Sự biến động của các yếu tố môi trường thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thay thế một phần nguồn protein bột cá bằng protein bột nhân hạt cao su trong khẩu phần ăn của cá rô phi (oreochromis niloticus) nuôi trong giai luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 39 - 41)

Biến động của yếu môi trường nước ở các giai bố trí thí nghiệm là không có sự sai khác nhau do các giai đó được bố trí trong một ao. Sự biến động các yếu tố môi trường chỉ biến động theo thời gian và được thể hiện được thể hiện ở Bảng 3.4:

Bảng 3.4. Biến động của các yếu tố môi trường nước trong thời gian thí nghiệm

Thành phần dinh dưỡng thức ăn (%) CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 Protein 23,77 23,55 23,53 23,53 Lipid 6,73 8,26 9,82 11,76 Tro 7,71 7,59 7,63 7,84 Nước 7,78 7,58 7,38 7,15

Chỉ tiêu Thời gian Min Max TB Nhiệt độ (oC) Sáng 25,00 28,00 26,30±0,96 Chiều 26,00 30,00 28,08±1,00 pH Sáng 6,70 8,30 6,70 - 8,30 Chiều 6,80 8,90 6,80 - 8,90 DO (mg/lít) Sáng 4,00 6,00 4,62±0,67 Chiều 4,00 7,00 5,70±0,85

Từ Bảng 3.4 cho thấy các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm các yếu tố môi trường tương đối ổn định:

* Nhiệt độ môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm nằm trong khoảng 25 – 30oC, nhiệt độ trung bình vào buổi sáng 26,3±0,96oC, buổi chiều 28,08oC nhiệt độ trong ngày dao động không lớn. Nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm ổn định, đây là khoảng thời gian thích hợp để thả cá nuôi, tuy nhiên những ngày đầu khi mới thả cá nhiệt độ khá cá lại vận chuyển ở xa đến nên cá yếu cần thời gia thích nghi .

* pH trong thời gian thí nghiệm dao động từ 6,7 – 8,9. pH buổi sáng từ 6,7 – 8,3, buổi chiều từ 6,8 – 8,9, pH dao động trong ngày không lớn.

* Oxy hòa tan (DO): DO môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm tương đối cao từ 4 - 7. DO trung bình vào buổi sáng 4,62±0,67 mg/l, buổi chiều 5,70±0,85 mg/l. Sự dao động của hàm lượng oxy hòa tan trong trong thời gian thí nghiệm không lớn.

So với kết quả của một số nghiên cứu về môi trường sống của cá Rô phi như: Blarin và Haller, 1982 cho rằng ngưỡng gây chết về nhiệt độ thấp nhất là: 11oC cao nhất là 42 oC nhiệt độ thích hợp cho cá Rô phi phát triển là 20 - 350C và tối ưu từ 28 - 300C, còn Nguyễn Đức Hội, 1997 cho rằng giới hạn chịu đựng về pH là5,00 - 11,00 khoảng thích hợp cho cá phát triển từ 6,50 - 9,00. Theo Chervinski, 1982 thì cá Rô phi có thể chịu đựng được ở vùng nước có hàm lượng oxy hoà tan thấp 1,00 mg/l và khoảng thích hợp cho cá phát triển là lớn hơn hoặc bằng 4,00 mg/l.

Như vậy kết quả thu được cho thấy trong thời gian thí nghiệm các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho cá Rô phi vằn sinh trưởng, phát triển. Điều này cho thấy các yếu tố môi trường ảnh hưởng rất ít tới việc nghiên cứu và bố trí thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thay thế một phần nguồn protein bột cá bằng protein bột nhân hạt cao su trong khẩu phần ăn của cá rô phi (oreochromis niloticus) nuôi trong giai luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 39 - 41)