Vài nét về đặc điểm sinh học và qui trình kĩ thuật nuôi gà Ri

Một phần của tài liệu Nuôi trồng tạo sinh khối tảo nanochloropsis oculata hibberd và nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên sự sinh trưởng, chất lượng thịt gà ri luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 25)

1.5.1. Đặc điểm sinh học của gà Ri

* Tên gọi

Tên tiếng việt: Gà cỏ, gà Ri.

Tên khoa học : Gallus gallus otomesticus thuộc họ Trĩ (Phasianidaceae).

Gà Ri có nguồn gốc là gà rừng, xuất xứ từ Bắc Ấn Độ, phân bố từ thượng nguồn sông Ấn tới miền Nam Gođvani, từ Đông đến Đông nam dãy Hymalaya. Theo các tài liệu nghiên cứu về khảo cổ và di chỉ tìm được cho thấy vùng nuôi gà sớm nhất nước ta nằm giữa hai dãy núi Ba Vì và Tam Đảo cách đây khoảng 3000 năm. Gà nuôi lúc bấy giờ có tầm vóc còn bé, khả năng sinh sản thấp và đó chính là tổ tiên của gà Ri hiện nay. Gà Ri hiện nay là giống gà được nuôi phổ biến nhất ở mọi miền quê Việt Nam [16].

* Hình thái cấu tạo

Gà Ri là giống gà bản địa Việt Nam. Con mái có màu lông không đồng nhất, có thể là màu vàng rơm hoặc vàng đất, con trống trưởng thành có bộ lông vàng óng hoặc đỏ tía, đuôi đen có ánh xanh, mào sớm phát triển [6].

* Đặc điểm sinh sản

Gà mái từ 4 - 5 tháng tuổi, bắt đầu đẻ trứng, sức đẻ giao động từ 100 - 110 trứng/ năm, trứng nặng 40 - 45g, vỏ màu trắng. Gà đẻ theo từng đợt 15 - 20 trứng thì ngừng đẻ và bắt đầu ấp trứng. Đây là giống gà có khả năng nuôi con khéo [6].

1.5.2. Kĩ thuật nuôi gà Ri

1.5.2.1. Vị trí xây dựng chuồng, trại

Địa điểm bố trí trong xây dựng chuồng trại: Phải đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, cao ráo và dễ thoát nước, chuồng nuôi gà cách xa nhà 30 - 50m, cách xa với các chuồng chăn nuôi súc vật khác (trong điều kiện chăn nuôi hộ gia đình), nhằm hạn chế tối đa sự lây nhiễm chéo. Chuồng nuôi gà cần đảm bảo thoáng về mùa hè và ấm về mùa đông. Đối với khu vực xử lý phân, nước thải phải cách xa nguồn nước (giếng, suối, sông rạch…) tối thiểu 20 mét [19].

1.5.2.2. Nhiệt độ, ánh sáng và ẩm độ chuồng nuôi* Nhiệt độ * Nhiệt độ

Gà có khả năng chịu nóng rất tốt, nếu gà bị lạnh sẽ ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng ở những giai đoạn tiếp theo. Chính vì vậy ở giai đoạn úm gà lúc mới nở đến 3 tuần tuổi là khoảng 31 ÷ 33oC. Tiếp sau đó mỗi tuần giảm 1 ÷ 2 0C,

đến 8 tuần tuổi không cần chụp sưởi. Gà con không có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt trong 2 ÷ 3 tuần đầu, vì vậy việc sưởi ấm là rất quan trọng. Nếu không đảm bảo đủ nhiệt độ, tỷ lệ nuôi sống sẽ giảm đi, phát sinh các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưỡng đến khả năng sinh trưởng của gà. Đối với gà từ 8 tuần tuổi đến khi xuất bán nhiệt độ khoảng 21 - 25oC là thích hợp cho khả năng sinh trưởng và mọc lông. Còn ở gà nuôi để khai thác trứng sau 8 tuần tuổi nhu cầu nhiệt độ khoảng 18 ÷ 20oC (thấp hơn gà nuôi thịt).

Dụng cụ sưởi ấm có thể dùng bóng điện, lò sưởi điện, bếp trấu...tuỳ thuộc vào điều kiện thực tiễn mà sử dụng dụng cụ sưởi ấm một cách kinh tế nhất [19].

* Ánh sáng

Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lấy thức ăn, sinh trưởng và sức đẻ trứng của gà. Gà con cần được chiếu sáng 24/24 giờ từ 1 ngày ÷ 3 tuần tuổi. Từ 4 ÷ 8 tuần đến xuất chuồng thì tổng thời gian chiếu sáng 10 ÷ 16 giờ. Cường độ chiếu sáng thông thường phải đạt 10 Lux [19].

* Ẩm độ

Gà con rất nhạy cảm với ẩm độ cao, cho nên khi nuôi chúng ta cần tạo độ thông thoáng cho chuồng nuôi. Bình thường ẩm độ trong chuồng nuôi khoảng 60 ÷ 70% [19].

* Thông thoáng

Thông thoáng tốt nó giúp cung cấp đầy đủ lượng oxy cho gà, thải khí độc (NH3, H2S,…), bụi bặm và phần nào lông nhỏ ra khỏi chuồng nuôi, kiểm soát được ẩm độ và nhiệt độ trong chuồng nuôi, đồng thời còn giúp kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên ở gà con trong một tuần đầu nó rất cần được giữ ấm cho nên cần che chắn chuồng nuôi để khỏi mất nhiệt khu vực úm. Sau khi úm được 1 tuần có thể chúng ta tháo rèm che để chuồng nuôi được thông gió với tốc độ khoảng 0,2 m/giây là được, để chuồng nuôi không bị ẩm thấp làm

cho gà chậm lớn và dễ bị bệnh [9].

1.5.2.3. Dụng cụ cho gà ăn và uống nước* Dụng cụ cho gà ăn * Dụng cụ cho gà ăn

Dụng cụ này gồm các loại như máy đảo thức ăn, máy cho ăn, máng ăn... [6]. Tuy nhiên, máng ăn được sử dụng phổ biến nhất trong các hộ nuôi quy mô nhỏ

+ Máng ăn dài : Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu như gỗ, nhựa, ...Ưu điểm của loại máng này là dễ sử dụng, khó bị phân rơi vào hoặc nhiễm bẩn. Quan trọng nhất là ít rơi vào thức ăn ra chuồng khi gà ăn vì vậy không lãng phí thức ăn nhằm giảm giá thành sản xuất .

+ Máng tự chảy thức ăn: Vật liệu làm máng có thể bằng nhựa hoặc kim loại... Cấu tạo của máng hình elíp và được thông với đĩa có hình chóp ở phía trong và phía ngoài để thức ăn có thể chảy ra. Đối với kiểu máng này thuận tiện khi cho gà ăn và tiết kiệm thức ăn không bị rơi vãi .

* Bình uống nước

Có nhiều loại bình dùng cho gà uống nước như bình hình chân không, hình tháp, hình bầu dục, hình cốc, hình máng. Yêu cầu bình uống nước cho gà cần có các đặc điểm sau: Không bị tắc nghẽn, không bị rỉ nước, không nhiễm bẩn...Tuy nhiên đối với những hộ chăn nuôi nhỏ thường sử dụng bình chân không [6].

1.5.2.4. Chọn con giống và mật độ nuôi

* Chọn con giống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi mua giống cần tìm hiểu kĩ về nguồn gốc xuất xứ cửa con giống, nên chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất giống có uy tín là những cơ sở có giấy phép đăng ký sản xuất con giống đảm bảo chất lượng, được các cấp có thẩm quyền cấp và con giống ở những vùng không có dịch.

bảo các yêu cầu sau :

+ Chân đứng vững và thẳng. + Mắt tròn sáng.

+ Lông đều, bông, sạch, có màu đặc trưng của con giống. + Chân mập, mỏ lành lặn không bị dị hình.

+ Rốn khô và khép kín. + Bụng mềm và thon.

+ Khối lượng gà 1 ngày tuổi đạt từ 25 ÷ 33g và kích thước bình thường [19].

Chú ý khi chọn con giống tránh chọn những con giống có khuyết tật, được biểu hiện trong các đặc điểm sau: Mỏ vẹo, mắt kém, đồng tử méo, cổ vẹo, lưng cong vẹo, xương lưỡi hái bị vẹo, ngắn dị dạng, đi băng gối, khèo chân, hở rốn, ngón chân bị cong, sưng bàn chân, lông phát triển kém [6].

* Mật độ

Mật độ nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất của gà. Khi mật độ nuôi thích hợp gà tăng trưởng tốt và ít nhiễm bệnh. Mật độ gà nuôi: Giai đoạn từ 1 - 28 ngày tuổi: 20 - 40 con/m2, giai đoạn từ 29 - 49 ngày tuổi: 15 con/m2, giai đoạn sau 49 ngày tuổi : 8 - 10 con/m2 [19].

1.5.3. Chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh cho gà 1.5.3.1. Chăm sóc nuôi dưỡng 1.5.3.1. Chăm sóc nuôi dưỡng

* Giai đoạn gà con

Gà con mới nở khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt cơ thể rất kém, do đó ảnh hưởng tới sức đề kháng của gà. Vì vậy ở giai đoạn này tỷ lệ gà thất thoát là khá cao. Úm gà con đây là một trong những giai đoạn cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của gà ở các giai đoạn tiếp theo.Vì vậy chúng ta cần chú ý nhiệt độ chuồng úm bằng cách quan sát mức độ phân tán của đàn gà quanh chụp úm hay đèn úm.

Nếu nhiệt độ úm thích hợp (nhiệt độ úm tối ưu): thì gà con thoải mái và lúc nào cũng thấy gà đi ăn và uống nước, phản ứng linh hoạt với tiếng ồn. Và đàn gà phân tán đều quanh chuồng nuôi. Khi nhiệt độ tối ưu thì gà ăn nhiều nhất, gà có bộ lông bóng và sạch sẽ.

Nếu nhiệt độ úm nóng quá gà con nằm xa nguồn nhiệt. Gà ăn ít, uống nhiều nước, gà há mỏ thở nhiều, gà yếu ớt và chậm lớn. Nếu nóng quá gà sẽ chết hàng loạt.

Nếu nhiệt độ úm không đủ gà con túm tụm lại dưới đèn úm hoặc chụp úm hay nằm chồng chất lên nhau để lấy nhiệt lẫn nhau. Nếu tình trạng này kéo dài gà đi phân lỏng, chân lạnh và gà kêu liên hồi không dứt trong khi thức ăn vẫn đầy máng.

Gà con mới nở cần cho uống nước sạch và tăng sức đề kháng bằng cách trong những ngày đầu pha vào nước 5 - 10 gam glucose và 1 - 2 gam vitamin C vào 1 lít nước, sau khi gà uống nước được 1-2 giờ chúng ta mới cho gà tập ăn thức ăn như tấm, bắp…

Gà con sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy thức ăn cho gà ăn phải đày đủ về số lượng và chất lượng. Trong 3 tuần đầu cho gà ăn cả ngày lẫn đêm. Đến tuần thứ 3 về sau nên cho gà ăn theo bữa và theo trọng lượng của gà ở các tuần tuổi khác nhau [19].

* Giai đoạn gà giò đến trưởng thành

Gà ăn nhiều, lớn nhanh và bắt đầu hoàn thiện dần bộ lông. Đây cũng là giai đoạn trong khẩu phần ăn chúng ta có thể giảm lượng bột cá và tăng cường thức ăn hạt. Tuy nhiên vào những ngày thời tiết nóng, nhất là vào khoảng 10-16 giờ nên hạn chế hay tốt nhất chúng ta không nên cho gà ăn, mà cho gà uống nước mát pha với vitamin C hay antistress, nhằm hạn chế stress nhiệt [9].

Để đạt kết quả kinh tế cao, người chăn nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt những nội quy thú y, thực hiện nghiêm ngặt công tác rửa chuồng, tẩy uế và khử trùng trước khi đưa gà vào chuồng nuôi. Trong quá trình nuôi dưỡng phải thường xuyên kiểm tra theo dõi tình trạng sức khoẻ của đàn gà, nếu phát hiện có điều gì bất thường, cần báo với cán bộ thú y để can thiệp kịp thời.

Bảng 1.2. Lịch phòng bệnh cho gà

Ngày tuổi Vaccin

1 ngày tuổi Tiêm phòng bằng vaccine Marek

1 - 4 ngày tuổi Cho uống Gluco, vitamin C hoặc B-complex (5g đường gluco, 1g vitamin C, 5ml B-complex/1 lít nước uống), phòng bệnh đường ruột bằng Octamix amocycline + Colistin 1g/4-6 lít nước.

5 ngày tuổi Nhỏ mắt, mũi vaccine phòng bệnh Newcastle lần 1.

7 ngày tuổi Nhỏ mắt, mũi vaccine Gumboro lần 1, phòng bệnh Newcastle đậu gà (dưới da cánh).

14 ngày tuổi Nhỏ mắt, mũi vaccine Gumboro lần 2.

8-12 ngày tuổi Phòng bệnh hô hấp bằng Tylosin 1g/1 lít nước. 15 ngày tuổi Tiêm phòng vaccin cúm gà lần 1 (dưới da cổ). 17 ngày tuổi Nhỏ mắt, mũi vaccine Gumboro lần 3.

21 ngày tuổi Tiêm phòng vaccin newcastle hệ 1 (dưới da cánh). 42 ngày tuổi Tiêm phòng vaccin newcastle hệ 1 lần 2.

45 ngày tuổi Tiêm phòng vaccin H5N2, tiêm dưới da cổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra trong quá trình nuôi dưỡng có thể bổ sung một lượng rất nhỏ kháng sinh và thuốc phòng cầu trùng, đường ruột, song đối với gà lấy thịt thì hạn chế dùng kháng sinh. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì cần ngừng sử dụng trước khi giết mổ đối với tất cả các loại kháng sinh tối thiểu là 10 ngày [19].

1.6. Thành phần dinh dưỡng của tấm gạo và ngô xay*Năng lượng trao đổi của tấm gạo *Năng lượng trao đổi của tấm gạo

Giá trị năng lượng trao đổi của tấm gạo là 3000 kCal/kg, trong đó tỉ lệ thành phần trăm các chất như sau: Protein thô 9 %, mỡ thô: 1.7 %, xơ thô: 0.8 %, lizin 0.33 %, metionin 0.19%, Canxi 0.11 %, Photpho tổng số 0.2 % [14].

*Năng lượng trao đổi của ngô

Giá trị năng lượng trao đổi của ngô là 3200-3400 KCal/kg, trong đó tỷ lệ phần trăm các chất như sau: Protein thô 8-10 %, mỡ thô: 4 -4.5 %, xơ thô: 2 %, trong đó hàm lượng Caroten khá cao [19].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tảo Nanochloropsis oculata Hibberd Gà Ri (Gallus gallus otomesticus)

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Phòng thí nghiệm Thực vật bậc thấp - Khoa sinh - Đại học Vinh Phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (Nghệ An) Tại số nhà 16 - Đường Võ Thị Sáu - Khối 11 Phường Trường Thi - TP Vinh, Nghệ An.

Tại gia đình (Xóm 6 - Quảng Đông - Quảng Xương - Thanh Hoá) Tại phòng Hoá thực phẩm Khoa hoá - Đại học Vinh.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 3/2011 đến tháng 10/2011 cụ thể như sau: Từ tháng 3/2011 - 9/2011 nghiên cứu sự sinh trưởng của tảo

Nanochloropsis oculata trên môi trường F2 và nuôi tảo thu sinh khối. Tháng 8 - 2011 tạo chế phẩm Tảo.

Từ 9/ 2011 -10/2011 bố trí thí nghiệm nuôi gà Ri với khẩu phần thức ăn có bổ sung chế phẩm tảo.

Tháng 11/2011 phân tích thành phần Protein thịt gà trong các lô thí nghiệm từ đó đánh giá hiệu quả của chế phẩm tảo bổ sung.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp trồng và thu sinh khối tảo Nanochloropsis oculata

2.3.1.1. Nhân giống tảo trong phòng thí nghiệm

Tảo Nanochloropsis oculata được Phân viện nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (Nghệ An) cung cấp. Tảo sau khi lấy về được nuôi trồng trong

phòng thí nghiệm trên môi trường F/2 để đảm bảo cung cấp giống cho việc nuôi tảo ngoài trời, đồng thời theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý và mật độ tảo qua từng giai đoạn.

Bảng 2.1. Thành phần môi trường F/2 của Guillard [3]. Dung dịch 1 Các thành phần Số lượng (mg/l) NaNO3 75 NaH2PO4. H2O 5 Dung dịch 2. Các thành phần Số lượng (mg/l) Na2SiO3.9H20 30 Dung dịch 3. Các thành phần Số lượng (mg/l) Na2EDTA 4,36 CoCl2.6H2O 0,01 CuSO4.5H2O 0,01 FeCl3.6H2O 3,15 MnCl2.4H2O 0,18 Na2MoO4.6H2O 0,006 ZnSO4.H2O 0,022

Vitamin

Các thành phần Số lượng (mg/l) Thiamin (B1) 0,1

Biotin (B6) 0,0005 Riboflavin (B12) 0,0005

2.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của tảo Nanochloropsis oculata

* Phương pháp đếm số lượng tế bào

Lấy mẫu tảo: mẫu được lấy vào lúc 8 giờ sáng. Dùng ống hút tảo, hút khoảng 20 ml tảo ở bể nuôi cấy cho vào cốc đong có thể tích 250 ml. Mẫu tảo được pha loãng 5 lần bằng nước cất, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch foocmol 4% để cố định mẫu tảo. Lắc đều mẫu tảo sau đó dùng ống hút, hút nhỏ một giọt dung dịch tảo vào buồng đếm Goriaev, để vài phút cho tảo ổn định, sau đó dùng lamen đậy nhẹ nhàng, để lắng một lúc rồi đưa lên kính hiển vi để đếm.

2.3.1.3. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đo pH : dùng test pH độ chinh xác 0,5 đo hàng ngày vào lúc 8 giờ và 14 giờ

Đo nhiệt độ : dùng nhiệt kế thuỷ ngân độ chính xác 10C đo hàng ngày vào lúc 8 giờ và 14 giờ.

Độ mặn : dùng tỉ trọng kế độ chính xác 10

00 đo khi chuẩn bị nước và hàng ngày vào lúc 8 giờ và 14 giờ.

2.3.2. Phương pháp thu hoạch và bảo quản tảo

Bước 1: Thu hoạch tảo bằng phương pháp li tâm.

Bước 2: Tảo li tâm được sấy khô và bảo quản trong túi nilon cất giữ để làm nguyên liệu cho thí nghiệm sau.

2.3.3. Phương pháp tạo chế phẩm tảo

Sinh khối tảo sau khi thu hoạch, sấy khô được nghiền thành dạng bột mịn để tạo chế phẩm phục vụ cho nghiên cứu sau này. Chế phẩm bao gồm tảo khô Nanochloropsis oculata và chất phụ gia, được chế biến thành dạng bột mịn, sấy khô và bảo quản trong bao nilon ở nơi thoáng mát.

2.3.4. Phương pháp chế biến thức ăn cho gà

Sử dụng thức ăn nuôi gà là những phế phẩm nông nghiệp như tấm gạo, ngô xay với tỷ lệ 1:1 và kết hợp bổ sung chế phẩm tảo theo tỷ lệ mg tuỳ thuộc

Một phần của tài liệu Nuôi trồng tạo sinh khối tảo nanochloropsis oculata hibberd và nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên sự sinh trưởng, chất lượng thịt gà ri luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 25)