6. Đóng góp của luận văn
2.3.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Thứ nhất, cơ sở lý luận
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất. Trong sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất, hai mặt này luôn tác động qua lại biện chứng với nhau tạo thành quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong đó lực lượng sản xuất là yếu tố vật chất đóng vai trò quan trọng và quyết định đến quan hệ sản xuất. Theo đó sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất làm thay đổi quan hệ sản xuất phù hợp với nó. Quan hệ sản xuất đóng vai trò tạo mọi địa bàn thuận lợi để cho lực lượng sản xuất phát triển. Do vậy, nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Như vậy, lực lượng sản xuất là nhân tố vật chất đóng vai trò quan trọng trong phương thức sản xuất nói riêng và sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người nói chung. Vì vậy, việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất là một yêu cầu tất yếu khách quan.
Thứ hai, cơ sở thực tiễn
Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều chuyển biến phức tạp, tuy nhiên hòa bình, hợp tác vẫn luôn là một xu thế phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến tất cả các quốc gia, quá trình đó vừa tạo ra cho chúng ta những thời cơ nhưng cũng lắm những thách thức
mới. Do vậy, mỗi quốc gia cần phải có những chiến lược xây dựng và phát triển phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.
Có thể nói, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong những năm qua đã mang lại những thành tựu có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất ở nước ta ngày một phát triển hơn. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, các thành phần kinh tế vẫn chưa phát huy hết mọi tiềm năng, thế mạnh của mình, chưa xứng đáng với vị trí, vai trò mà nó đảm nhận. Chính sự hạn chế về chất lượng nguồn lao động, khoa học và công nghệ hiện đại, về trình độ tổ chức quản lý, đã làm cản trở đến sự phát triển của các thành phần kinh tế, cản trở đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, nhằm xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, qua đó tạo động lực để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đưa đất nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.