Ảnh hưởng của chế phẩm tảo Nanochloropsis oculata lên quá trình sinh

Một phần của tài liệu Nuôi trồng tạo sinh khối tảo nanochloropsis oculata hibberd và nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên sự sinh trưởng, chất lượng thịt gà ri luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 48 - 56)

sinh trưởng của gà Ri

Tảo Nanochloropsis oculata sau khi thu sinh khối được sử dụng làm nguyên liệu tạo “ Chế phẩm tảo” để nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên sự sinh trưởng của gà Ri trong suốt quá trình nuôi (bao gồm 2 lô đối chứng và 3 lô thí nghiệm) qua các giai đoạn: sau 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần nuôi.

Trong thí nghiệm về ảnh hưởng của chế phẩm tảo lên sự sinh trưởng của gà từ 0 - 8 tuần nuôi. Ở lô Đ/C1 thức ăn cho gà (tấm gạo + ngô xay), lô Đ/C2 thức ăn cho gà là cám công nghiệp và các lô thí nghiệm: lô 1, lô 2, lô 3 thức ăn dùng cho thí nghiệm là ngô xay và tấm gạo (với tỉ lệ 1:1) có bổ sung thêm lượng chế phẩm tảo từ 100 - 300 mg/ 100g thức ăn tuỳ vào từng lô thí nghiệm tương ứng.

3.5.1. Ảnh hưởng của chế phẩm tảo Nanochloropsis oculata lên quá trình sinh trưởng của gà Ri sau 2 tuần nuôi thí nghiệm sinh trưởng của gà Ri sau 2 tuần nuôi thí nghiệm

Bảng 3.4. Trọng lượng gà của các lô thí nghiệm sau 2 tuần nuôi

Lô Đ/C1 420g thức ăn (ngô xay +

tấm gạo) 281 100 Lô Đ/C2 420g cám công nghiệp 374 133.09

Lô 1 420 mg chế phẩm tảo + 420g thức ăn 316 112.45 Lô 2 840 mg chế phẩm tảo + 420 g thức ăn 331 117.79 Lô 3 1260 mg chế phẩm tảo + 420 g thức ăn 345 122.77 Qua bảng 3.4 và biểu đồ hình 3.4 cho thấy: sau 2 tuần thả gà giống, ở tất cả các lô thí nghiệm gà đều sinh trưởng tốt, trọng lượng trung bình của gà ở các lô thí nghiệm đã có sự thay đổi. Gà ở lô Đ/C1 có trọng lượng trung bình thấp nhất (281g/con), cao nhất ở lô Đ/C2 là (374g/con) đạt 133,09 %. Gà ở các lô thí nghiệm cho ăn thức ăn có bổ sung chế phẩm tảo đều có trọng lượng trung bình tăng. Trọng lượng trung bình của gà tăng tỉ lệ thuận với hàm lượng chế phẩm tảo bổ sung vào khẩu phần ăn của gà ở (lô 1; lô 2; lô 3) và cao nhất ở lô 3 là (345g/con) đạt 122,77% (tăng 22,77%) so với lô Đ/C1 (ăn ngô xay và tấm gạo với tỉ lệ 1:1), điều này cho thấy chế phẩm tảo bổ sung vào thức ăn của gà đã có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gà.

Như vậy, bước đầu cho thấy việc bổ sung chế phẩm tảo Nanochloropsis oculatađã có ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng của gà Ri ở giai đoạn 2 tuần nuôi.

Hình 3.4. Biểu đồ so sánh trọng lượng gà của các lô thí nghiệm sau 2 tuần nuôi

Khi so sánh trọng lượng trung bình gà ở lô Đ/C2 (cám tổng hợp) với các lô thí nghiệm (lô 1- lô 3) ta thấy ở lô Đ/C2 trọng lượng trung bình của gà là (374g) đạt 133.09% (tăng 33,09%) cao hơn so với các lô thí nghiệm thí nghiệm, điều này có thể lý giải được vì trong thành phần thức ăn cám tổng hợp giàu dinh dưỡng hơn thành phần thức ăn là phế phẩm nông nghiệp có bổ sung chế phẩm tảo ở các lô thí nghiệm nên gà ở lô Đ/C2 sinh trưởng tốt hơn.

3.5.2. Ảnh hưởng của chế phẩm tảo Nanochloropsis oculata lên quá trình sinh trưởng của gà Ri sau 4 tuần nuôi thí nghiệm sinh trưởng của gà Ri sau 4 tuần nuôi thí nghiệm

Bảng 3.5. Trọng lượng gà của các lô thí nghiệm sau 4 tuần nuôi

Lô thí nghiệm

Lượng thức ăn / con (từ 2 - 4 tuần nuôi

thí nghiệm)

Trọng lượng trung bình (g) của gà trống và gà mái

Trống Mái Lô

Đ/C1

560g thức ăn

(ngô xay + tấm gạo) 412.5 369.7 391 100 Lô Đ/C2 560g cám công nghiệp 604.7 557.5 581 148.59 Lô 1 560 mg chế phẩm tảo + 560g thức ăn 476.8 437.1 457 116.88 Lô 2 1120 mg chế phẩm tảo + 560g thức ăn 516.9 469.6 493 126.09 Lô 3 1680 mg chế phẩm tảo + 560g thức ăn 550.4 503.7 527 134.78 Qua bảng 3.5 và hình 3.5 cho thấy trọng lượng trung bình của gà ở các lô thí nghiệm sau 4 tuần nuôi thí nghiệm đều tăng trưởng theo thời gian nuôi và ở các lô có sự chênh lệch đáng kể. Khi so sánh trọng lượng của gà ở lô Đ/C1 và các lô thí nghiệm (lô 1- lô 3) chúng tôi nhận thấy trọng lượng trung bình của gà tăng trưởng thấp nhất ở lô ĐC1 là (391g/con), còn ở các lô thí nghiệm lô1, lô2, lô3 trọng lượng của gà tăng tỉ lệ thuận với hàm lượng chế phẩm tảo bổ sung vào khẩu phần ăn và cao nhất ở lô3 là (527g/con) đạt 134.78% (tăng 34,78%) so với lô Đ/C1, như vậy qua kết quả này, theo chúng tôi ở giai đoạn này giá trị dinh dưỡng của chế phẩm tảo Nanochloropsis oculatađã có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của gà.

Khi so sánh giữa lô Đ/C2, lô 3 với lô Đ/C1 chúng tôi nhận thấy trọng lượng trung bình của gà ở lô Đ/C2 và lô 3 tăng khá cao so với lô Đ/C1. Trong đó trọng lượng trung bình cao nhất ở lô Đ/C2 là (581g/con) đạt 148,59% (tăng 48,59 %), tiếp đến lô 3 là (527g/con) đạt 134,78% (tăng 34,78 %). Điều này chứng tỏ gà ăn thức ăn chủ yếu là cám công nghiệp (lô Đ/C2) cho tăng

trọng lớn nhất.

Hình 3.5. Biểu đồ so sánh trọng lượng gà của các lô thí nghiệm sau 4 tuần nuôi

3.5.3. Ảnh hưởng của chế phẩm tảo Nanochloropsis oculata lên quá trình sinh trưởng của gà Ri sau 6 tuần nuôi thí nghiệm sinh trưởng của gà Ri sau 6 tuần nuôi thí nghiệm

Bảng 3.6. Trọng lượng gà của các lô thí nghiệm sau 6 tuần nuôi

Lô thí nghiệm

Lượng thức ăn / con (từ 4 - 6 tuần nuôi thí nghiệm) Trọng lượng trung bình (g) của gà trống và gà mái Trống Mái Lô Đ/C1 720g thức ăn (ngô xay + tấm gạo) 549.7 470.4 510 100 Lô Đ/C2 720g cám công nghiệp 842.4 789.8 816 160 Lô 1 720 mg chế phẩm tảo + 720g thức ăn 624.5 589.6 607 119.02 Lô 2 1440 mg chế phẩm tảo + 720g thức ăn 685.2 632.7 659 129.22 Lô 3 2160 mg chế phẩm tảo + 720g thức ăn 772.5 686.4 729 142.94

Hình 3.6. Biểu đồ so sánh trọng lượng gà của các lô thí nghiệm sau 6 tuần nuôi

Qua bảng 3.6 và biểu đồ hình 3.6 cho thấy: sau 6 tuần thả gà giống trọng lượng trung bình của gà ở các lô đều tăng và ở các lô có sự chênh lệch khá cao. Trong đó các lô thí nghiệm lô 1; 2; 3 trọng lượng trung bình ở gà tăng theo tỉ lệ thuận với lượng chế phẩm tảo bổ sung vào khẩu phần ăn của gà, cao nhất ở lô 3 có trọng lượng trung bình (729g/con) đạt 142,94 % (tăng 42,94 %) so với trọng lượng gà ở lô Đ/C1 (chỉ ăn ngô xay và tấm gạo).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi so sánh giữa lô Đ/C2, lô 3 với lô Đ/C1 chúng tôi nhận thấy trọng lượng trung bình ở cả ba lô nghiên cứu có sự chênh lệch rõ rệt. Trong đó trọng lượng trung bình cao nhất ở lô Đ/C2 là (816g/con) đạt 160% (tăng 60 %), tiếp đến lô 3 là (729g/con) đạt 142,94% (tăng 42,94 %) và thấp nhất ở lô Đ/C1 là 510g/con. Từ kết quả so sánh chúng tôi nhận thấy gà ở mỗi lô thí nghiệm khi cho ăn khẩu phần thức ăn khác nhau có sự chênh lệch về khối lượng khá cao. Ở lô Đ/C2 chúng tôi chỉ cho gà ăn thức ăn là cám công nghiệp nên về mặt dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đầy đủ hơn gà ở Đ/C1 chỉ ăn thức ăn là phế phẩm nông nghiệp.

3.5.4. Ảnh hưởng của chế phẩm tảo Nanochloropsis oculata lên quá trình sinh trưởng của gà Ri sau 8 tuần nuôi thí nghiệm

Bảng 3.7. Trọng lượng gà của các lô thí nghiệm sau 8 tuần nuôi

Lô thí nghiệm

Lượng thức ăn / con (từ 6 - 8 tuần nuôi thí nghiệm) Trọng lượng trung bình (g) của gà trống và gà mái Trống Mái Lô Đ/C1

910g thức ăn (ngô xay

+ tấm gạo) 686.5 629.5 658 100 Lô Đ/C2 910g cám công nghiệp 1124.3 1017.8 1071 162.77 Lô 1 910 mg chế phẩm tảo + 910g thức ăn 833.2 746.75 789 119.91 Lô 2 1820 mg chế phẩm tảo + 910 g thức ăn 903.6 813.9 859 130.55 Lô 3 2730 mg chế phẩm tảo + 910 g thức ăn 994.5 897.6 946 143.77 Qua bảng 3.7 và biểu đồ hình 3.7 cho thấy sau 8 tuần thả gà giống, ở các lô thí nghiệm gà đều sinh trưởng phát triển tốt. Trọng lượng trung bình của gà ở giai đoạn này tăng khá cao và cao hơn các giai đoạn trước, điều này có thể giải thích được vì theo đặc điểm sinh học của gà ở giai đoạn này là giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất về trọng lượng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phản ánh rõ điều đó (hình 3.7). Gà ở lô Đ/C1 đã tăng từ 510 g/con lên 658 g/con, ở lô Đ/C2 tăng từ 816g/con lên 1071g/con (xem bảng 3.7 và hình 3.7). Các lô 1; 2 và 3 trọng lượng trung bình của gà tăng tỉ lệ thuận với

sự tăng hàm lượng chế phẩm tảo, cao nhất là lô 3 có trọng lượng tăng từ 792g/con lên 946g/con và tăng hơn hẳn so với lô Đ/C1 (tăng 43,77%).

Hình 3.7. Biểu đồ so sánh trọng lượng gà của các lô thí nghiệm sau 8 tuần nuôi

Một phần của tài liệu Nuôi trồng tạo sinh khối tảo nanochloropsis oculata hibberd và nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên sự sinh trưởng, chất lượng thịt gà ri luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w