Ảnh hưởng của các mức thay thế protein bột nhân hạt cao su cho bột cá trong khẩu phần ăn đến hệ số chuyển đổi (FCR) thức ăn của cá Rô ph

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thay thế một phần nguồn protein bột cá bằng protein bột nhân hạt cao su trong khẩu phần ăn của cá rô phi (oreochromis niloticus) nuôi trong giai luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 54 - 56)

trong khẩu phần ăn đến hệ số chuyển đổi (FCR) thức ăn của cá Rô phi

Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá ở các công thức thí nghiệm qua các lần kiểm tra được thể hiện trên bảng 3.9

Bảng 3.10. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá rô phi nuôi ở các công thức thí nghiệm

Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (S.E). Các chữ

đính kèm bên trên minh họa cho sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.9 cho ta thấy hệ số FCR không lớn FCR toàn đợt thí nghiệm ở công thức 1: 2,405±0,154, công thức 2 là 2,473±0,050 công thức 3 là 2,501±0,054 công thức 4 là 2,738±0,164. FCR trong quá trình nuôi từ 2,105±0,438 – 4,218±0,629. FCR trong quá trình nuôi ổn định ở các mức thay thế khác nhau FCR không chênh lệch nhau lớn. Các công thức có sự sai khác nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê qua các lần kiểm tra (p>0,05).

Từ kết quả trên cho thấy do hàm lượng chất kháng dinh dưỡng (HCN) có trong nhân hạt cao su sau khi xữ lý nhiệt ẩm đã giảm xuống nên ảnh hưởng rất ít đến sự chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá.

Lần kiểm tra CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 2 2,134±0,059a 2,176±0,043a 2,253±0,044a 2,403±0,182a 3 2,252±0,111a 2,254±0,212a 2.261±0,280a 2,295±0,102a 4 2,822±0,178a 2,125±0,066a 2,192±0,091a 2,708±0,650a 5 2,105±0,438a 3,254±0,588a 2,590±0,382a 2,848±0,471a 6 3,229±0,234a 3,232±0,242a 3,873±0,516a 4,218±0,629a Toàn đợt 2,405±0,154a 2,473±0,050a 2,501±0,054a 2,738±0,164a

Như vậy, ta có thể thay thế protein bột nhân hạt cao su cho bột cá trong khẩu phần ăn của cá Rô phi vằn ở mức từ 10 – 30%, tốt nhất là thay thế 10 – 20% nhằm giảm chi phí thức ăn mà không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá.

Ta có thể thay thế protein bột nhân hạt cao su cho protein bột cá ở mức cao như vậy là do:

+ Thành phần dinh dưỡng có sẵn trong nhân hạt cao su khá lớn, hàm lượng protein cao hạt tươi là 15,3%, khô 22,81% sau khi xử lý nhiệt ẩm là 28% so với vật chất khô có trong nhân hạt cao su.

+ Hàm lượng các acid amin của bột nhân hạt cao su theo nghiên cứu của FAO thì rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cá Rô phi nuôi.

+ Mặt khác sau khi xử lý nhiệt và ngâm nước thì hàm lượng HCN trong bột nhân hạt cao su giảm xuống đáng kể 150mg/100g.

Trần Ngọc Hùng, Trịnh Thị Thắm, Khamsavath Nuonthasing (2008) "Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức thay thế protein bột cá bằng protein bột nhân hạt cao su lên một số chỉ tiêu sinh lý cá Rô phi vằn (O. niloticus)". Nghiên cứu cho thấy ở mức thay thế 5%, 10%, 15% sự thay thế làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, hệ số chuyển đổi thức ăn và các chỉ số huyết học của cá so với công thức nền (100% bột cá) tuy nhiên sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê.

Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Sỹ Hiếu (2009), "Thử nghiệm sử dụng protein bột nhân hạt cao su thay thế một phần protein bột cá trong khẩu phần ăn của cá Rô phi O. niloticus giai đoạn nuôi thương phẩm trong giai". Nghiên cứu cho thấy ở mức thay thế 5%, 10%, 15% tuy có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn nhưng sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê (p>0.05)

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Duy Đường (2010), trong luận văn tốt nghiệp cho rằng thay thế mức 10% nhân hạt cao su trong khẩu phần ăn của cá Rô phi vằn là tốt nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thay thế một phần nguồn protein bột cá bằng protein bột nhân hạt cao su trong khẩu phần ăn của cá rô phi (oreochromis niloticus) nuôi trong giai luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 54 - 56)