6. Đóng góp của luận văn
1.1.3. Đặc điểm của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, đặc điểm về nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
- Nước ta là một nước có nguồn nhân lực dồi dào, đa số là lao động trẻ
Nước ta là một nước có quy mô dân số tương đối lớn, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 51% dân số của cả nước và đang có xu hướng ngày một tăng, bình quân mỗi năm chúng ta có thêm khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Như vậy, nước ta là một nước đa số là lao động trẻ, đây là một trong những đặc điểm nổi bật của lực lượng lao động ở nước ta hiện nay. Lao động trẻ có khả năng tiếp thu và thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường, thuận lợi trong việc đào tạo phát triển, nâng cao trình độ và tiếp thu những tinh hoa về khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới, bộ phận này có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải thấy rằng với lực lượng lao động trẻ và đang có xu hướng tăng nhanh, trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta còn thấp.
Cho nên, một vấn đề đặt ra chính là việc làm cho người lao động, đây cũng là một trong những vấn đề cấp bách ở nước ta hiện nay. Trong điều đó, việc phát triển các thành phần kinh tế sẽ góp phần khai thác thế mạnh về nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động.
- Chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta còn thấp
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta có nguồn lao động rất dồi dào, đây là một trong những thế mạnh của chúng ta. Tuy nhiên, trong lực lượng sản xuất, số lượng lao động không phải là nhân tố để tạo nên sức mạnh của con người, điều quan trọng chính là chất lượng của nguồn lao động. Hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta còn rất thấp bao gồm trong đó cả trí lực và thể lực, điều này đã trở thành nhân tố cản trở đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.
Mặc dù chất lượng nguồn lao động trong những năm qua có xu hướng tăng, nhưng nhìn chung chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta hiện nay chỉ đạt khoảng 30%, còn lại là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, phần lớn lao động Việt Nam thiếu kỹ năng và trình độ cao trong chuyên môn, thiếu trầm trọng về đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, chuyên gia kinh tế, nhà quản lý giỏi, đội ngũ công nhân lành nghề.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng chung đó là do chất lượng giáo dục đào tạo chưa cao, đào tạo chưa gắn với nhu cầu của sản xuất, của thị trường lao động. Thực tiễn cho thấy, chất lượng lao động đã qua đào tạo cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước. Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo trong các trường học.
Bên cạnh tình trạng chất lượng lao động thấp đó, thì lao động ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng, lĩnh vực sản xuất. Cho đến nay số lao động ở nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao khoảng 73% trong tổng số lao động của cả nước, còn lại là lao động ở thành thị. Trong khi đó lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, ở nông thôn lao động thủ công là chính. Vì vậy,
lao động nông thôn rất cần phải được đào tạo, dạy nghề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nhằm đáp ứng nhu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, Đảng và Nhà nước ta phải sắp xếp, bố trí lại lao động ở vùng, các lĩnh vực sản xuất, nhằm tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng, miền và trong các lĩnh vực kinh tế.
Ngoài ra lao động ở nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến để lại. Những tập quán, thói quen hình thành và tồn tại quá lâu trong lịch sử đã ăn bám vào mỗi con người lao động ở Việt Nam, tạo nên một sức ỳ ghê gớm. Với lối làm ăn manh mún, tản mạn, gặp chăng hay chớ, tư duy chậm, kém năng động, lối sống khép kín, rụt rè…Điều này trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển một cách toàn diện con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế. Một đặc điểm thường thấy ở lao động Việt Nam đó sự hạn chế về sức khỏe. Do môi trường làm việc bị ô nhiễm, chế độ ăn uống không hợp lý…sức khỏe không đảm bảo cho công việc, điều này cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động cũng như giảm hiệu quả trong lao động sản xuất.
Nhìn chung chất lượng nguồn lao động của nước ta còn thấp, phát triển lại không đồng đều. Với đặc điểm lực lượng sản xuất như vậy thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Vì vậy, phát triển người lao động một cách toàn diện là một trong những nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nước ta. Trong giai đoạn hiện nay, do chúng ta đang thiếu trầm trọng về đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, công nhân lành nghề, do đó phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là một yêu cầu cấp thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế ở nước ta.
Thứ hai, đặc điểm của tư liệu sản xuất ở nước ta hiện nay
- Đối tượng lao động, có thể nói rằng thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng với “rừng vàng, biển bạc”, tài
nguyên đất, các loại tài nguyên khoáng sản, vv…đây là loại đối tượng sẵn có trong thiên nhiên của chúng ta. Hiện nay, loại đối tượng lao động này vẫn còn số lượng nhiều, đây thật sự là một lợi thế lớn đối với nước ta trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy nhiên, tình trạng khai thác bất hợp lý sẽ là một trong những nguy cơ dẫn đến sự cạn kiệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần phải có những chính sách đúng đắn và hợp lý, có sự quản lý chặt chẽ đối với nguồn tài nguyên thiên của quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước.
Đối với loại đối tượng đã qua chế biến, loại đối tượng này đòi hỏi phải có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại mới có thể tạo ra những nguồn nguyên liệu mới. Ở nước ta, bên cạnh những nghành công nghiệp truyền thống như chế biến sợi, công nghiệp than…Còn có sự xuất hiện của một số nghành mới có hàm lượng chất xám cao như công nghệ sinh học, chế tạo máy móc, công nghệ thông tin…Đây thật sự là những dấu hiệu đáng mừng đối với chúng ta, trong tương lai loại đối tượng này sẽ phát triển nhờ vào sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Nhìn chung, đối tượng sản xuất của chúng ta rất phong phú và đa dạng, đây sẽ là một lợi thế rất lớn đối với sự phát triển của các thành phần kinh tế nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta nói chung. Để sử dụng hiệu quả hơn nữa về nguồn tài nguyên thiên nhiên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cũng như chính bản thân các thành phần kinh tế cần chú trọng phát triển khoa học và công nghệ, cải tiến công cụ lao động, để khai thác hiệu quả hơn về loại đối tượng sẵn có, đồng thời là mở rộng và sáng tạo thêm nhiều đối tượng sản xuất mới.
- Tư liệu lao động, nước ta xuất phát điểm là một nền sản xuất nhỏ với lao động thủ công là chính, trên cơ sở nhận thức rõ về vai trò của công cụ lao động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm chuyển đổi căn bản lao động sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học và công nghệ, góp phần tăng năng suất lao động trong xã hội. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến nay đã mang lại hiệu quả to lớn đối với sự phát triển của đất nước, đưa nước ta từ một nước kém phát triển bước vào nhóm các nước đang phát triển. Mặc dù, trình độ phát triển của công cụ lao động ở nước ta hiện nay có bước phát triển, máy móc được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, trình độ công nghệ của một số nghành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trình độ của công cụ lao động ở nước ta còn ở mức trung bình, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Bên cạnh những nghành sử dụng máy móc công nghệ hiện đại, thì còn có một số nghành vẫn còn sử dụng công nghệ, thiết bị máy móc cũ, lạc hậu, tiêu hao nguyên liệu, ô nhiễm môi trường đó là những nghành công nghiệp truyền thống như sản xuất hàng hóa tiêu dùng, sắt, thép, xi măng, vv…Điều này ảnh hưởng rất lớn năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến trình trạng kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả, phá sản của các doanh nghiệp đó sự yếu kém về máy móc, khoa học và công nghệ hiện đại. Vì vậy, đổi mới các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước là một việc làm hết sức quan trọng, đó là sự đổi mới về khoa học và công nghệ lạc hậu thay vào đó là các loại phương tiện máy móc hiện đại, trình độ tổ chức quản lý tiên tiến, góp phần thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta diễn ra nhanh và có hiệu quả, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Về phương tiện lao động, với vai trò là toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Hiện nay, về cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng của nước ta cũng tương đối hoàn thiện, bao gồm kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm: hệ thống giao thông vận tải, thủy lợi, cấp thoát nước, điện, viễn thông…Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm: trường học, bệnh viện, cơ sở văn hóa, nghiên cứu khoa học, công trình công cộng, nhà ở, công trình bảo vệ môi trường, vv…Sự phát triển và hoàn thiện của hai hệ thống này tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển nói riêng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Hiện nay, hệ thống
kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở nước ta đang từng bước được nâng cấp và hiện đại hóa. Bên cạnh đó, các nhà máy, hệ thống điện, viễn thông, vv… cũng đang dần hoàn thiện nhằm đảm bảo cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể hệ thống kết cấu hạ tầng ở nước ta vẫn trong tình trạng lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, thiếu đồng bộ, chưa có sự liên kết giữa các bộ phận, nguồn vốn đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng còn thiếu trầm trọng, điều này làm cản trở đến sự phát triển kinh tế - xã hội, cản trở đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Cho nên, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội là một vấn đề cấp bách hiện nay ở nước ta.
Về khoa học và công nghệ, hiện nay khoa học và công nghệ ở nước ta đang từng bước hình thành và phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, năng lượng, công nghệ chế tạo vật liệu mới, điện tử, tin học. Nhờ quá trình chuyển giao công nghệ từ bên ngoài mà trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, sản phẩm mang tính cạnh tranh. Hệ thống quản lý của nhà nước về khoa học và công nghệ được xây dựng và phát triển mạnh mẽ từ trung ương đến địa phương. Những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực sự đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đối với các thành phần kinh tế, đây là cơ hội cho quá trình chuyển giao công nghệ mới, hiện đại vào trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể khoa học và công nghệ ở nước ta vẫn đang ở trình độ thấp, thiếu đồng bộ và mất cân đối nghiêm trọng.
Nhìn chung so với các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay còn thấp, chúng ta vẫn là một nước nông nghiệp, trình độ phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn lao động có trình độ cao vẫn thấp, tư liệu sản xuất phát triển chưa đồng bộ, khoa học và công nghệ có sự phát triển nhưng về cơ bản đang ở trình độ thấp, đầu tư cho sự phát triển khoa học và công nghệ còn thấp, thiếu đồng bộ và mất cân đối nghiêm trọng, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Sự hạn chế về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã làm cho các thành phần kinh tế chưa khai thác hết tiềm năng của mình. Do vậy, để tạo động lực cho sự phát triển, bản thân các thành phần kinh tế phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện các yếu tố trong lực lượng sản xuất, quá trình này không chỉ mang lại hiệu quả cao đối với các thành phần kinh tế mà còn là động lực để thúc đẩy lực lượng sản xuất ở nước ta ngày một phát triển.
Như thế, việc phát triển các thành phần kinh tế trong giai đoạn hiện nay, nhằm phát huy tốt hơn nữa mọi nguồn lực của đất nước, là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
1.2. Các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã