Ảnh hưởng của kích thước cơ thể lên tiếng kêu của ếch

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kích thước cơ thể và điều kiện khí hậu lên tiếng kêu của hai loài fejervarya limnocharis (bio, 1834) và occidozyga lima (gravenhorst, 2829) ở nghệ an (Trang 28 - 30)

Ảnh hưởng của kích thước cơ thể (chiều dài thân từ mõm đến lỗ huyệt- SVL, cân nặng) lên tiếng kêu của ếch đang là vấn đề còn tranh cãi. Theo Marquez và Tejedo (1990), kích thước của cơ thể có ảnh hưởng khác nhau lên các thành phần của tiếng kêu, trong đó đáng chú ý là sự ảnh hưởng của kích thước lên tần số của tiếng kêu [76].

Tần số trội của tiếng kêu thông báo thường tương quan nghịch với kích thước của con đực, tần số trội thường biến đổi ở tiếng kêu mà tiếng kêu đó thật sự cung cấp bất cứ thông tin về kích thước của cá thể đực đang kêu [111]. Ví dụ: Tần số trội của tiếng kêu tỷ lệ nghịch với kích thước của các con đực loài Alytes obstetricans [75]. Ở nhiều loài ếch từ tần số trội của tiếng kêu cá thể nhận tín hiệu có thể dự đoán đoán được kích thước của các thể phát âm, hoặc các con đực có thể dự đoán khản năng đánh nhau của kẻ thù (của con đực đang kêu) [54]. Ví dụ các con ếch đực loài Uperoleia rugosa có khản năng dự đoán khản năng đánh nhau của các con đực khác dựa vào tần số của tiếng kêu thông báo ở các con đực khác [95]. Nhưng đối với loài Pelodytes punctatus thì từ tần số của tiếng kêu rất khó để dự đoán được kích thước của chúng. Sự phụ thuộc của tần số vào kích thước đã giúp cho các con cái có thể lựa chọn các con đực có kích thước đạt tiêu chuẩn lựa chọn của nó [84, tr.130-131]. Thường con đực có kích thước lớn, to khỏe có tiếng kêu lớn với tần số âm thấp nên nó được lựa chọn, so với các con đực có kích thước bé nhưng tần số âm thanh cao [118]. Sự chênh lệnh về kích thước 9 lần có thể dẫn đến sự chênh lệch về tần số trội của tiếng kêu thông báo ở ếch gấp 20 lần [52]. Ở ếch với các cá thể có tiếng kêu thông báo đơn giản (chỉ có một note), thì tần số trội có tương quan mạnh (thuận hoặc nghịch) với kích thước cơ thể [39]. Một số loài kích thước có thể ảnh hưởng lên tần số trội của một số note này, nhưng một số note kia thì không. Ví dụ: Một sự tương quan tương nghịch giữa kích thước với tần số trội của các note chucks, nhưng không liên quan đến các note whines ở loài Pysalaemus pustulosus [98].

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng khác nhau của kích thước lên các tham số khác của tiếng kêu thông báo ở các loài. Ví dụ: Kích thước không có ảnh hưởng lên tốc độ lặp lại của note ở loài Rana pipiens [60], có tương quan nghịch với thời gian ở note loài Allobas fermoralis [35], không có ảnh hưởng rõ lên thời gian kêu ở loài Litoria rheocola [55], có ảnh hưởng âm tính/nghịch lên số note trong một tiếng kêu, tốc độ của note ở loài Acris crepitans [78]. Kích thước cơ thể có sự tương quan nghịch với cường

độ âm thanh của một số loài ếch [12], [46]. Nhưng cũng không ảnh hưởng lên bất cứ tham số nào của tiếng kêu như ở loài Hylodes heyeri [68].

Trong thành công của sự sinh sản ở ếch người ta tìm thấy mối liên hệ giữa kích thước và những biến đổi ở tiếng kêu thông báo. Các con đực có kích thước khác nhau có thể sử dụng các chiến thuật khác nhau trong biến đổi tiếng kêu thông báo của mình để thu hút con cái, sự ảnh hưởng này đã trở thành một khuôn khổ chung cho sự điều tra nghiên cứu về tiếng kêu của các loài ếch [110]. Ví dụ loài Crina georgiana thuộc họ Myobatrachidae, các con ếch đực có kích thước bé hơn sẽ đạt được thành công bắt cặp hơn nếu chúng có tốc độ kêu cao hơn, còn các con đực lớn hơn sẽ đạt được thành công hơn nếu chúng có lượng xung nhiều hơn trong note đầu tiên của tiếng kêu [110]. Mặc dầu kích thước có thể hỗ trợ các con ếch đực trong việc tạo ra một cuộc gọi có chất lượng cao, nhưng nó không phải là yếu tố để xem xét và tiếng kêu còn phụ thuộc các nhân tố môi trường nhất là nhiệt độ [80].

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kích thước cơ thể và điều kiện khí hậu lên tiếng kêu của hai loài fejervarya limnocharis (bio, 1834) và occidozyga lima (gravenhorst, 2829) ở nghệ an (Trang 28 - 30)