Ảnh hưởng của sự thay thế protein đến tăng trưởng về chiều dài toàn thân của cá Rô phi ở 4 công thức thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thay thế một phần nguồn protein bột cá bằng protein bột nhân hạt cao su trong khẩu phần ăn của cá rô phi (oreochromis niloticus) nuôi trong giai luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 47 - 52)

Ảnh hưởng của sự thay thế protein bột nhân hạt cao su cho protein bột cá đến tốc độ tăng trưởng về chiều dài thân trong khẩu phần ăn của cá Rô phi ở 4 nghiệm thức được thể hiện ở bảng 3.7, bảng 3.8, hình 3.4, 3.5 và 3.6.

Bảng 3.7. Chiều dài trung bình của cá Rô phi ở 4 công thức thí nghiệm

Lần đo CT1 CT2 CT3 CT4 1 4,13±0,26 a 4,03±0,34 a 3,97±0,32 a 4,10±0,24 a 2 6,14±0,67 a 6,05±0,59 a 5,97±0,58 a 6,06±0,52 a 3 7,44±0,48 a 7,13±0,63 a 7,03±0,49 a 6,97±0,56 a 4 8,49±0,81 a 8,16±0,74 a 8,01±0,74 ab 7,63±0,56b 5 9,30±1,47 a 9,00±0,93 a 8,77±0,77 ab 8,19±0,61 b 6 10,31±1,68 a 9,95±0,89 ab 9,69±0,78 b 8,96±0,56c

Ghi chú:Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (S.E), n = 30.

Các chữ đính kèm bên trên minh họa cho sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05).

Dựa vào Bảng 3.7 và Hình 3.3 ta thấy chiều dài trung bình toàn thân của cá nuôi ở 4 công thức thí nghiệm tăng lên theo thời gian nuôi. Tăng lên nhưng sai khác giữa 4 công thức là không lớn. Chiều dài trung bình của cá từ lúc thả đến lúc kết thúc thí nghiệm là từ 3,97 ± 0,32 – 10,31 ± 1,68 cm/con. Từ lần đo 1 đến lần đo 3 chiều dài trung bình giữa các nghiệm thức không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhưng từ lần đo thứ 4 đến lúc kết thúc thí nghiệm chiều dài trung bình giữa các lần đo đã có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở lần đo thứ 4 chiều dài trung bình của công thức 1 là 8,49±0,81 của công thức 2 là 8,16±0,74, công thức 3 là 8,01±0,74 và công thức 4 là 7,63±0,56. Chiều dài trung bình công thức 1 so với công

thức 2 là sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), công thức 1, 2 so với công thức 3 sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng sai khác với công thức 4 (p<0,05), công thức 3 và công thức 4 sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ở lần đo kết thúc thí công chiều dài trung bình công thức 1 là 10,31±1,68 sai khác với công thức 2 là 9,95±0,89 sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), công thức 3 chiều dài là 9,69±0,78sai khác không có ý nghĩa thống kê với công thức 2 (p>0,05) nhưng sai khác với công thức 1 và công thức 4 có chiều dài trung bình là 8,96±0,56.

Hình 3.3. Chiều dài trung bình của cá Rô phi ở 4 công thức thí nghiệm

Hình 3.3 thể hiện rỏ hơn về sự lớn lên về chiều dài cá thí nghiệm cùng với sự tương quan về khối lượng và chiều dài ở các công thức thí nghiệm qua các lần đo.

Từ lần đo thứ 4 khối lượng trung bình của cá đã bắt đầu có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa công thức 4 và các công thức còn lại, chiều dài trung bình của cá ở công thức 4 tăng trưởng chậm hơn so với các công thức còn lại là do cá thả là cá giống cỡ nhỏ nên sau khi đưa thức ăn thay thế với hàm lượng thay thế cao làm cho bộ máy tiêu hóa không thích nghi kịp hơn nữa hàm lượng HCN bên trong cơ thể khi thay thế hàm lượng lớn protein bột cá bằng bột nhân hạt cao su, độc tố làm cá chậm lớn hơn.

Tuy nhiên, để xác định rõ hơn sự sai khác về tốc độ tăng trưởng của chiều dài thân ta xét tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối chiều dài cá Rô phi vằn

(O.niloticus), thể hiện ở Bảng 3.8, Hình 3.4 và Hình 3.5.

Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân ngày (AGR g/ngày) và tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR %/ngày) về chiều dài của cá Rô phi vằn (Oreochromis

niloticus)

Lần

đo Chỉ tiêu Công thức thí nghiệm

CT1 CT2 CT3 CT4 1 – 2 AGR 0,20±0,02 a 0,20±0,02 a 0,20±0,02 a 0,20±0,01 a SGR 3,97±0,26 a 4,05±0,37 a 4,08±0,27 a 3,92±0,19 a 2 – 3 AGR 0,13±0,01 a 0,11±0,02 a 0,11±0,02 a 0,09±0,01 a SGR 1,92±0,22 a 1,64±0,37 ab 1,64±0,33 ab 1,39±0,13 b 3 – 4 AGR 0,10±0,01 a 0,10±0,01 a 0,10±0,01 ab 0,07±0,03b SGR 1,31±0,13 a 1,34±0,07 a 1,30±0,09 a 0,91±0,34 b 4 – 5 AGR 0,08±0,01 a 0,08±0,04 a 0,08±0,01 a 0,06±0,03 a SGR 0,92±0,22 a 0,99±0,04 a 0,91±0,09 a 0,70±0,33 a 5 – 6 AGR 0,10±0,01 a 0,09±0,01 a 0,09±0,02 a 0,08±0,01 a SGR 1,03±0,08 a 0,99±0,09 a 0,99±0,17 a 0,90±0,15 a

Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (S.E), n = 30.

Các chữ đính kèm bên trên minh họa cho sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05).

Ta thấy về chiều dài cá tăng trưởng theo thời gian nhưng tăng trưởng tuyệt đối và tương đối giảm dần theo thờ gian, cá và tăng trưởng khá đồng đều giữa các công thức thức ăn thí nghiệm.

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về chiều dài của cá ở các công thức thức ăn thí nghiệm được biểu diễn trên Hình 3.4 và 3.5

Hình 3.4. Biểu dồ tốc độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân về chiều dài của cá Rô phi nuôi ở 4 công thức thí nghiệm

Hình 3.5. Biểu đồ tăng trưởng tương đối về chiều dài toàn thân của cá Rô phi nuôi ở 4 công thức thức ăn

Dựa vào Bảng 3.8 Hình 3.4 và 3.5 ta thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân ngày (AGR g/ngày) và tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR %/ngày) về chiều dài của cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus) cá tăng trưởng nhanh sau đó giảm dần và không có sự khác nhau lớn giữa các công thức thí nghiệm. Từ lúc thả cá đến lúc kết thúc thí nghiệm AGR g/ngày của cá dao động trong khoảng 0,06 – 0,2 g/ngày, SGR %/ngày từ 0,7 – 4,05%/ngày.

Sự sai khác về chiều dài tuyệt đối ở các lần đo giữa các công thức là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), chỉ có lần đo thứ 4 thì công thức 4 và các công thức 1, 2 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) nhưng công thức 4 lại sai khác không có ý nghĩa thống kê với công thức 3(p>0,05).

Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài toàn thân của cá thí nghiệm ở lần đo thứ 3 và thứ 4 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa công thức 4 và công thức 1, nhưng lại sai khác không có ý nghĩa thống kê với công thức 2, 3 và ở các lần đo khác công thức 4 cũng sai khác không có ý nghĩa thống kê với các công thức còn lại (p>0,05). Mà công thức 1, 2, 3 lại sai khác với nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) qua các lần đo.

Từ các kết quả thu được về chiều dài ta thấy thay thế 10 – 30% protein bột cá bằng bột nhân hạt cao su không làm ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng về chiều dài. Vậy nên tùy vào từng điều kiện nuôi và độ tuổi của cá ta có thể thay thế 10 – 30% protein bột cá bằng protein bột nhân hạt cao su. Vì khi thay thế protein bột cá bằng protein nhân hạt cao su trong khẩu phần ăn của cá rô phi thì tăng trưởng về khối lượng và chiều dài trong khẩu phần thay thế 10% và 20% protein là không sai khác với khẩu phần chứa 0% protein bột nhân hạt cao su. Việc thay thế 30% protein bột nhân hạt cao su do cá thả thí nghiệm là cá giống cỡ nhỏ, ở giai đoạn đầu cá chưa thích nghi kịp với mùi thức ăn lạ và nhân hạt cao su sau khi xữ lý vẫn còn 150 mg/100g HCN nên độc tố trích trử lại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng về chiều dài của cá. Nhưng về sau, khi cá lớn cá quen dần với mùi thức ăn mới và thành phần dinh dưỡng có trong viên thức ăn cũng khá cao nên tăng trưởng đồng đều ở 4 công thức

thí nghiệm, có sự sai khác về tốc độ tăng trưởng về chiều dài nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các công thức.

Như vậy, bột nhân hạt cao su có thể được sử dụng để thay thế 10 - 30% protein bột cá trong các khẩu phần ăn của cá Rô phi vằn mà không ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng của cá.

Có thể thay thế protein bột cá bằng protein bột nhân hạt cao su là do protein có sẵn trong nhân hạt cao su khá lớn, hàm lượng protein cao hạt tươi là 15,3, khô 22,81% sau khi xử lý nhiệt ẩm là 28%. Hàm lượng các acid amin của bột nhân hạt cao su phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cá Rô phi nuôi. Mặt khác sau khi xử lý nhiệt và ngâm nước thì hàm lượng HCN trong bột nhân hạt cao su giảm xuống đáng kể 150mg/100g. Vậy nên xử lý nhân hạt cao su để làm thức ăn cho cá Rô phi vằn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thay thế một phần nguồn protein bột cá bằng protein bột nhân hạt cao su trong khẩu phần ăn của cá rô phi (oreochromis niloticus) nuôi trong giai luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w