Thực hiện giải pháp phát triển thị trường, DOVITEC đã tận dụng cơ hội sau: - Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua tăng trưởng nhanh, ổn định, mức sống của người dân tăng, nhu cầu may mặc thời trang tăng lên, tạo cơ hội cho DOVITEC đầu tư
hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhằm khẳng
định vị thế, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tình hình chính trị ổn định và hệ thống luật pháp đang tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, Luật Cạnh tranh ra đời tạo cho DOVITEC có được công cụ hỗ trợ pháp lý cần thiết khi thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đúng theo luật pháp Việt Nam quy định; bảo vệ uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt
động của thị trường.
- Chính phủ có nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, đầu tư tạo niềm tin cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư và triển khai các chương trình dài
hạn. Việc phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, là cơ hội cho DOVITEC tiếp tục nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, có giải pháp khai thác thị trường sẵn có và tận dụng tối đa những cơ hội của mở rộng thêm đối tượng khách hàng nội địa để khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp trong nước và phát triển sản xuất kinh doanh Công ty.
- Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ đang tạo cho ngành May mặc không chỉ ở năng suất lao động tăng cao, chất lượng, hiệu quả mà còn mang lại nhiều tính năng sử dụng mới, hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của con người.
=> Từ những cơ hội đó, DOVITEC thực hiện giải pháp sau: Đối với thị trường nước ngoài:
Đối với thị trường Mỹ:
- Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm đang có thế mạnh như quần tây, áo sơ mi, áo jacket, thời trang thể thao. Đồng thời, công ty bước đầu xuất khẩu những sản phẩm mới như các sản phẩm lót cao cấp.
- Đầu tư về quy trình công nghệ, các máy móc thiết bị mới để cho ra những sản phẩm mới, phong phú, phù hợp với tính cách đa dạng của thị trường Mỹ. Tiếp tục khai thác tính ưu việt hệ thống CAD/CAM, thiết bị chuyên dụng hiện đại trong thiết kế, cắt may, khai thác tối đa hệ thống này sẽ giúp Công ty có được thế mạnh trong thiết kế và tạo mẫu.
Đối với thị trường EU:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, xem đây là yếu tố cạnh tranh trên thị trường EU. Hơi khác biệt với thị trường Mỹ, cạnh tranh tại thị trường EU không chỉ dựa trên giá cả
mà còn ở chất lượng sản phẩm, kiểu dáng sản phẩm. Do đó, công ty cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Đây cũng là cách vượt qua hàng rào phi thuế quan của thị trường EU.
- Nâng cao tỷ lệ nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ ASEAN trong các sản phẩm xuất khẩu sang EU. Nếu như trước đây, Công ty nhập khẩu nguyên liệu từ nhiều nước khác nhau, nay cần chuyển sang sử dụng nguồn nguyên liệu từ các nước ASEAN. Như
vậy, Công ty mới hưởng được những ưu đãi thuế quan khi EU thay đổi chính sách về
- Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm tại EU. Qua đó, tìm hiểu đặc điểm nhu cầu, thị hiếu, phong tục tập quán của người tiêu dùng ở từng quốc gia thành viên. Quan trọng hơn là Công ty tạo lập được mối quan hệ với các nhà bán buôn tại thị trường EU. Thông tin về thị trường sẽ nhanh nhạy hơn khi được cung cấp bởi các nhà bán buôn này. Xa hơn nữa, Công ty có thể tìm kiếm một đối tác làm đại lý cho mình tại thị
trường EU. Hiện tại, Công ty có đại lý của mình tại Pháp, trong tương lai DOVITEC cần tiếp tục mở rộng đại lý sang các quốc gia thành viên khác.
- Liên tục đưa những sản phẩm mới sang thị trường với tính cách thử nghiệm. Ban
đầu, từ những thông tin về thị trường được cung cấp, công ty sản xuất sản phẩm mới, xuất khẩu mang tính thăm dò thị trường. Sau đó, sản phẩm được yêu chuộng, công ty tiến hàng sản xuất với quy mô lớn.
- Chú ý đến việc thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm khi xuất khẩu sang thị
trường EU. Một số nước trong khối EU quan tâm đến bao bì và nhãn hiệu của sản phẩm. Do đó, công ty cần thiết kế bao bì không chỉđể bảo quản hàng hóa mà còn lôi kéo được sự chú ý của khách hàng. Những thông tin trên bao bì cần diễn đạt bằng ngôn ngữ của nước xuất khẩu (hiện tại tiếng Anh, Pháp, Đức được sử dụng phổ biến trong EU). Bao bì, nhãn hiệu chất lượng cao cũng là yếu tố giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Đối với thị trường Nhật
- Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư nâng cấp máy móc trang thiết bị hiện đại. Sản xuất ra những sản phẩm thời trang có độ tinh xảo và phức tạp đáp ứng nhu cầu từng mùa trong năm, ở từng độ tuổi. Đối với các sản phẩm gia công xuất khẩu, Công ty cố gắng thương lượng với đối tác Nhật Bản trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu, điều này cho phép hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Tiếp tục tạo lập uy tín cho thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tiêu chuẩn SA 8000 cho các sản phẩm của mình. Hay có thể đăng ký cấp giấy chứng nhận JIS nhằm nâng cao tính văn hóa địa phương và nhân bản cho sản phẩm của công ty.
- Tham gia triển lãm, cung cấp thông tin đầy đủ cho các đối tác, tìm kiếm mối quan hệ thương mại, đặc biệt với các đối tác là Việt Kiều tại Nhật. Hiện tại, một số
Việt kiều có mở các cửa hàng kinh doanh hàng dệt may. Đây cũng là một kênh phân phối sản phẩm vào thị trường Nhật Bản.
Đối với thị trường trong nước
- Tập trung phát triển thương hiệu của Công ty. Đa dạng hóa sản phẩm sản xuất
đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã. Sản phẩm đưa ra thị trường phải phù hợp với từng khu vực địa lý từng mùa trong năm. Cần xem việc
đáp ứng nhu cầu trong nước như việc đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài.
- Phát triển các hoạt động nghiên cứu và phát triển tại thị trường trong nước để có những sản phẩm phù hợp hơn với người tiêu dùng Việt Nam. Trước đây, Công ty chỉ
tập trung phát triển xuất khẩu nên việc xây dựng tiêu chuẩn phù hợp với vóc dáng người Việt Nam còn nhiều hạn chế, nay cần phải khắc phục.
- Tiếp tục phát triển hệ thống phân phối của Công ty tại thị trường trong nước, đặc biệt chú ý đến khu vực các tỉnh nhỏ, khu vực nông thôn. Hiện nay, mạng lưới phân phối của Công ty phân bố không đều. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ tập trung tại các quận nội thành, không có các đại lý tại các quận ngoại thành. Do đó, Công ty cần phát triển đại lý của mình tại thị trường các huyện trong nước, khai thác thị trường người có thu nhập thấp không đòi hỏi cao về mẫu mã sản phẩm.
- Đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng từ việc tư vấn thiết kế trang phục cho
đến bảo hành và các dịch vụ hậu mãi. Hỗ trợ khách hàng trong tiêu dùng sản phẩm, hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm để sản phẩm đạt được độ bền lâu nhất.
- Công ty cần thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ để nắm bắt cụ
thể hơn nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm, xem xét giá sản phẩm có được khách hàng chấp nhận, dịch vụ có thỏa đáng không… từđó xem xét, định vị vị thế sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
⇒ Hiệu quả giải pháp
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp cho công ty lựa chọn thị trường mục tiêu, xác
định các phương thức thâm nhập thị trường sao cho phù hợp với từng đối tượng; tiếp tục củng cố và phát triển thị trường nước ngoài, đồng thời, mở rộng, khai thác tiềm năng thị trường trong nước nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng doanh thu, nâng cao vị thế của công ty trên thương trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
⇒ Dự kiến kết quảđạt được đến năm 2015:
- Thị phần của DOVITEC tăng khoảng 30% so với năm 2010, trở thành công ty mạnh trong ngành với sản phẩm may mặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, hệ
thống phân phối sản phẩm ở thị trường miền Tây, miền Trung và miền Bắc và các vùng nông thôn. Đối với thị trường nước ngoài, giữ vững thị trường cũ và phát triển thêm thị
trường mới.
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần Đồng Tiến, tháng 5/2011
Hình 3.1: Mục tiêu doanh thu đạt được đến năm 2015
- Doanh thu bình quân tăng từ 15% - 20%, đến năm đạt khoảng 840 tỷđồng, trong
đó doanh thu nội địa chiếm từ 30%-40% tổng doanh thu.