Các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộ

Một phần của tài liệu Các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 54)

6. Đóng góp của luận văn

1.2.2.Các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộ

hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

- Kinh tế nhà nước

Kinh tế nhà nước, là một thành phần kinh tế tồn tại phổ biến trong mọi quốc gia, đối với các nước xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong cơ cấu kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời trở thành một trong những đặc trưng, yếu tố bảo đảm cho tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế nhà nước được hiểu là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, bao gồm: Các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng, biển, ngân sách nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, hệ thống bảo hiểm, kết cấu kinh tế hạ tầng xã hội, phần vốn các doanh nghiệp nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Xét ở góc độ quan hệ sản xuất, kinh tế nhà nước dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, điều này phù hợp với bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời phản ánh sức mạnh của kinh tế nhà nước như là một lực lượng tác động vào nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Sự phát triển của kinh tế nhà nước là động lực thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung. Bởi vì, kinh tế nhà nước là lực lượng nắm trong tay cơ sở hạ tầng của đất nước. Trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, để xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phù hợp với bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là nhằm hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Với tư cách là lực lượng nắm trong tay cơ sở hạ tầng của đất nước, kinh tế nhà nước giữ vai trò làm “chủ đạo” chi phối đến toàn bộ nền kinh tế của đất nước, là lực

lượng vật chất chi phối và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được thể hiện:

Thứ nhất, kinh tế nhà nước đóng vai trò là lực lượng vật chất và công cụ sắc bén và quản lý vĩ mô nền kinh tế. Điều này được Đảng ta nhấn mạnh trong các kỳ đại hội VIII, IX, X, Đến Đại hội XI Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô” [16, tr.101]. Bởi vì, trong tất cả các thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế nắm giữ những nghành, những lĩnh vực then chốt như năng lượng, tài chính, ngân hàng… trên nền tảng cơ sở hạ tầng đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng của đất nước, trong đó nhà nước đóng vai trò quyết định. Đây được xem là một trong những vai trò hết sức quan trọng của kinh tế nhà nước, là cơ sở nền tảng vững chắc đảm bảo sự can thiệp của nhà nước có hiệu quả hơn.

Thực tế cho thấy, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sự quản lý nhà nước là điều cần thiết, nhưng để thực hiện tốt vai trò quản lý của mình thì bắt buộc phải có nền kinh tế vững mạnh làm “bà đỡ” cho nhà nước, nếu không có cơ sở kinh tế thì vai trò quản lý của nhà nước không phát huy tác dụng. Đồng thời sự có mặt của kinh tế nhà nước là cơ sở bảo đảm bảo sự điều tiết vĩ mô, hướng các chủ thể sản xuất đi theo con đường kinh doanh đúng đắn phù hợp với mục tiêu và bản chất của chế độ xã hội, điều này các thành phần kinh tế khác không thể làm được.

Như vậy, kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của đất nước, điều này trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi vì kinh tế nhà nước tập trung nguồn lao động lớn, nắm trong tay trình độ tổ chức quản lý, nắm giữ những tư liệu sản xuất thiết yếu của xã hội.

Thứ hai, kinh tế nhà nước với tư cách là một thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, không ngừng xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng,

cung cấp mọi nguồn lực, khoa học và công nghệ, tạo ra môi trường thuận lợi để cho các thành phần kinh tế cùng phát triển. Như vậy, kinh tế nhà nước đã tạo ra những tiền đề vật chất quan trọng để khai thông và tận dụng mọi nguồn lực ở trong tất cả các thành phần kinh tế, vì sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế thực hiện đúng mục tiêu đã lựa chọn.

Thứ ba, kinh tế nhà nước là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta diễn ra trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đây không chỉ là sự nghiệp của toàn dân, mà còn là sự nghiệp của mọi thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước với tư cách là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, là nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước. Do vậy, kinh tế nhà nước luôn là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm xây dựng và phát triển kinh tế nhà nước vững mạnh, giữ vai trò chủ đạo và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác cùng tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đồng thời, sự dẫn dắt của kinh tế nhà nước là cơ sở đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện tốt vai trò này, kinh tế nhà nước phải có chiến lược đầu tư đúng đắn, không ngừng đổi mới nâng cao trình độ tổ chức quản lý, chuyển giao khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng trong lực lượng sản xuất, là nhân tố quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó lôi kéo các thành phần kinh tế, toàn dân tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Có thể nói sự ra đời và phát triển của kinh tế nhà nước đã góp phần vào sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Kinh tế nhà nước chiếm hơn ¾ dự trữ quốc gia, đóng góp trên 40% GDP hàng năm và nắm giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, đây chính là nền tảng cơ sở và sức mạnh để định hướng xã hội chủ nghĩa toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Với vị trí, vai trò chủ đạo, dẫn dắt, thành phần kinh tế nhà nước

đã tạo ra động lực cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Trong thời gian qua, với việc thực hiện chủ trương sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước nên số lượng doanh nghiệp nhà nước có chiều hướng giảm, số vốn trong doanh nghiệp nhà nước tăng tạo điều kiện ứng dụng khoa học và công nghệ mới vào sản sản xuất.

Đối với lực lượng sản xuất, trên nền tảng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, kinh tế nhà nước nắm trong tay cơ sở hạ tầng của đất nước bao gồm đối tượng lao động, công cụ lao động và toàn bộ phương tiện lao động của quốc gia, những yếu tố này chính là tổng thể tư liệu sản xuất của đất nước. Đồng thời, kinh tế nhà nước thông qua hệ thống giáo dục của mình đã đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ cho đất nước. Vì thế, sự phát triển của kinh tế nhà nước có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Kinh tế nhà nước phát triển sẽ là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển về mọi mặt.

Thực tiễn cho thấy, sự phát triển của kinh tế nhà nước trong những năm qua đã góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Điều này được minh chứng bởi sự hình thành và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các nghành kinh tế mũi nhọn (trong đó có những lĩnh vực có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại), phát triển và xây dựng nông thôn mới, vv…Đối với lực lượng sản xuất, kinh tế nhà nước góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến, nhằm từng bước hiện đại hóa công cụ lao động. Như vậy, sự phát triển của kinh tế nhà nước góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất ở nước ta ngày một phát triển theo hướng hiện đại.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trên, kinh tế nhà nước vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém như tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực còn ở trình độ thấp, khoa học và công nghệ đang còn nhiều yếu kém, trình độ tổ chức và quản lý thấp, kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến phá sản, dư nợ nhiều, quá trình chuyển đổi và tái cơ cấu kinh tế diễn ra chậm đã làm ảnh hưởng

đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng cũng phải thấy rằng, sự yếu kém trong kinh tế nhà nước không phải xuất phát từ sở hữu trong kinh tế nhà nước hay là do sai lầm trong bản chất

của chế độ mà xuất phát từ những nguyên nhân như: chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, sử dụng vốn không đúng mục đích, trong chờ ỷ lại nhà nước, chiếm đoạt của công của một số cán bộ công chức vẫn còn diễn ra, thiếu tính quyết đoán trong các quyết định quản lý. Do vậy, để phát huy tốt vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng đã chỉ rõ: “phải thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó trọng tâm là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [18, 24]. Điều này góp phần tạo động lực cho sự phát triển của kinh tế nhà nước, để kinh tế nhà nước thật sự đóng vai trò chủ đạo và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác cùng phát triển . Trên cơ sở đó tạo động lực mới cho sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, từng bước chuyển nền kinh tế nước ta từ một nước nông nghiệp sang nước công nghiệp dựa trên trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, tương ứng với nó là quan hệ sản xuất phù hợp, đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể là một loại hình tổ chức sản xuất phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. Sự phát triển của kinh tế tập thể đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tăng trưởng kinh tế và góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Vì vậy, kinh tế tập thể rất được các quốc gia chú trọng phát triển, xem như là một loại hình không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ở nước ta hiện nay, kinh tế tập thể là một bộ phận không thể thiếu trong nền

kinh tế quốc dân. Vì thế, phát triển kinh tế tập thể là một trong những chiến lược lâu dài của Đảng ta.

Kinh tế tập thể là một hình thái tổ chức sản xuất kinh doanh dựa trên chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, đó là sự liên kết những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Kinh tế tập thể với nhiều loại hình tổ chức rất phong phú và đa dạng, trong đó hợp tác xã đóng vai trò làm nòng cốt.

Nói đến hợp tác xã, đây là tổ chức kinh tế ra đời rất sớm. Theo C.Mác và Ph.Ănghen, hợp tác xã là kết quả tất yếu của quá trình phát triển sức sản xuất xã hội đến một trình độ nhất định làm nảy sinh mâu thuẫn giữa chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa với sức sản xuất xã hội ngày một cao, làm cho những người sản xuất nhỏ và những người công nhân lâm vào đường cùng bắt buộc họ phải liên kết với nhau để chống lại sự chèn ép của chủ nghĩa tư bản. Theo quan điểm của C.Mác, lao động hợp tác là một trong những lực lượng để cải tạo xã hội tư bản, là bước quá độ từ xã hội tư hữu sang chế độ xã hội công hữu. Đồng thời, các ông cũng khẳng định chế độ hợp tác xã là con đường duy nhất hướng dẫn nông dân đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau này, Lênin cũng nhấn mạnh vai trò của hợp tác xã, ông coi hợp tác xã như là con đường để cải tạo xã hội chủ nghĩa. Như vậy, theo quan điểm của các nhà kinh điển hợp tác xã là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội, hợp tác xã là con đường để cải tạo xã hội.

Ngày nay, kinh tế hợp tác xã nói riêng và kinh tế tập thể nói chung là một thành phần phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Đối với những nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam, phát triển kinh tế tập thể là một tất yếu khách quan. Nước ta, xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, quy mô sản xuất nhỏ, trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp, trong khi đó chúng ta có lợi thế về nguồn lao động, tài nguyên, vv…Đến nay, về cơ bản chúng ta vẫn đang là một nước nông nghiệp, trình độ lực lượng sản xuất vẫn đang còn thấp. Do vậy, sự có mặt của kinh tế tập thể đáp ứng nhu cầu về phát triển lực lượng sản xuất nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung ở nước ta. Đồng thời, kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, điều này được Đảng ta xác định rất rõ trong các kỳ Đại hội. Đến Đại hội XI của Đảng một lần nữa khẳng

định: “Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [16, tr.74]. Theo đó, Đảng ta chủ trương: “Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã” [16, tr.101]. Như vậy, kinh tế tập thể có vị trí và vai trò rất lớn trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò kinh tế tập thể

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 54)