Các thành phần kinh tế với việc phát huy sử dụng và phát triển các yếu tố

Một phần của tài liệu Các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 74)

6. Đóng góp của luận văn

2.1.1. Các thành phần kinh tế với việc phát huy sử dụng và phát triển các yếu tố

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, người lao động là nhân tố giữ vai trò quyết định trong trong lực lượng sản xuất. Suy cho cùng tư liệu sản xuất là yếu tố do con người tạo ra trong quá trình lao động. Tư liệu sản xuất đó đạt giá trị và hiệu quả đến đâu đều phụ thuộc vào trình độ sử dụng và sáng tạo của người lao động. Do vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất thực chất là sự phản ánh trình độ phát triển của xã hội thông qua việc con người chinh phục và cải biến tự nhiên để xây dựng nên nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội. Như vậy, có thể khẳng định người lao động là lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại, là nguồn tài nguyên vô giá.

Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày mạnh mẽ, theo đó khoa học và công nghệ được ứng dụng rộng rãi vào trong đời sống xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, đòi hỏi con người phải có trình độ cao, với lối tư duy năng động và sáng tạo để nắm bắt ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh nhằm mang lại năng suất chất lượng cao.

Hiện nay, chúng ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại cho chủ nghĩa xã hội, hơn bao giờ hết việc phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng. Đó là nguồn nhân lực có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, có sức khỏe và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo đưa vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đây là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có con người xã hội chủ nghĩa, đó là con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, là mục tiêu mà chủ nghĩa xã hội hướng đến, phải bắt đầu từ con người và lấy con người làm điểm xuất phát. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong những chìa khóa mang đến sự thành công đối với mỗi quốc gia.

Nước ta có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, bản chất cần cù, ham học hỏi, sáng tạo, luôn sống trong tình đoàn kết yêu thương, đây sẽ là một trong những động lực to lớn để xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay đang còn ở trình độ thấp, trong đó nguồn lao động có trình độ cao bao gồm đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên gia kinh tế, những nhà quản lý kinh tế - xã hội giỏi, đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề đang chiếm tỷ lệ ít. Sự hạn chế về chất lượng nguồn lao động đã trở thành nhân tố cản trở đến sự phát triển của lực lượng sản xuất ở. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [16, tr.106], là một trong ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến 2020, theo đó việc phát triển nguồn lực chất lượng cao là điều kiện quan trọng để thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Trong điều kiện đó, việc phát huy vai trò của các thành phần kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.

Thứ nhất, phát huy vai trò của các thành phần kinh tế nhằm giải quyết việc làm, khắc phục tình trạng thất nghiệp cho người lao động.

Hiện nay, vấn đề việc làm không còn là một vấn đề riêng của mỗi quốc gia, mà nó là một vấn đề mang tính toàn cầu, trở thành nhiệm vụ cơ bản và cấp bách đối với toàn xã hội. Đối với nước ta, là một nước có dân số đông, mỗi năm có hơn 1triệu người bước vào độ tuổi lao động, đến nay dân số trong độ tuổi lao động ước tính khoảng 52,7 triệu người, trong khi đó nền kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp 5,89% (2011), chưa tạo được nhiều việc làm có thu nhập cao và ổn định cho người lao động. Ở nông thôn tình trạng thiếu việc làm còn nhiều, nhất là ở các khu vực đô thị hóa khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Như vậy, vấn đề việc làm luôn là vấn đề đáng lo ngại đối với nước ta hiện nay. Vì vậy, Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân” [16, tr.227].

Trong điều kiện đó, việc phát triển các thành phần kinh tế sẽ góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp cho người lao động Việt Nam hiện nay.

- Kinh tế nhà nước, với tư cách thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, do vậy kinh tế nhà nước luôn là lực lượng tiên phong trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Kinh tế nhà nước, đã thu hút phần lớn lao động trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, trình độ. Trong những năm gần đây nhờ vào chính sách đổi mới trong các doanh nghiệp nhà nước, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, cùng với chính sách tiền lương ngày càng tăng… Vì vậy, kinh tế nhà nước đang dần dần đi vào vào phát triển, thu hút được lao động trong cả nước. Kinh tế nhà nước vừa phát huy nguồn lực lao động, vừa góp phần giải quyết việc làm, đưa đến sự ổn định về chính trị - xã hội, bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, trong những năm gần đây, số lượng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm dần. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân như là chế độ lương, cách thức tổ chức quản lý lao động chưa hợp lý, môi trường làm việc nghiêm nghặt…Vấn đề đặt ra ở đây, kinh tế nhà nước phải có sự đổi mới toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là phải cải thiện hơn cuộc sống của người lao động hoạt động trong khu vực kinh tế nhà nước.

- Kinh tế tập thể, cho đến nay đã giải quyết việc làm cho khoảng 14 triệu lao động ở nông thôn, trong đó khu vực hợp tác xã có số lượng lao động nhiều nhất. Như vậy, kinh tế tập thể cũng đã góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở nông thôn. Đồng thời, kinh tế tập thể đã góp phần đào tạo về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ

quản lý ở khu vực nông thôn. Điều này, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Có thể nói, trong điều kiện nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp, lao động ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao, đến nay tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn còn lớn. Do vậy, vấn đề việc làm ở nông thôn là một vấn đề hết sức cần thiết. Trong điều kiện đó, đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức kinh doanh, mở rộng các lĩnh vực sẽ góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm bớt nạn thất nghiệp ở nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.

- Kinh tế tư nhân, là khu vực có khả năng thu hút được lực lượng lao động đa dạng, từ lao động có trình độ cao cho đến lao động đơn giản. Ngày nay, khi xu hướng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng ngày một giảm thì khu vực kinh tế tư nhân lại có khả năng thu hút lao động dư thừa từ các khu vực khác sang. Trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức kinh doanh cùng với chế độ lương cao và môi trường làm việc thuận lợi, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội được thể hiện mọi khả năng của mình. Vì vậy, trong những năm gần đây số lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân tăng lên rõ rệt. Cho nên, sự có mặt của kinh tế tư nhân góp phần giải quyết các vấn đề việc làm cho người lao động, đặc biệt là nguồn lao động ở khu vực nông thôn, tăng thêm thu nhập và trình độ cho người dân, tạo điều kiện cho sự phát triển về mọi mặt ở nông thôn, điều này góp phần đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, sự phát triển của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước mà còn tạo điều kiện để giải quyết việc làm, khắc phục tình trạng thất nghiệp cho người lao động ở nước ta. Mặc dù, là một thành phần kinh tế xuất hiện khá muộn so với các thành phần kinh tế khác nhưng thành kinh tế này đã thu hút lượng lao động khá cao, đây là khu vực có khả năng thu hút lao động có trình độ cao. Bởi vốn dĩ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một nghành sử dụng khoa học và công nghệ hiện đại, đòi hỏi người lao động cũng phải có trình độ cao. Tuy vậy, trong những năm gần đây số lao động trong khu vực này cũng tăng lên, đến nay lực lượng lao động trong khu vực kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài chiếm hơn 3,5 % tổng lực lượng lao động của cả nước. Điều đó cho thấy, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động. Để tạo điều kiện cho kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giải quyết đước nhiều việc làm cho người lao động, Đảng và Nhà nước phải khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đa dạng hóa các hình thức kinh doanh, vừa sử dụng công nghệ cao vừa tạo ra được việc làm càng nhiều cho người lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho xã hôi, nó là cơ sở để người lao động được học hỏi, tiếp thu trình độ khoa học và công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức quản lý của tư bản.

Như vậy, các thành phần kinh tế đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta. Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra với tốc độ nhanh, vấn đề việc làm trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt đối với những quốc gia có dân số đông như Việt Nam. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này phải không ngừng phát triển các thành phần kinh tế với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động ở nước ta hiện nay.

Thứ hai, các thành phần kinh tế với việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nước ta hiện nay

- Kinh tế nhà nước, bên cạnh việc thu hút lượng lao động, giải quyết việc làm cho xã hội, còn là lực lượng có vai trò to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nguồn nhân lực trong khu vực kinh tế nhà nước bao gồm hai bộ phận: đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ trực tiếp lao động trong dây chuyền sản xuất. Kinh tế nhà nước thông qua các hình thức đào tạo của mình đã góp phần vào việc nâng cao trình độ, năng lực, đổi mới cơ chế quản lý kỹ thuật - công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao; cải tiến công nghệ và sáng tạo công nghệ mới, sử dụng hợp lý công nghệ dùng nhiều lao động, giáo dục bồi dưỡng đạo đức cho đội ngũ quản lý nhằm tạo ra những đội ngũ quản lý vừa có tài vừa có đạo đức tốt để thích ứng với nhu cầu phát triển của đất nước. Đối với bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh tế nhà nước không chỉ nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động mà còn rèn luyện

tác phong trong lao động. Tuy nhiên, hiện nay số lượng lao động trong khu vực này nhiều nhưng chất lượng lao động vẫn còn thấp, do vậy để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, thì phát triển nguồn nhân lực là điều hết sức cấp thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực kinh tế nhà nước, tạo động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

- Kinh tế tập thể, sự phát triển của kinh tế tập thể đã góp phần hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cho đất nước, đặc biệt nguồn nhân lực ở nông thôn. Thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng, dạy nghề mà xã viên và người lao động từng bước được trang bị kiến thức về mọi mặt nhằm thích ứng với cơ chế thị trường. Ngoài ra, khu vực kinh tế này rất chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ tổ chức quản lý trình độ chuyên môn nghiệp vụ, do vậy có thể tiếp cận và xử lý vấn đề nhanh hơn và nhạy bén hơn trên thị trường. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng so với các thành phần kinh tế khác, chất lượng nguồn nhân lực trong kinh tế tập thể còn rất thấp, thiếu trầm trọng đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý giỏi, lao động chủ yếu là thủ công, thiếu những kiến thức về khoa học và công nghệ, công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế tập thể cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong kinh tế tập thể, cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo nghề cho xã viên và lao động trong khu vực. Đồng thời, bản thân kinh tế tập thể cũng phải không ngừng tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

- Kinh tế tư nhân, bên cạnh phát triển nguồn nhân lực về số lượng, nó còn góp phần đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta có lợi thế về nguồn lao động dồi dào và phong phú. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể chất lượng nguồn lao động còn kém. Trình độ học vấn, tác phong trong công việc còn rất hạn chế. Vấn đề đào tạo và phát triển nguồn lao động đạt chất lượng cao là một vấn đề rất cần thiết. Trong những năm qua, kinh tế tư nhân đã đóng vai trò lớn trong việc đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, có khả năng thích ứng với công việc cao. Trong quá trình tuyển

Một phần của tài liệu Các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w