Phải xác định phương hướng phát triển trong giai đoạn sắp tới bằng các kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn. Trong thời gian tới tác giả xin đề xuất với Vinatex một số
giải pháp sau:
- Tăng cường phát triển công nghệ phụ trợ và ngành công nghiệp thời trang: Đầu tư nhiều hơn cho ngành dệt, nguyên phụ liệu khác. Trong những năm qua, ngành may
đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, ngược lại ngành công nghiệp dệt và sản xuất phụ liệu lại rất kém phát triển. Chính vì vậy, các doanh nghiệp may chủ yếu sử dụng vải và phụ
liệu từ nước ngoài nên xảy ra hiện tượng giá thành sản phẩm cao, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường chậm, thiếu chủđộng trong việc quản lý đơn hàng… Để ngành may phát triển ổn định thì ngành dệt và công nghiệp phụ trợ cũng phải phát triển một cách tương ứng, bổ xung cho nhau, tương lai ngành dệt phải đảm bảo nguyên liệu cho ngành may. Có thể hỗ trợ phát triển ngành dệt cũng như các ngành công nghệ phụ trợ khác bằng cách đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị kỹ thuật và đẩy mạnh quá trình cổ
phần hoá các nhà máy dệt.
Bên cạnh đó, Tập đoàn phải có chính sách đầu tư và phát triển ngành công nghiệp thời trang trong nước, đó là điều kiện căn bản để phát triển mẫu mốt, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển ở trong nước.
- Việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, năng suất cao phải nhập từ nước ngoài cần đòi hỏi vốn lớn. Vì vậy, Tập đoàn cần có chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại) để các doanh nghiệp mạnh dạn
- Đào tạo cán bộ:
+ Đối với ngành May mặc thì đội ngũ công nhân có vị trí rất quan trọng. Là yếu tố đầu vào trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Tổng công ty phải đào tạo đội ngũ người lao động, tổ chức một số trường dạy nghề may cho công nhân.
+ Cần cử cán bộ đi học để nâng cao nghiệp vụ, tiếp xúc và thu thập được những kiến thức mới. Muốn làm được việc này, trước hết hàng năm Tổng công ty cần phải trích ra một khoản tiền để phục vụ cho việc nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên nhưng vẫn phải bố trí, sắp xếp nhân sự một cách hợp lý, khoa học để đảm bảo công việc. Bên cạnh đó, việc phổ biến những thông tin cập nhật được về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta và các nước trên thế giới cũng rất quan trọng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ những phân tích những mặt mạnh–yếu, cơ hội – nguy cơ và ma trận SWOT về
năng lực cạnh tranh của DOVITEC; tác giả tập trung lựa chọn các giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu, sứ mạng của Công ty trong giai đoạn từ nay đến năm 2015. Tác giả đã đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực kinh doanh cho Công ty cổ phần Đồng Tiến đến năm 2015, đó là:
- Nhóm giải pháp cải thiện điểm yếu: Giải pháp phát triển thị trường; giải pháp
đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng quản lý; giải pháp Marketing nhằm khẳng
định vị thế thương hiệu DOVITEC; giải pháp về hệ thống thông tin quản lý.
- Nhóm giải pháp duy trì và phát huy điểm mạnh: Giải pháp duy trì, củng cố và phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về tài chính; giải pháp về công nghệ; giải pháp cắt giảm chi phí không phù hợp.
- Nhóm giải pháp hỗ trợ.
PHẦN KẾT LUẬN
Trước xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành được Chính phủ đặc biệt quan tâm, hỗ trợ trong quá trình phát triển kinh tếđất nước. Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua, ngành dệt may Việt Nam có những
đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước và đem lại những lợi ích kinh tế- xã hội khác. Là một thành viên của ngành dệt may Việt Nam, Công ty cổ phần
Đồng Tiến đã đạt những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, quá trình cạnh tranh trong ngành dệt may tiếp tục diễn ra gay gắt và không có điểm dừng. Ngành dệt may Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Đồng Tiến nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội cùng với những thách thức cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để giúp DOVITEC giữ vững sự phát triển của mình, bên cạnh lý thuyết đã được học, tác giả đã kết hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đồng Tiến thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến đến năm 2015”.
Quá trình thực hiện đề tài, nội dung của luận văn đã làm rõ:
- Trình bày lý thuyết về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, chuỗi giá trị và năng lực lõi của doanh nghiệp. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh cho DOVITEC bằng việc giới thiệu một số doanh nghiệp đã thành công trên thương trường.
- Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Đồng Tiến. Trình bày thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty, hoạt động chuỗi giá trị và năng lực lỗi của DOVITEC, từđó, tác giảđánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đồng Tiến trong thời gian qua; các yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của DOVITEC, xác định cơ hội và nguy cơ Công ty gặp phải.
- Từ những nội dung trên, tác giảđưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn cao, bao gồm các nhóm giải pháp như: Nhóm giải pháp cải thiện điểm yếu, nhóm giải pháp duy trì và phát huy điểm mạnh, nhóm giải pháp hỗ trợ. Các giải pháp này đều có mối
quan hệ với nhau và khi thực hiện sẽđem lại hiệu quả cho công ty. Tác giả mong rằng với những giải pháp này sẽ giúp DOVITEC nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời gian sắp đến.
Hoàn thành được luận văn này là sự cố gắng lớn của bản thân với sự giúp đỡ của Lãnh đạo, cán bộ nhân viên Công ty cổ phần Đồng Tiến và sự chỉ dẫn của Thầy, Cô giáo trong Khoa sau đại học – Trường Đại học Lạc Hồng, đặc biệt là Thầy giáo Tiến sĩ
Nguyễn Văn Tân. Vì thời gian và khả năng có hạn, tin chắc không tránh khỏi những hạn chế, tác giả rất mong nhận được các ý kiến của Quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Công ty An Phước, Báo cáo thường niên, Lưu hành nội bộ, 2010.
[2]. Công ty cổ phần Đồng Tiến, Báo cáo tổng kết, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo nội khác, Lưu hành nội bộ, 2008, 2009, 2010.
[3]. Công ty May Nhà Bè, Báo cáo thường niên, Lưu hành nội bộ, 2010.
[4]. Công ty cổ phần May Phương Đông, Báo cáo thường niên, Lưu hành nội bộ,
2010.
[5]. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược & chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê.
[6]. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hải (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh bảo hộ sản xuất trong nước, NXB Lao động.
[7]. Fred R.David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, người dịch Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như, NXB Thống kê, Hà Nội.
[8]. Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội.
[9]. Đặng Thị Hiếu Lá (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế.
[10]. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
[11]. Michael Porter (1985), Lợi thế cạnh tranh, người dịch Nguyễn Phúc Hoàng, Nhà xuất bản trẻ, Tp HCM.
[12]. Bùi Hữu Phước (2009), Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Tp HCM.
[13]. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động – xã hội.
[14]. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, Định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB Tổng hợp TP.HCM.
[15]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
[16]. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Lưu hành nội bộ, Trường Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Tp HCM.
[17]. Quyết định số 36/2008/QĐ-TTG ngày 10/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Tài liệu tham khảo từ các website:
[18]. Công ty An Phước, http://www.anphuoc.com.vn
[19]. Công ty cổ phần Đồng Tiến, www.dovitec.com.vn.
[20]. Website Địa lý, http://geography.about.com/od/obtainpopulationdata/a/ uspopulation.htm
[21]. Tổng Cục Thống kê, http://www.gso.gov.vn.
[22]. Công ty CP May Nhà Bè, http://www.nhabe.com.vn.
[23]. Công ty cổ phần May Phương Đông, http://www.pdg.com.vn/
[24].Thúy Nhung, VnEconomy, 12/10/2111, http://vneconomy.vn/20090811033 58790P0C5/an-phuoc-thanh-cong-tu-duong-kim-mui-chi.htm
[25]. Tập đoàn dệt may Việt Nam, http://vinatex.com
[26]. Hiệp hội dệt may Việt Nam, http://www.vietnamtextile.org
[27].Tập đoàn dệt may Việt Nam, http://www.vinatex.com.vn/vi/gioi-thieu/so-do-to- chuc/8451/so-do-to-chuc/newsdetail.aspx.
[28].Nguyễn Thị Ngọc Hải, http://www.vietstudies.info/kinhte/NTNgocHai_May AnPhuoc.htm
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của Công ty CP Đồng Tiến. Phụ lục 2: Bảng chi tiết cơ cấu thiết bị năm 2008 - 2010 của DOVITEC
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi tham khảo ý kiến chuyên gia Phụ lục 4: Danh sách chuyên gia tham khảo ý kiến Phụ lục 5: Kết quả thu thập và xử lý số liệu.
Phụ lục 6: Báo cáo tài chính tóm tắt năm 2009 Công ty cổ phần Đồng Tiến Phụ lục 7: Báo cáo tài chính tóm tắt năm 2010 Công ty cổ phần Đồng Tiến
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản % 51,66% 54,96% 65,48%
Tài sản dài hạn / Tổng tài sản % 48,34% 45,04% 34,52%
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn % 56,54% 46,77% 56,57%
Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn % 43,46% 53,23% 43,43%
Khả năng thanh toán nợ dài hạn
Tỷ số tổng nợ / Tổng vốn % 56,54% 46,77% 56,57%
Tỷ số nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu % 27,87% 21,27% 34,71% Tỷ số nợ dài hạn / (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở
hữu) % 21,80% 17,54% 25,77%
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện thời (nợ ngắn hạn) Lần 1,16 1,55 1,58
Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,60 0,99 1,09
Kỳ thu tiền bình quân ngày 20 29 40
Khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Doanh thu % 9,79% 9,72% 9,86% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu % 7,03% 7,46% 7,45%
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản % 34,02% 28,30% 27,05% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản % 24,41% 21,73% 20,44%
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Vốn chủ sở hữu % 78,29% 53,16% 62,27% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu % 56,16% 40,82% 47,07%
PHỤ LỤC 2
BẢNG CHI TIẾT CƠ CẤU THIẾT BỊ NĂM 2008-2010 CỦA DOVITEC
Loại máy Số
lượ Nhãn hiệu
1.Singer needle lockstitching machine (một lam mặt bằng) 2.093 Juki, brother 2. Dounle needle locktitching machine (máy 2 kim cuốn nẹp,cuốn ống) 311 Juki, brother 3. Overlick stitching machine (máy vắt sổ) 288 Juki
4. Cutting machine (máy cắt tay, cắt vòng) 58 Hitaka,corkiona 5. Bartacking machine (máy đóng bọ) 46 Juki
6. Buttin machine (máy đóng nút) 31 Juki
7. Normal and eyelet button holing machine (máy thùa khung) 59 Juki, miner, reece 8. Zizag stitching machine (máy may đường ZiZag) 60 Juki
9. Dot button attachnent machine (máy dập nút đồng) 8 TSSm, Scovil, ckgl 10. In-line iron (bàn ủi treo - trong đường dây chuyền) 106 Silver star
11. needle detector (table system lhand máy dò kim) 48 Besta, hashima 12. fusible interlining pressing machine (máy ép keo) 8 Hashima 13. Shearing machine (máy xén) 52 Juki 14. band machine (máy đại thùng) 8 TSSM 15.Auto-embroidery machine-20 headers(máy thêu 20 dâu) 8 TSSM,Tajma 16. Plotter/ marker (set) (vẽ sơ đồ), Computer Added Design – Computer
Added Manufacturing (Máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất) 8
Gerber,
Schmidt,Lectrasystem
17. Finishing machine 253 gerber
PHỤ LỤC 3
BẢNG CÂU HỎI THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Kính thưa quý Ông, Bà, tôi là học viên cao học ngành Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Lạc Hồng, tỉnh Đồng Nai đang tìm kiếm thông tin để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp May mặc Việt Nam.
Kính mong quí Ông, Bà vui lòng dành chút thời gian quý báu của mình để trả lời giúp tôi một số câu hỏi sau:
Sau đây là những thông tin mà chúng tôi rất mong nhận được sự trả lời của quý Ông, Bà (đánh dấu X vào các lựa chọn thích hợp)
Chúng tôi cam đoan các thông tin mà Ông, Bà cung cấp chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp và không dùng vào bất cứ mục đích khác.
1. Xin Ông, Bà cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố sau đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc:
S T T CÁC YẾU TỐ Mức quan trọng 1 đến 5 (ít đến nhiều) 1 2 3 4 5 1 Uy tín thương hiệu 2 Hệ thống phân phối 3 Chất lượng sản phẩm 4 Kỹ năng quản trịđiều hành doanh nghiệp 5 Năng lực tài chính của doanh nghiệp
6 Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp 7 Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 7 Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 8 Khả năng cạnh tranh giá bán
9 Họat động nghiên cứu phát triển 10 Năng lực Marketing và bán hàng
2. Xin Ông, Bà cho biết mức độ phản ứng của các yếu tố sau với lợi thế cạnh tranh của các Công ty may mặc
STT CÁC YẾU TỐ Mức độ phản ứng 1 đến 4 (yếu đến mạnh) Công ty CP Đồng Tiến Công ty CP May Phương Đông Công ty Cổ phần May Nhà Bè Công ty Cổ phần May Nhà Bè 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 Uy tín thương hiệu 2 Hệ thống phân phối 3 Chất lượng sản phẩm 4 Kỹ năng quản trịđiều hành doanh nghiệp
5 Năng lực tài chính của doanh nghiệp
6 Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp 7 Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 8 Khả năng cạnh tranh giá bán 9 Họat động nghiên cứu phát triển 10 Năng lực Marketing và bán hàng Điểm phân loại mức độ phản ứng như sau: 1 điểm: Phản ứng kém. 2 điểm: Trung bình. 3 điểm: Khá tốt. 4 điểm: Phản ứng tốt. Các ý kiến khác: ... ... ... Xin chân thành cám ơn quý Ông/Bà.
Trân trọng./.
Lưu ý: Điểm được đáng giá mức độ quan trọng: 1 điểm: Không quan trọng.
2 điểm: Tương đối quan trọng - Quan trọng ở mức độ yếu. 3 điểm: Quan trọng - Quan trọng ở mức độ trung bình. 4 điểm: Khá quan trọng - Quan trọng ở mức độ khá. 5 điểm: Rất quan trọng - Quan trọng ở mức độ cao.
PHỤ LỤC 4
DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM KHẢO Ý KIẾN
STT Họ và tên Đơn vị
1 Hồ Thị Cúc Kế toán trưởng - Công ty DOVITEC
2 Ngô Ngọc Thuận Giám đốc điều hành xí nghiệp may 4 - Công ty DOVITEC 3 Lê Tấn Tài Giám đốc điều hành xí nghiệp may 3 - Công ty DOVITEC 4 Nguyễn Văn Huy Cán bộ phòng KHXNK - KD Công ty DOVITEC
5 Võ Quang Nghĩa Cán bộ phòng KHXNK - KD Công ty DOVITEC 6 Trần Việt Anh Cán bộ phòng KHXNK - KD Công ty DOVITEC 7 Nguyễn Quang Hà Cán bộ phòng KHXNK - KD Công ty DOVITEC 8 Hoàng Ngọc Bích Cán bộ phòng Kỹ thuật-KCS Công ty DOVITEC 9 Nguyễn Hữu Lộc Cán bộ phòng Kỹ thuật-KCS Công ty DOVITEC 10 Nguyễn Đăng Khoa Cán bộ phòng Kỹ thuật-KCS Công ty DOVITEC 11 Hoàng Thị Bảy Cán bộ phòng KHXNK - KD Công ty DOVITEC