôi cấy ban đầu đến sự sinh trưởng của tảo Nanochloropsis oculata, chúng nhận thấy mật độ nuôi cấy ban đầu càng lớn thì thời gian tảo đạt mật độ cực đại tương đối ngắn và giá trị mật độ đạt cực đại tương đối cao. Sự thay đổi mật độ cấy ban đầu ảnh hưởng đến số lượng tế bào tham gia phân chia nên số lượng tế bào hình thành trong từng thời điểm là khác nhau, nếu số lượng tham gia phân chia nhiều thì mật độ tế bào tảo tăng nhanh. Điều này có thể giải thích cho việc tăng mật độ nhanh chóng của tảo ở pha sinh trưởng. Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi nhận thấy khi nuôi tảo ở mật độ ban đầu là 80.105 (tb/ml), chỉ sau 6 ngày nuôi mật độ tảo đạt cực đại là 686,3.105 (tb/ml) tăng gấp 8,58 lần so với mật độ ban đầu và đạt mật độ cao nhất so với các thí nghiệm khác.
Tuy nhiên, sự sinh trưởng của tảo khi nuôi ngoài trời để thu sinh khối, ngoài sự phụ thuộc vào mật độ nuôi cấy ban đầu chúng còn phụ thuộc vào môi trường dinh dưỡng, nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng, pH môi trường... Khi theo dõi sự biến động của yếu tố môi trường chúng tôi nhận thấy sự phát triển của mật độ tảo nuôi phụ thuộc vào sự biến thiên của nhiệt độ, nhiệt độ cao tảo phát triển tốt và ngựơc laị nhiệt độ thấp thì mật độ tảo phát triển chậm lại. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm khi nhiệt độ môi trường tương đối cao, nhiệt độ cao nhất vào buổi sáng là 28.9oC, vào buổi chiều là 320C.
Tảo Nanochloropsis oculata phát triển chậm trong mấy ngày nuôi đầu sau khi cấy giống, từ ngày thứ 4 trở đi tảo phát triển nhanh cho đến ngày nuôi thứ 6 tảo đạt mật độ cao nhất là 643,8.105 (tb/ml). Tới ngày thứ 7 mật độ tảo bắt đầu giảm xuống do nguồn dinh dưỡng trong môi trường đã sắp cạn kiệt, sự hạn chế ánh sáng do hiện tượng tự che khuất khi mật độ tế bào cao cùng với nhiệt độ môi trường tăng làm cho mật độ tảo giảm nhanh.
đối lớn là do buổi chiều nhiệt độ tăng, ánh sáng mạnh, tảo hấp thụ CO2 mạnh làm cho pH tăng cao. Trong thực tế việc chỉ sử dụng sục khí thông thường thì không thể khống chế được sự biến động của pH. Bởi CO2 là nhân tố quan trọng chi phối sự tăng giảm pH, mà lượng CO2 trong không khí chỉ chiếm 0,03%. Vì vậy, trong quá trình quang hợp tảo sử dụng CO2 nhiều là nguyên nhân gây ra pH tăng cao.
Như vậy, khi nuôi tảo thu sinh khối phục vụ cho quá trình sản xuất, việc cung cấp sinh khối tảo liên tục phụ thuộc vào thời gian tảo đạt mật độ cực đại nhanh và sinh khối cao. Tuy nhiên, muốn thu được sinh khối tảo tốt nhất người sản xuất cần chọn cho mình một đối tượng nuôi phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên của địa phương mình, một môi trường dinh dưỡng, mật độ nuôi, độ mặn, ánh sáng, pH... phù hợp với đối tượng nuôi.