Dịch vụ và thơng mại

Một phần của tài liệu Chuyển biến của kinh tế nghi lộc trong 20 năm đổi mới (1986 2006) (Trang 46 - 49)

B. Nội dung

2.2.4. Dịch vụ và thơng mại

Là huyện phụ cận thành phố Vinh, huyện Diễn Châu, Nghi Lộc có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong phát triển thơng mại và dịch vụ.

Cùng với sự chuyển biến về nông nghiệp, CN - TTCN trong thời kỳ 1986 -1995 hoạt động thơng mại - dịch vụ ở Nghi Lộc có nhiều chuyển biến.

Trớc đây trong thời kỳ bao cấp các hoạt động thơng mại mua bán diễn ra hết sức khó khăn dới sự quản lý chặt chẽ của nhà nớc, đến thời kỳ đổi mới với chính sách mở cửa của nhà nớc thì hoạt động thơng mại - dịch vụ đã đa dạng hơn rất nhiều. Mua bán lu thông hàng hoá, mở rộng liên doanh liên kết đã diễn ra mạnh mẽ hơn nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ngày một phong phú, đa dạng của nhân dân trong và ngoài huyện.

Nguồn hàng hoá xuất khẩu của huyện chủ yếu là sản phẩm từ nông nghiệp, ng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nh: Lạc, vừng, tôm, mực, hàng mỹ nghệ... mang lại giá trị không nhỏ đối với kinh tế của huyện và có tác động trở lại phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Theo số liệu thống kê thì giá trị sản l-

ợng CN - TTCN trong xuất khẩu đạt 52 triệu đồng năm 1989, đến năm 1990 là 56 triệu đồng, riêng các tập đoàn cá thể 71 triệu đồng năm 1989, 1990 là 67 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 1991 là 20 triệu đồng [7;8].

Trên cơ sở phát triển sản xuất, mặt trận phân phối lu thông, thu chi ngân sách tuy còn nhiều khó khăn, phức tạp nhng đã có sự chuyển biến theo nội dung NQ16 của tỉnh uỷ. Nhà nớc huyện và xã đã có kế hoạch xây dựng ngân sách, tổ chức kịp thời việc xây dựng bộ thuế. Cấp uỷ chính quyền quan tâm chỉ đạo các cơ sở, các thành phần kinh tế làm nghĩa vụ thuế và thu nợ, bảo đảm đợc nguồn chi thờng xuyên. Mặt khác đã vận động các tầng lớp nhân dân gửi tiền tiết kiệm (6 tháng đầu năm 1991 số d tiết kiệm là 6 tỷ 600 triệu đồng) giải quyết vốn vay cho sản xuất kinh doanh. Xã là cấp ngân sách, do đó đã đợc tập trung xây dựng và phát triển các nguồn thu, đến năm 1995 đã có 96% đơn vị xã đã cân bằng đ- ợc thu chi ngân sách.

Trong lu thông phân phối đã kết hợp đợc cả bán buôn và bán lẻ, mở rộng thị trờng nông thôn, đã phát triển mạnh các dịch vụ khoa học kỹ thuật cung ứng vật t, tiêu thụ sản phẩm và phục vụ đời sống ở các tụ điểm dân c, các đầu mối giao thông để hình thành những điểm giao lu hàng hoá, kích thích sản xuất phát triển. Các ngành nghề xay xát, vận tải cơ khí nhỏ, sửa chữa điện tử và dịch vụ thợng mại phát triển phong phú ở các tụ điểm Quán Hành, Cửa Lò, Chợ Trang, Quán Bánh...

Bên cạnh đó, thơng nghiệp quốc doanh, HTX mua bán đã đợc xây dựng và củng cố, đây là lực lợng nòng cốt trong việc tổ chức nắm hàng và tiền. Tổ chức thu mua hàng sản xuất trên địa bàn huyện, đến năm 1988 và 1990 thu mua đợc từ 12 - 14 ngàn tấn lơng thực, 1800 - 2000 tấn lạc, 100 - 150 tấn vừng, 150 tấn thuốc lá, 1200 tấn thịt lợn, 700-800 tấn thịt bò, 4000 tấn cá biển, 70-80%hàng tiêu dùng, 100% hàng mỹ nghệ xuất khẩu [4;15].

Thị trấn Cửa Lò là vị trí quan trọng trong chiến lợc phát triển kinh tế dịch vụ của huyện. Vì thế, nơi đây đợc tập trung đầu t xây dựng để nhằm thu hút khách nghỉ mát du lịch và khách hàng của cảng.

Trớc đây, thơng mại dịch vụ chủ yếu phát triển ở những khu vực tập trung đông dân c nh thị trấn Quán Hành, Cửa Lò, Quán Bánh thì điều đáng chú ý nhất trong thời gian này là bớc đầu đã hình thành hệ thống thơng mại dịch vụ thôn xã, xã nào cũng có chợ, nó đã tác động đáng kể trong việc thay đổi bộ mặt nông thôn làng xã, tăng nguồn thu ngân sách cho các xã.

Bảng 2.5: Thu chi ngân sách và phân phối lu thông từ 1989-1995

(Đơn vị tính: triệu đồng)

1989 1990 6th 1991 1994 1995

Tổng thu ngân sách 2741 2511 1388 2860 3052

Thu trên địa bàn huyện 945 1252 1040 1124

Tổng chi ngân sách 3.059 3.159 1.431 5.418 6.351

Số d tiết kiệm lu thông phân phối 2.700 5.310 6.600

Giá trị mua vào 6.665 5.258 4.952 5.543 6.131

Giá trị bán ra 6.622 5.872 5.214 5.781 6.722

(Nguồn: 6;27, 7;25)

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy đợc thu chi ngân sách và lu thông phân phối đã có sự chuyển biến trong 10 năm đầu của sự nghiệp đổi mới, và từng bớc chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Điều đó cho thấy huyện đang từng bớc chuyển dịch để kịp thời đáp ứng với nhu cầu thực tiễn cuộc sống.

Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng thu chi ngân sách và phân phối lu thông còn một số tồn tại là việc xây dựng ngân sách xã và huyện còn lúng túng, chậm có quy chế thu chi ngân sách, cha khai thác hết nguồn thu, còn thất thu các nguồn thuế nh thuế nghề cá, thuế sát sinh, một số hợp tác xã nông nghiệp thuế nông nghiệp còn tồn đọng lớn. Quản lý sử dụng phân phối ngân sách cha chặt chẽ thiếu tập trung thống nhất, có chỗ cha công bằng hợp lý cá biệt còn tình trạng tham ô lãng phí.

Trong khi đó hệ thống mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán hiệu quả hoạt động cha cao cha chuyển hớng kịp thời theo cơ chế mới. Việc khai thác thu mua nguồn hàng nhất là các mặt hàng nông hải sản xuất khẩu cha tốt.

Một phần của tài liệu Chuyển biến của kinh tế nghi lộc trong 20 năm đổi mới (1986 2006) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w