Tiếng kêu thông báo của loài Occidogyga lima được mô tả dựa vào file PH30 đo ở nhiệt độ môi trường (nhiệt độ tại nơi ghi file âm thanh) tương ứng
là 28,30C. Các chỉ số trung bình và khoảng giá trị của loài Occidogyga lima
được thể hiện ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4. cho thấy, thời gian của các tiếng kêu dao động trong khoảng 1672–4204 ms với tốc độ lặp lại trung bình 0,07 tiếng kêu/s. Khoảng thời gian nghỉ giữa các tiếng kêu biến đổi từ 2384–25302 ms. Mỗi tiếng kêu bao gồm trung bình 12,6 note/tiếng kêu, với tốc độ lặp lại của note 3,8 note/s. Thời gian kêu của note biến đổi từ 46–70 ms, với thời gian trung bình là 55 ms và tần số trội trung bình 2875 Hz, hoà âm (harmonics) xấp xỉ khoảng 1000, 7300, 11400 và 14300 Hz. Số xung của note dao động trong khoảng 13 – 20 xung/note, với tốc độ lặp lại trung bình 280,5 xung/note. Sự biến đổi biên độ của tiếng kêu ít nhưng biên độ điểm bắt đầu kêu và điểm kết thúc của tiếng kêu có thấp hơn, thể hiện tần số biến đổi của tiếng kêu yếu. Biên độ và tần số của các note có sự biến đổi, đầu note và cuối note có biên độ và tần số thấp hơn ở giữa note.
Bảng 3.4. Đặc điểm tiếng kêu thông báo của loài Occidogyga lima.
Ghi âm Chỉ tiêu Mẫu PH30
Tiếng kêu
Nhiệt độ (oC) 28,3
Tổng số note 113
Thời gian kêu (ms) 3063,1 (1672–4204)
Thời gian nghỉ giữa các tiếng kêu (ms) 11425,5 (2384–25302)
Số note/kêu 12,6 (7–17)
Khoảng thời gian nghỉ của các note
(ms) 185 (124–323)
Tốc độ lặp lại của tiếng kêu (số tiếng
kêu/s) 0,07
Tốc độ lặp lại của note 3,8
Note Thời gian của note (ms) 55 (46–70)
Xung/note 16,6 (13–20)
Tần số trội (Hz). 2875 (2812,5–3000)
Mô tả tiếng kêu thông báo của loài Fejevarya limnocharis
Tiếng kêu thông báo loài Fejevarya limnocharis được miêu tả dựa trên file ghi âm PH 38 (Bảng 3.5), đo ở nhiệt độ 26,50C. Thời gian của tiếng kêu biến đổi trong khoảng 102–114 ms, với tốc độ lặp lại là xấp xỉ 2,62 tiếng kêu/s. Các tiếng kêu chứa 11,85 note, với sự biến đổi số note yếu (11–12 note). Thời gian nghỉ giữa các note biến đổi từ 1–4 ms, và tốc độ lặp lại của các note rất lớn trung bình 98,2 note/s và dao động trong phạm vi từ 87,7– 103,7 note/s. Hoà âm (harmonics) của các tiếng kêu xấp xỉ khoảng 1000, 1800, 3700, 8000, 10500 Hz. Biên độ và tần số của tiếng kêu có sự biến đổi khá lớn, tiếng kêu có biên độ và tần số thấp ở các note cuối và note ở đầu, đạt đỉnh cao ở các note ở giữa.
a) Dạng sóng và quang phổ tương ứng của các tiếng kêu
c) Dạng sóng và dạng quang phổ tương ứng của note đầu tiên tiếng kêu đầu tiên
Hình 3.1. Tiếng kêu thông báo của loài Occidozyga lima, YT30 với nhiệt độ môi trường không khí tại điểm ghi là 28,3°C.
(a) Dạng sóng và quang phổ tương ứng của các tiếng kêu, (b) Dạng sóng và dạng quang phổ tương ứng tiếng kêu đầu tiên, (c) Dạng sóng và dạng quang phổ tương ứng của note đầu tiên tiếng kêu đầu tiên, (d) Dạng sóng và dạng quang phổ note thứ 5 của tiếng kêu đầu tiên.
Bảng 3.5. Đặc điểm tiếng kêu thông báo của loài Fejevarya limnocharis
Ghi âm Chỉ tiêu Mẫu PH38
Tiếng kêu
Nhiệt độ (ºC) 26,3
Tổng số note 237
Thời gian kêu (ms) 110,6 (102–114)
Khoảng thời gian nghỉ của tiếng kêu (ms) 242 (102–820)
Số note/tiếng kêu 11,85 (11–12)
Thời gian nghỉ của các note (ms) 2,2 (1–4) Tốc độ lặp lại của tiếng kêu (số tiếng
kêu/s) 2,62
Tốc độ lặp lại của note (note/s) 98,2 (87,7–103,7) Note đầu Thời gian của note (ms) 8,6 (6–12)
Tần số trội (Hz). 1818,8 (1312,5–
3000) Note cuối Thời gian của note (ms) 7,9 (5–11)
Tần số trội (Hz) 1312,5
Tần số trội (Hz) 3178 (3000–3187,5) Do đặc điểm của tiếng kêu có note đầu tiên và note cuối có biên độ và tần số thấp hơn các note ở giữa nên ở đây chúng tôi chỉ mô tả thêm hơn về note đầu, note cuối và note thứ 6 (một trong những note nằm khoảng giữa của tiếng kêu).
Note đầu có thời gian trung bình 8,6 ms, với khoảng bến đổi từ 6–12 ms và tần số trội trung bình là 1818,8 Hz. Note cuối có thời gian trung bình là 7,9 ms, với khoảng biến đổi là 5–11 ms, có tần số trội thấp nhất 1312,5 Hz. Note 6 là một note đại diện cho các note nằm ở khoảng giữa có biên độ và tần số cao hơn, với khoảng thời gian trung bình 7,25 ms, tần số trung bình 3178,5 Hz.
Dựa vào mô tả tiếng kiêu của loài Occidozyga lima và Fejevarya limnocharis ở trên chúng tôi có nhận xét về tiếng kêu của loài Fejevarya limnocharis và Occidozyga lima: Các tiếng kêu của loài Fejevarya limnocharis có thời gian kêu rất bé so với loài Occidozyga lima (loài
Occidozyga lima gấp 16–20 lần), nhưng ngược lại loài Occidozyga lima có tốc độ lặp lại của tiếng kêu (0,07), của note (3,8) thấp hơn nhiều so với Fejevarya limnocharis (2,62 tiếng kêu/s, 98,2 note/s) và khoảng thời gian nghỉ giữa các tiếng kêu của loài Occidozyga lima rất lớn (trung bình 11425,5 ms), còn loài
Fejevarya limnocharis chỉ (242 ms), do vậy loài Fejevarya limnocharis có mật độ tiếng kêu dày đặc hơn loài Occidozyga lima rất nhiều. Các tiếng kêu của
loài Fejevarya limnocharis họp thành nhóm gồm 2, 3, 4 tiếng kêu hoặc hơn, còn loài Occidozyga lima thì các tiếng kêu không họp thành nhóm. Tần số trội các note loài Fejevarya limnocharis (1312,5–3187,5 Hz) biến đổi hơn nhiều so với loài Occidozyga lima (2812,5–3000 Hz), nhưng số note trong một tiếng kêu ở loài Occidozyga lima (7–17) lớn loài Fejevarya limnocharis (11–12).
Như vậy tiếng kêu loài Fejevarya limnocharis khác nhiều so với tiếng kêu của loài Occidozyga lima, điều này phù hợp với nhận định của nhiều tác giả là mỗi loài có một tiếng kêu khác nhau đặc trưng cho mình. Và trong một
loài tiếng kêu giữa các cá thể khác nhau (tần số trội của tiếng kêu, thời gian tiếng kêu, thời gian của note, tốc độ lặp lại của note, số note trong một tiếng kêu) vì tiếng kêu của chúng phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố, đặc biệt là kích thước (chiều dài thân, cân nặng), các nhân tố của môi trường liên quan trực tiếp đến sự phân bố và hoạt động sống của chúng (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió). Ngoài các nhân tố cơ bản trên thì ếch phụ thuộc rất nhiều nhân tố khác như hàm lượng muối, nồng độ axit hay bazơ của nước (pH), hàm lượng O2, CO2, thức ăn, kẻ thù... Tiếng kêu thông báo cùng các đặc điểm thứ cấp như màu sắc, hoa văn, mào, chai tay…giúp lưỡng cư cũng như hai loài này thành công hơn trong sinh sản. Tiếng kêu thông báo có ý nghĩa quan trọng trong sinh sản của hai loài này, nó là tín hiệu gọi nhau đến địa điểm sinh sản.
e) Các tiếng kêu họp thành nhóm
g) Dạng sóng và dạng quang phổ tương ứng của một tiếng kêu
Hình 3.2: Tiếng kêu thông báo của loài Fejevarya limnocharis, file PH38 với nhiệt độ môi trường không khí tại điểm ghi là 26,3°C.
(e) Dạng sóng và quang phổ của các tiếng kêu, các tiếng kêu họp thành nhóm; (g) và (f) Dạng sóng và dạng quang phổ tương ứng của một tiếng kêu.