trong khẩu phần ăn đến tỷ lệ sống của cá Rô phi
Tỷ lệ sống của cá nuôi ở các công thức thức ăn thí nghiệm khác nhau được thể hiện qua bảng 3.8 và Hình 3.6.
Bảng 3.9. Tỷ lệ sống của cá rô phi ở các công thức thí nghiệm qua các lần kiểm tra
Lần đo CT1(%) CT2(%) CT3(%) CT4(%) 1 100 100 100 100.00 2 95,24±4,36 97,14±2,86 96,19±3,30 95,24±4,36 3 95,24±4,36 97,14±2,86 96,19±3,30 95,24±4,36 4 95,24±4,36 97,14±2,86 96,19±3,30 95,24±4,36 5 95,24±4,36 97,14±2,86 96,19±3,30 95,24±4,36 6 95,24±4,36 97,14±2,86 96,19±3,30 95,24±4,36
Tỷ lệ sống của cá Rô phi nuôi thí nghiệm ở các công thức thức ăn khác nhau sau khi kết thúc thí nghiệm đạt rất cao 95,24 – 97,14% .
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của cá rô phi nuôi sau khi kết thúc thí nghiệm ở các mức thay thế
Bảng 3.7 Hình 3.6 cho thấy ở 10 ngày đầu do cá thả kích cỡ còn nhỏ và những ngày thả cá nhiệt độ khá cao cá chưa thích nghi kịp thời nên ở 10 ngày nuôi đầu cá ở các lô thí nghiệm đã chết trung bình từ 0- 3 con làm cho tỷ lệ sống giảm xuống, sau đó cá thích nghi và không chết nữa và cá còn lại được duy trì đến lúc kết thúc thí nghiệm.
Do cá Rô phi có ưu điểm là phổ thích nghi rộng, ngưỡng chịu đựng cao, khả năng tiêu hóa tốt nên khi nuôi cá đạt tỷ lệ sống cao.
Kết thúc thí nghiệm tỷ lệ sống của cá ở các công thức đạt công thức 1 95,37±4,19 công thức 2 là 97,14±2,86, công thức 3 là 96,19±3,30, công thức 4 là 95,37±4,19. Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các công thức thí nghiệm nghĩa là ở các mức thay thế thức ăn khác nhau không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.
Như vậy, Ở các mức thay thế 10, 20 và 30% protein bột cá bằng protein bột nhân hạt cao su không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá Rô phi nuôi.
Vì vậy, tùy vào độ tuổi và điều kiện nuôi ta nên sử dụng thay thế từ 10 – 30% bột nhân hạt cao su thay cho bột cá trong khẩu phần ăn của cá Rô phi.