Trên thế giớ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kích thước cơ thể và điều kiện khí hậu lên tiếng kêu của hai loài fejervarya limnocharis (bio, 1834) và occidozyga lima (gravenhorst, 2829) ở nghệ an (Trang 30 - 31)

Các nghiên cứu về tiếng kêu của lưỡng cư (chủ yếu bộ không đuôi) trên thế giới đã bắt đầu cách đây khoảng một trăm năm và ngày nay chúng được kết hợp với các ngành khoa học khác như tập tính của động vật, sinh học phát triển, sinh học nội tiết, tiến hoá, sinh thái, sinh lí học thần kinh [103]. Phần

trước đã đề cập nhiều công trình nghiên cứu, phần này chỉ điểm lại khái quát các công trình tiêu biểu.

Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường lên tiếng kêu của một số loài lưỡng cư đang ngày càng được làm rõ như nhiệt độ [46], [85], kích thước và trọng lượng cơ thể [46], [95] và sự tương tác giữa các cá thể trong cộng đồng [121]. Chẳng hạn, ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự biến đổi tiếng kêu thông báo của loài Hylodes heyeri ở dòng nước lũ Brazin thuộc các rừng nhiệt đới Bắc Mĩ [68] đăng trên tạp chí Lịch sử tự nhiên; ảnh hưởng của độ tuổi, kích thước và nhiệt độ lên tiếng kêu thông báo của hai quần thể của loài Pelodytes punctatus trên tạp chí Amphabian-Reptilia tập 23 [31]. Việc tạo ra âm thanh và tập tính sinh sản ở ếch đực của loài Rana palustris trên tạp chí Khoa học về bò sát [49]. Sự phức tạp trong tiếng kêu thông báo của loài Rana pipiens trên tạp chí Copeia [60]. Nhiệt độ và sự tương tác môi trường xã hội ảnh hưởng như thế nào lên nhịp độ tiếng kêu ở ếch Crinia signifera trên tạp chí Sinh thái học Úc (Australian Ecology) [128 ]. Đánh giá tình trạng phân loại của ếch nhiệt đới qua âm thanh: Sự biến đổi địa lí trong tiếng kêu thông báo của nhóm loài Eleutherodactylus discoidalis (Anuran) trên tạp chí Động vật học (Zoological Journal) của Hiệp hội Linnean [89]…

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kích thước cơ thể và điều kiện khí hậu lên tiếng kêu của hai loài fejervarya limnocharis (bio, 1834) và occidozyga lima (gravenhorst, 2829) ở nghệ an (Trang 30 - 31)