6. Đóng góp của luận văn
2.2.2. Tác động của các thành phần kinh tế với việc xác lập quan hệ trong tổ
trong tổ chức và quản lý sản xuất
Sự phát triển của các thành phần kinh tế đã có tác dụng trong việc xác lập và làm biến đổi của quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Trên cơ sở đó các quan hệ quản lý và phân công lao động cũng như quan hệ phân phối phải thay đổi cho phù hợp với quan hệ sở hữu, điều này đã thật sự tạo ra động lực để thúc đẩy lực lượng sản xuất ở nước ta ngày một phát triển.
Quan hệ tổ chức và quản lý là quan hệ có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và tái sản xuất xã hội, mặc dù do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất chi phối và quyết định, nhưng trong điều kiện nhất định quan hệ tổ chức và quản lý không thích ứng với quan hệ sở hữu thì sẽ làm biến dạng quan hệ sở hữu. Do vậy, sự hợp lý trong quan hệ tổ chức và quản lý chính là nhân tố phát huy hiệu quả hơn nữa quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, qua đó tạo động lực cho sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Các thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, do vậy sẽ có sự khác nhau trong cách thức tổ chức và quản lý đối với tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của mình. Để phát huy tốt hiệu quả tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của mình, thì phải làm tốt khâu tổ chức và quản lý tư liệu sản xuất, để mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế đều phải tuân theo cơ chế thị trường và chịu sự quản lý của Nhà nước.
Có thể nói, việc chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng thật sự đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển của lực lượng sản xuất nhằm giải phóng và phát huy các thế mạnh của các thành phần kinh tế, tạo động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.