Vai trò của các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở

Một phần của tài liệu Các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 59)

6. Đóng góp của luận văn

1.2.3.Vai trò của các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở

ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, các thành phần kinh tế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực trong lực lượng sản xuất

- Các thành phần kinh tế góp phần giải quyết việc làm, khắc phục tình trạng thất nghiệp cho người lao lao động.

Vấn đề lao động và việc làm luôn là một vấn đề quan trọng, vừa là động lực, vừa là mục tiêu, có tác động không chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối với đời sống xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, các quốc gia cần phải xây dựng những chiến lược đúng đắn và phù hợp với điều kiện của mình nhằm khắc phục vấn đề này. Trong điều kiện đó, chiến lược phát triển các thành phần kinh tế là một trong những biện pháp đúng đắn nhằm giải quyết vần đề việc làm cho người lao động ở mỗi quốc gia. Bởi vậy, các quốc gia dù đi theo con đường tư bản hay là con đường xã hội chủ nghĩa đều sử dụng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dựa trên các hình thức sở

hữu khác nhau. Sự phát triển các thành phần kinh tế thật sự đã đã góp phần giải quyết việc làm, khắc phục tình trạng thất nghiệp cho người lao động, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào, do vậy vấn đề việc làm là một vấn đề bức xúc. Trong điều kiện đó, Đảng ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, điều này rất phù hợp với đặc điểm lực lượng sản xuất ở nước ta. Cho đến nay, các thành phần kinh tế đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động. Trên cơ sở đa dạng hóa các nghành nghề, lĩnh vực kinh doanh, các thành phần kinh tế ở nước ta đang ngày càng thu hút nhiều lao động trong xã hội ở các vùng, miền, với mọi trình độ lao động. Như vậy, các thành phần kinh tế đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, khắc phục tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống cho người lao động, qua đó thúc đẩy sự phát kinh tế - xã hội cũng như sự phát triển của lực lượng sản xuất.

- Các thành phần kinh tế có vai trò nâng cao chất lượng nguồn lao động

Cùng với việc giải quyết việc làm, khắc phục tình trạng thất nghiệp cho người lao động. Các thành phần kinh tế đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động trong xã hội. Một mặt, các thành phần kinh tế đã nhiệt tình tham gia đầu tư và phát triển, nâng cao chất lượng mạng lưới giáo dục các cấp cho hội. Mặt khác, đối với các thành phần kinh tế thì lao động có trình độ cao và phát triển về mọi mặt là một bộ phận nòng cốt quyết định đến sự phát triển cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường. Để có được nguồn lực tốt như vậy, các thành phần kinh tế bắt buộc phải không ngừng bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có trình độ khoa học, kỹ thuật cao, có năng lực, có sức khỏe và phẩm chất cho người lao động. Thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng người lao động, các thành phần kinh tế đã trực tiếp thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Đối với Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế tri thức đang dần dần đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc phát triển nguồn nhân lực,

đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội là một vấn đề hết sức quan trọng và cũng là một yêu cầu bức thiết hiện nay. Có thểnói, sự phát triển của các thành phần kinh tế ở nước ta có vai trò rất lớn trong giải quyết việc làm, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, giáo dục nhân cách, tính kỷ luật trong lao động. Đồng thời, sống trong môi trường khoa học và công nghệ hiện đại, tính cạnh tranh cao, điều này góp phần hình thành nên người lao động năng động và hiện đại, từng bước khắc phục lối tư duy, phong cách sống kiểu nông dân, qua đó phát triển người lao động Việt Nam một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, các thành phần kinh tế có vai trò trong việc phát triển tư liệu sản xuất cho xã hội

Tư liệu sản xuất là sự thống nhất giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động, trong đó công cụ sản xuất là nhân tố đóng vai trò quyết định. Đối với các thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, do vậy ngoài yếu tố con người đóng vai trò quyết định, thì tư liệu sản xuất là nhân tố không thể thiếu, là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất và tái sản xuất. Do vậy, bên cạnh việc chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, các thành phần kinh tế phải không ngừng mở rộng và phát triển tư liệu sản xuất, quá trình mở rộng và phát triển này không chỉ mang đến lợi ích cho các nhà sản xuất kinh doanh mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Về đối tượng lao động, sự phát triển của các thành phần kinh tế đã góp phần tận dụng những đối tượng sản xuất sẵn có của đất nước mình như tài nguyên đất, khoáng sản, nước…Đồng thời, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đã tạo tạo ra những máy móc hiện đại, đây chính là cơ sở để cho con người chế tạo ra những đối tượng sản xuất mới dựa trên những đối tượng sản xuất sẵn có, quá trình đó đã làm cho đối tượng sản xuất ngày một phong phú và đa dạng hơn. Ngày nay, trước nguy cơ cạn kiệt về những nguồn tài nguyên thiên sẵn có, thì việc chế tạo ra những đối tượng sản xuất mới là một nhu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Để thực hiện được yêu cầu đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải khuyến khích và

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư những lĩnh vực mới này.

Công cụ lao động, là yếu tố vật chất quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong hoạt động sản xuất, sự yếu kém về công cụ lao động chính là một trong những nguyên nhân gây sự khủng hoảng và phá sản. Do vậy, trong sự phát triển của bất kỳ một thành phần kinh tế nào, muốn tăng năng suất, chất lượng và có chỗ đứng trên thị trường thì phải không ngừng hiện đại hóa công cụ lao động. Chính quá trình này đã làm cho công cụ sản xuất ngày một phát triển hơn. Công cụ sản xuất từ chỗ là những công cụ thủ công thô sơ, dần dần được thay thế bằng máy móc hiện đại, ngày nay là cơ khí hóa, tự động hóa. Đó là một quá trình lâu dài, nhờ vào sự phát triển của các nghành công nghiệp máy móc. Trong quá trình đó, các thành phần kinh tế đã kịp thời chuyển giao khoa học và công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, trong những năm gần đây những lĩnh vực chế tạo máy móc, công nghệ cao đã được các thành phần kinh tế chú trọng đầu tư và phát triển. Như vậy, các thành phần kinh tế đã có vai trò rất lớn trong việc cải tiến và hiện đại hóa máy móc, nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Cùng với việc mở rộng và hiện đại hóa công cụ lao động, các thành phần kinh tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển của phương tiện lao động. Sự phát triển của các thành phần kinh tế đã góp phần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng của đất nước, thông qua các hình thức hỗ trợ về vốn, tham gia đầu tư xây dựng lĩnh vực này. Một mặt mang lại lợi ích cho các thành phần phần kinh tế, mặt khác góp phần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng của đất nước. Trong điều kiện kết cấu hạ tầng ở nước ta chưa hoàn thiện và còn nhiều yếu kém, thì sự phát triển các thành phần kinh tế là có vai trò trong việc phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta phải khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

Thứ ba, các thành phần kinh tế có vai trò thúc đẩy và chuyển giao khoa học và công nghệ

Sự phát triển của các thành phần kinh tế được xem như là chiếc cầu nối quan trọng để chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến vào trong từng khâu của quá trình sản xuất, điều này không chỉ mang lại lợi ích đối với các thành phần kinh tế mà còn là động lực để thúc đẩy khoa học và công nghệ ngày một phát triển. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định, giúp cho các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế diễn ra có hiệu quả, năng suất lao động cao hơn và sản phẩm mang tính cạnh tranh hơn trên thị trường. Vì vậy, khoa học và công nghệ luôn luôn được chú trọng đầu tư và phát triển, chính quá trình đó đã trở thành động lực để thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong xã hội.

Trong các lĩnh vực sản xuất thì công nghiệp là một trong những lĩnh vực được các thành phần kinh tế đầu tư và phát triển, có thể coi công nghiệp chính là phương tiện căn bản nhất để chuyển tải khoa học và công nghệ hiện đại vào trong sản xuất kinh doanh. Ở các nước phát triển như chủ nghĩa tư bản, sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng chính là do sự phát triển của các nghành công nghiệp, trong đó có những lĩnh vực có hàm lượng khoa học và công nghệ cao như năng lượng, chế tạo máy, tin học, hạt nhân…Điều này lý giải vì sao ở các nước tư bản trình độ lực lượng sản xuất phát triển nhanh, khoa học và công nghệ được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong toàn bộ đời sống xã hội.

Đối với Việt Nam, sự phát triển của các thành phần kinh tế là một trong những động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình đó kéo theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các thành phần kinh tế đang ngày càng đóng góp tích cực trong việc phát triển những nghành công nghệ mũi nhọn, công nghệ hiện đại cho đất nước. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế chính là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Lực lượng sản xuất là sự thống nhất giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trong đó con người đóng vai trò quan trọng nhất. Lực lượng sản xuất với tư cách là một thành tố vật chất có vai trò quan trọng và quyết định đến sự vận động và phát

triển của xã hội loài người. Vì vậy, phát triển lực lượng sản xuất là nhu cầu tất yếu của sự phát triển xã hội.

Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt lao động trẻ đang ngày càng được phát triển về thể chất và trí tuệ, có nguồn tư liệu sản xuất tương đối dồi dào và đang ngày càng được mở rộng và phát triển. Cùng với sự tiến bộ về khoa học công nghệ đã làm cho những yếu tố cấu thành trong lực lượng sản xuất ngày càng phát triển hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Có thể nói, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đó là một nhu cầu tất yếu khách quan đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Ở đó có sự đa dạng và phong phú về hình thức sở hữu, về thành phần kinh tế. Mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trò khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển mạnh mẽ.

Mỗi thành phần kinh tế dựa trên các quan hệ sở hữu khác nhau, đã thật sự tạo ra động lực khác nhau đối với sự phát triển lực lượng lực sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực; phát triển và mở rộng tư liệu sản xuất; phát triển khoa học và công nghệ, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển về mọi mặt, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

CHƯƠNG 2

PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ NHẰM PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Vai trò của các thành phần kinh tế với việc phát huy sử dụng và phát triển các yếu tố của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 59)