Kinh tế vùng biển Diễn Châu trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI (200 1 2008)

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế ở các xã vùng biển huyện diễn châu nghệ an từ năm 1986 đến năm 2008 (Trang 56 - 60)

2008)

Thiên niên kỷ thứ hai kết thúc, các xã vùng biển Diễn Châu đạt đợc những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó sự phát triển kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng, là tiền đề thúc đẩy sự phát triển đi lên của vùng trong những năm đầu thế kỷ XXI. Trong tình hình quốc tế có nhiều biến động. Cuộc câch mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới phát triển với tốc độ chóng mặt, đã thúc đẩy nền kinh tế phát triểng nhanh chóng. Quá trình quốc tế hóa, đa phơng hóa, khu vực hóa đã trở thành xu thế mạnh mẽ tác động đến các mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, đất nớc đứng trớc nhiều cơ hội và thách thức mới. Dới ánh sáng của Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X (2006) Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI, bám sát những nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII (2000) và lần thứ XXVIII (2005), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các xã vùng biển Diễn Châu đã phát huy thế mạnh của địa phơng, tổ chức thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và đã đạt đợc nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trên mặt trận kinh tế từ năm 2001 - 2008.

3.2.2.1. Nông nghiệp

Từ năm 2001 - 2008, với phơng châm tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện theo hớng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị canh tác kinh tế trên một đơn vị diện tích, giảm diện tích lúa, tập trung đẩy mạnh phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày nh lạc, vừng, ngô. Các cấp Đảng ủy và chính quyền các xã đã làm tốt công tác khuyến nông, xây dựng các mô hình, từ đó áp dụng nhanh và sâu tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thành tựu của cách mạng khoa học, thành tựu sinh học vào sản xuất nông nghiệp, chú trọng công tác thủy lợi và hệ thống tới tiêu. Thực hiện tốt việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn, tránh tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán, tạo điều kiện cho ngời nông dân thâm canh tăng năng suất trên một đơn vị diện tích, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Trong những năm 2001 - 2008, thực hiện các đề án trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, nhất là đề án thâm canh cây lạc, vừng. Đảng bộ và chính quyền một số xã đã xây dựng đợc mô hình cánh đông 80 triệu ha/năm. Vùng thâm canh lạc mở rộng trên 5 xã: Diễn Thịnh, Diễn Trung, Diễn Thành, Diễn Hùng, Diễn Trung, các loại giống mới đợc đa vào sản xuất đại trà nh lạc sen Nghệ An, lạc L14. Nhờ đó, từ năm 2001 - 2008, sản lợng và năng suất cây trồng tăng khá và ổn định, hệ số sử dụng đất đạt 2,82 lần. Tổng số sản lợng lơng thực trên địa bàn các xã trong vùng từ 18.981 tấn (2001) lên 21.060 tấn (2008) tăng 1,5 lần so với năm 2000 (chiếm 20,2% tổng sản lợng lơng thực toàn huyện). Trong đó, Diễn Trung và Diễn Thịnh đi đầu về tổng sản lợng lơng thực. Năng suất lạc đạt cao, nhất là tại vùng trọng điểm chuyên canh lạc với năng suất 24 tạ/ha (năm 2000 là 16 tạ/ha). Diện tích trồng dâu đợc mở rộng trên 5 xã: Diễn Kim, Diễn Hải, Diễn Trung, Diễn Thịnh và Diễn Thành với tổng diện tích lên tới 140 ha (2008), mỗi năm thu hoạch từ 130 - 150 tấn kén.

Từ năm 2001 - 2008, bám sát chủ trơng của huyện về đề án phát triển chăn nuôi, Đảng ủy và chính quyền các xã vùng biển Diễn Châu đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi nh đẩy nhanh nạc hóa đàn lợn, sin hóa đàn bò, đa thức ăn tổng hợp vào chăn nuôi gia súc, gia cầm, cải tạo vật nuôi sinh sản. Do đó, ngành chăn nuôi đạt đợc những thành quả quan trọng. So với giai đoạn trớc, đàn trâu giảm nhanh chóng, đàn bò, đàn lợn có tốc độ tăng nhanh, đàn gia cầm tăng nhanh từ năm 2001 - 2003, từ 2004 đến nay giảm nhiều (do dịch cúm gia cầm bùng phát). Đàn gia súc tăng, giảm là sự chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi chủ yếu lấy thực phẩm phục vụ đời sống và xuất khẩu, trâu, bò không còn là sức kéo chủ yếu của ngành trồng trọt. Theo số liệu thống kê của ubnd các xã trên địa bàn, tổng đàn trâu, bò năm 2001 có 8.465 con, đàn lợn có 37.890 con. Đến nay (2008), do sự bùng phát của các loại dịch bệnh nh dịch tai xanh ở lợn, dịch long móng lở mồn ở trâu, bò, dịch cúm H5N1 ở gia cầm nên ngành chăn nuôi trên địa bàn các xã có phần giảm sút. Tính đến

cuối năm 2008, tổng đàn trâu, bò của vùng có 12.951 con trăng 1,5 lần so với năm 2000 (chiếm khoảng 26,4% tổng đàn trâu bò toàn huyện), đàn lợn có 50.320 con, tăng 1,9 lần so với năm 2000 (chiếm 25,3% so với tổng đàn lợn toàn huyện), trong đó 3 xã Diễn Trung, Diễn Hải, Diễn Kim đi đầu trong chăn nuôi gia súc. Đàn gia cầm từ năm 2003 đến nay giảm do chịu tác động của dịch cúm gia cầm (H5N1). Song trên địa bàn các xã vùng biển Diễn Châu vẫn có nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm với quy mô lớn, phát triển theo hớng bền vững, từ 1.000 - 1.500 con/lứa, mỗi năm xuất chuồng 2 - 3 lần, tập trung chủ yếu ở các xã Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Vạn. Cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng. Sự tăng tr- ởng cao và ổn định của chăn nuôi đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, từng bớc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

3.2.2.2. Ng nghiệp, lâm nghiệp

Trong những năm 2001 - 2008, bám sát thực hiện Nghị quyết 15, 16 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế thủy sản, Đảng bộ huyện cũng cụ thể hóa bằng Nghị quyết 05, 06 về phát triển kinh tế biển giai đoạn 2002 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2010 để chỉ đạo. Trong đó xác định: Ngành thủy sản vùng biển Diễn Châu là ngành kinh tế mũi nhọn đã có truyền thống lâu đời để phát triển cả khai thác và nuôi trồng, trong khai thác, khuyến khích khai thác xa bờ, kết hợp giữa khơi và lộng. Trong nuôi trồng đa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm sú nớc lợ, tôm thẻ chân trắng, kết hợp nuôi ngao, nuôi hàu ở vùng bãi ngang. Với chủ trơng đúng đắn của huyện cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các xã trên địa bàn, trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến rõ rệt, thể hiện: Về phơng tiện khai thác, năm 2001 toàn vùng có 994 chiếc thuyền với tổng công suất 22.500 CV [36, 1]. Đến nay (2008) mặc dù gặp nhiều khó khăn do giá dầu liên tục tăng cao, song nhờ chính sách hỗ trợ ng dân theo Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tớng Chính phủ nên số lợng phơng tiện khai thác vẫn đợc duy trì và hoạt động có

hiệu quả. Tính đến cuối năm 2008 số lợng tàu thuyền trên toàn địa bàn có 1.417 chiếc tăng 42% so với năm 2000 ,với tổng công suất 28.000 CV [34, 1].

12 dự án đánh cá xa bờ của Chính phủ, đã đầu t mua sắm 34 phơng tiện đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên, tổng công suất 6.875 CV đợc thực hiện từ năm 1998, song hiệu quả cha cao, nợ Nhà nớc bị ứ đọng. Phơng tiện đánh bắt thủy sản đợc tập trung nhiều ở các xã nh Diễn Ngọc 387 chiếc, Diễn Bích 131 chiếc, Diễn Hải 198 chiếc, Diễn Thịnh 106 chiếc.

Về diện tích nuôi trồng mặn lợ năm 2008 có 240 ha, tăng 23,7% so với năm 2000 và 8,6% so với năm 2005. Trong đó, diện tích nuôi tôm nớc lợ thâm canh và bán thâm canh tăng mạnh từ 18 ha năm 2001 lên 77 ha năm 2008 [34, 1], chủ yếu tập trung ở các xã Diễn Vạn, Diễn Hải, Diễn Kim, Diễn Thịnh, Diễn Trung, Diễn Bích, Diễn Hùng.

Nhờ khai thác một cách hợp lý vùng lộng, hải sản xa bờ kết hợp với chế biến nên sản lợng thủy sản tăng nhanh cả về khai thác và nuôi trồng. Năm 2001, tổng sản lợng khai thác hải sản đạt 11.600 tấn. Trong đó, khai thác cá biển đạt 9.000 tấn, tôm mực đạt 810 tấn [36, 2]. Đến năm 2008, tổng sản lợng khai thác hải sản đạt 25.880 tấn, tăng 154,9% so với năm 2000, sản lợng tôm, mực đạt 1.250 tấn [34, 1].

Về diêm nghiệp giai đoạn này có bớc chuyển biến rõ rệt, dự án cải tạo cánh đồng nuôi đợc triển khai nhanh chóng, kịp thời, việc đầu t xây dựng hạ tầng sản xuất cho vùng muối đợc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hết sức chú ý. Nhờ vậy, sản lợng muối tăng nhanh và ổn định từ 11.000 tấn (2001) lên 14.500 tấn (2008). Diện tích đồng muối ổn định với 185 ha (2008)[34, 1].

Về lâm nghiệp, Đảng bộ và chính quyền các xã trên địa bàn và đã hoàn thành công tác giao khoán đất rừng cho hộ gia đình theo Nghị định 163. Công tác bảo vệ, khoanh nuôi rừng phòng hộ và rừng ngập mặn dọc triền sông và cửa lạch đã đợc phủ xanh bằng cây sú nẹt với diện tích lên tới 415 ha. Trong đó, Diễn Kim đi đầu trong phong trào trồng rừng ngập mặn với diện tích 150.

Ngoài ra, nhân dân các xã còn tổ chức trồng mới 150 ha rừng phi lao phòng hộ ven biển, nâng tổng số diện tích rừng phòng hộ ven biển lên tới 650 ha[34, 3].

Bảng số 5: Một số kết quả về sản xuất ng nghiệp từ năm 2001- 2008

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

Một phần của tài liệu Chuyển biến về kinh tế ở các xã vùng biển huyện diễn châu nghệ an từ năm 1986 đến năm 2008 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w