lượng của cá Rô phi thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu về khối lượng trung bình của cá Rô phi ở các lô thí nghiệm được thể hiện qua Bảng 3.5
Bảng 3.5. Khối lượng trung bình của cáccông thức thí nghiệm
Lần đo CT1 CT2 CT3 CT4 1 1,181±0,090a 1,104±0,104a 1,111±0,104 a 1,163±0,118 a 2 3,293±0,032 a 3,176±0,020 a 3,192±0,020 a 3,121±0,079 a 3 6,767±0,138 a 6,405±0,085 a 6,185±0,085 ab 5,166±0,163 b 4 9,543±0,234 a 9,348±0,143ab 8,326±0,143 bc 6,974±0,621 c 5 11,075±0,140 a 10,818±0,354 ab 9,961±0,354 bc 8,494±0,152 c 6 12,845±0,067 a 12,267±0,129 ab 11,383±0,129 bc 9,506±0,314 c
Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (S.E), n = 30.
Các chữ đính kèm bên trên minh họa cho sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05)
Bảng 3.5 cho thấy khối lượng của cá Rô phi thí nghiệm tăng trưởng theo thời gian nuôi. Cá bé nhất lúc thả thí nghiệm có khối lượng trung bình là 1,104 ± 0,104g nằm ở công thức 2 và lớn nhất sau khi kết thúc thí nghiệm đạt 12,845 ± 0,067g nằm ở công thức 1.
Trong đó, khối lượng trung bình ở các lần đo với các mức thay thế khác nhau thì khác nhau. Sau khi thả 10 ngày, cá thí nghiệm có khối lượng nhỏ nhất ở công thức 4 và lớn nhất ở công thức 1. Nhưng giữa 4 công thức sai khác nhau là không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Sang lần đo thứ 3, khối lượng trung bình ở công thức 1 đạt 6,767±0,138g, công thức 2 đạt 6,405±0,085g, công thức 3 là 6,185 ±0.085g, bé nhất vẫn là công thức 4 với 5,166 ± 0.163. Ở lần đo thứ 3, công thức 1 và 2 sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng đã bắt đầu có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa công thức 1, 2 so với nghiệm thức 4 (p<0,05). Công thức 3 sai khác không có ý nghĩa thống kê với công thức 1, 2, và công thức 3 cũng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức 4 (p>0,05).
Từ lần đo thứ 4 đến lúc kết thúc thí nghiệm, công thức 1 và 2 sai khác là không có ý nghĩa thống kê với khối lượng trung bình ở công thức 1 sau khi kết thúc thí nghiệm là 12,845±0,067g, công thức 2 là 12,267±0.129g. Nhưng giữa công thức 1 và công thức 3 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Giữa nghiệm thức 2 và công thức 3 sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), công thức 1, 2 sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với công thức 4, nhưng công thức 3 và 4 lại sai khác không có ý nghĩa thống kê với (p>0,05), khối lượng trung bình lần lượt công thức 3 là 11,383 ± 0,29 công thức 4 là 9,506 ± 0,314g.
Từ kết quả kiểm tra về khối lượng ta thấy cá thả là cá giống cỡ nhỏ nhưng khá đồng đều về kích cở, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05) của cá ở các giai thí nghiệm lúc thả.
Khối lượng trung bình của cá tăng trưởng theo thời gian nuôi và ở công thức 1 và công thức 2 cá tăng trưởng tương đối nhanh và đồng đều sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), cá nuôi ở công thức 3 lại sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với công thức 1, 2. Riêng công thức 4 do mức thay thế cao nên cho dù đã xử lý bằng nhiệt và ngâm bằng nước ấm nhưng hàm lượng HCN còn dư lại vẫn làm cá tăng về khối lượng kém hơn so với kết quả thu được từ những mức thay thế nhỏ hơn.
Kết quả so sánh tốc độ tăng trưởng về khối lượng giữa các nghiệm thức được thể hiện rỏ hơn ở Bảng 3.6, Hình 3.2 và Hình 3.3, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ngày (AWR g/ngày) và tốc độ sinh trưởng đặc trưng SWR %/ngày) về khối lượng của cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus).
Bảng 3.6. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ngày (AWR g/ngày) và tốc độ sinh
trưởng đặc trưng (SWR %/ngày) về khối lượng của cá Rô phi vằn(O. niloticus).
Lần đo Chỉ tiêu Công thức thí nghiệm CT1 CT2 CT3 CT4 1-2 AWR 0,211±0,008a 0,207±0,012 a 0,208±0,004 a 0,196±0,015 a SWR 10,254±0,725 a 10,567±1,013 a 10,554±0,241 a 9,872±1,113 a 2-3 AWR 0,347±0,017 a 0,323±0,01 a 0,299±0,004 ab 0,205±0,009 b SWR 7,203±0,3 a 7,015±0,195 a 6,615±0,089 ab 5,039±0,115 b 3-4 AWR 0,278±0,018 a 0,294±0,009 a 0,214±0,009ab 0,181±0,048 b SWR 3,437±0,193 a 3,781±0,093 a 2,973±0,107ab 3,001±0,613 b 4-5 AWR 0,153±0,035 a 0,147±0,024 a 0,164±0,026a 0,152±0,052 a SWR 1,489±0,345 a 1,46±0,211 a 1,793±0,275 a 1,972±0,754a 5-6 AWR 0,177±0,02 a 0,145±0,048 a 0,142±0,015 a 0,101±0,031 a SWR 1,482±0,174 a 1,257±0,433 a 1,334±0,147 a 1,126±0,333 a
Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (S.E), n = 30.
Các chữ đính kèm bên trên minh họa cho sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.6 cho thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân ngày (AWR /ngày) về khối lượng ở 4 công thức dao động từ 0,101±0,031 – 0,347±0.017 g/ngày. Và tốc độ sinh trưởng tương đối về khối lượng (SWR%/ngày) dao động từ 1,126±0,333 - 10,567±1,013%/ngày, tốc độ sinh trưởng của cá Rô phi ở các công thức có sự khác nhau rất ít và sai khác có ý nghĩa ở lần đo thứ 3 và thứ 4 (p<0,05) sai khác giữa công thức 4 và các công thức còn lại.
Hình 3.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá ở 4 công thức thí nghiệm
Hình 3.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tương đối của cá ở 4 công thức thí nghiệm
Bảng 3.6 và Hình 3.1 cho thấy tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của cá Rô phi sau khi thả làm quen với môi trường sống cá bắt đầu tăng trưởng rất nhanh ở lần đo 2, 3 và 4 sau đó có xu hướng giảm xuống ở các lần đo sau.
Ở 10 ngày đầu tăng trưởng tuyệt đối ở các công thức sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 20 và 30 ngày nuôi ở công thức 1, 2, 3 sai khác không có ý nghĩa thống kê, công thức 3 và công thức 4 cũng không sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhưng công thức 1, 2 so với công thức 4 đã có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Lần đo 5 và 6 tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ở các công thức giảm xuống rỏ rệt và sự sai khác giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.6 và Hình 3.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đối ban đầu cao sau đó giảm dần ở các lần đo sau điều này phù hợp với đặc điểm sinh học của cá, tăng trưởng phù hợp từng độ tuổi và thời gian nuôi. Giữa các nghiệm thức tốc độ tăng trưởng có sự chênh lệch nhau không lớn.
Những ngày đầu tốc độ tăng trưởng tương đối rất cao đạt 10,254±0,725 ở CT1 10,567±1,013 ở CT2, đạt 10,554±0,241 CT3 và 9,872±1,113 g/con/ngày CT4. Sự khác nhau giữa các công thức là sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), và giảm dần theo thời gian nuôi. Lần đo thứ 3 tức sau 30 ngày nuôi thì tốc độ tăng trưởng tương đối giữa các lô thí nghiệm đã bắt đầu có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với SWR của CT1 là 7,203±0,3, CT2 là 7,015±0,195, CT37,615±0,089, CT4 là 5,039±0,115. Những lần đo cuối tốc độ tăng trưởng tương đối giảm và đạt CT1 1,482 ±0,174 CT2 1,257±0,433, CT3±1,334 0,147 1,126±0,333.
Dựa vào tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về khối lượng cho thấy khi nuôi cá ở các mức thay thế protein bột cá bằng protein bột nhân hạt cao su ở các mức khác nhau 10, 20, 30% thì ở mức thay thế 10 – 20% protein bột nhân hạt cao su thay cho bột cá cá tăng trưởng về khối lượng bình thường. Ở mức thay thế lớn 30% cá tăng trưởng nhưng tăng trưởng không đều ở các thời gian nuôi khác nhau thể hiện tăng trưởng tuyệt đối và tương đối thời gian đầu sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), sau một thời gian nuôi có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) nhưng ngay sau đó lại sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), sự tăng trưởng giữa 4 công thức sai khác không đáng kể.
Xét đến tăng trưởng về khối lượng cho thấy khối lượng trung bình tăng trưởng theo thời gian nuôi và khối lượng trung bình qua các lần kiểm tra thì thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) từ lần đo thứ 4 giữa công thức 4 và các công thức còn lại. Tuy nhiên, nếu xét về tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng thì ta thấy sự sai khác đó là không đáng kể. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa công thức 4 và các công thức còn lại thể hiện từ lần đo thứ 3, 4 của công thức thay thế bột cao su lớn nhất nhưng lần đo thứ 5, 6 khi kiểm tra thấy sự sai khác về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối giữa các công thức là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Như vậy, có thể thay thay thế hàm lượng protein bột cá bằng bột cao su ở mức 10 – 30%, tốt nhất là thay 10 – 20% còn ở mức thay thế 30% thì tùy vào điều kiện và giai đoạn phát triển của cá để thay thế vì:
+ Nhân hạt cao su có hàm lượng protein khá cao, các acid amin có trong nhân hạt cao su theo công bố của FAO thì rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cá Rô phi.
+ Sau khi xử lý bằng ngâm nước ấm và gia nhiệt thì hàm lượng HCN có trong nhân hạt cao su giảm xuống đáng kể nên có thể thay thế protein bột nhân hạt cao su thay protein bột cá nhằm giảm chi phí thức ăn.
+ Ở giai đoạn đầu bộ máy tiêu hóa của cá còn chưa thích nghi được với protein từ thực vật (bột nhân hạt cao su), bột nhân hạt cao su thơm mùi đặc trưng nhưng khi mới đem vào sử dụng cá chưa quen mùi nên còn ít sử dụng. Ngoài ra khi thay thế ở mức cao 30% protein bột nhân hạt cao su cho protein bột cá thì mặc dù đã xử lý kỹ nhưng hàm lượng HCN còn lại vẫn tích trử và làm cho sau 20 ngày nuôi cá tăng trưởng chậm lại so với các mức thay thế khác có hàm lượng thay thế nhỏ hơn, nhưng ngay sau đó cá lại tăng trưởng bình thường. Vì vậy chỉ nên thay thế 30% protein bột cá bằng bột nhân hạt cao su ở giai đoạn cá lớn, tùy vào độ tuổi và điều kiện nuôi.
3.3.2. Ảnh hưởng của sự thay thế protein đến tăng trưởng về chiều dài toàn thân của cá Rô phi ở 4 công thức thí nghiệm.