0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Quan hệ giữa các tham số của tiếng kêu

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC CƠ THỂ VÀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU LÊN TIẾNG KÊU CỦA HAI LOÀI FEJERVARYA LIMNOCHARIS (BIO, 1834) VÀ OCCIDOZYGA LIMA (GRAVENHORST, 2829) Ở NGHỆ AN (Trang 48 -50 )

Các tham số nghiên cứu của tiếng kêu của hai loài này có tương quan chặt chẽ với nhau, thể hiện ở hệ số tương quan |R2| chủ yếu lớn hơn 0,5 với độ tin cậy p đều nhỏ hơn 0,001. Tất cả các giá trị của các tham số đều được tính giá trị trung bình, n: số lượng cá thể ghi âm, p: độ tin cậy, dấu (-) chỉ sự tương quan nghịch.

Đối với loài Fejevarya limnocharis:

Số note trong một tiếng kêu, thời gian kêu (s) và thời gian của note (s) đều có tương quan thuận với nhau và chúng đều có tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu (Hz) và tốc độ lặp lại của note (note/s).

Cụ thể: Số note trong một tiếng tương quan thuận với thời gian kêu (R2=0,927; n=73; p<0,001), thời gian của note (R2=0,617; n=73; p<0,001); tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu (R2= -0,589; n=73; p<0,001)’ tốc độ lặp lại của note (R2= -0,603; n=73; p<0,001).

Thời gian kêu tương quan thuận với thời gian của note (R2=0,676; n=73; P<0,001); tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu (R2= -0,678; n=73; P<0,001), tốc độ lặp lại của note (R2= -0,805; n=73; p<0,001).

Thời gian của note tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu (R2= -0,644; n=73; p<0,001), tốc độ lặp lại của note (R2= -0,672; n=73; p<0,001).

Tần số trội của tiếng kêu có tương quan thuận tốc độ lặp lại của note (R2=0,668; n=73; p<0,001).

Đối với loài Occidozyga lima:

Sự tương quan giữa các tham số của loài này cũng thu được kết quả tương tự như loài Fejevarya limnocharis. Các tham số có tương quan chặt chẽ với nhau, thể hiện ở độ tin cậy p đều <0,001 và hệ số tương quan |R2| phần lớn >0,5. Số note trong một tiếng kêu, thời gian kêu và thời gian của note đều có tương quan thuận với nhau và chúng đều có tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu và tốc độ lặp lại của note.

Số note trong một tiếng tương quan thuận với thời gian kêu (R2=0,816; n=184; p<0,001), thời gian của note (R2=0,560; n=184; p<0,001); tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu (R2= -0,479; n=184; p<0,001), tốc độ lặp lại của note (R2= -0,454; n=184; p<0,001).

Thời gian kêu tương quan thuận với thời gian của note (R2=0,726; n=184; p<0,001); tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu (R2= -0,588; n=184; p<0,001), tốc độ lặp lại của note (R2= -0,697; n=184; p<0,001).

Thời gian của note tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu (R2= -0,566; n=184; p<0,001), tốc độ lặp lại của note (R2= -0,747; n=184; p<0,001).

Tần số trội của tiếng kêu có tương quan thuận với tốc độ lặp lại của note (R2=0,579; n=73; p<0,001).

Dựa trên các kết quả độ tương quan và độ tin cậy trên thì chúng tôi nhận thấy sự tương quan giữa các tham số của loài Fejevarya limnocharis có phần cao hơn loài Occidozyga lima và độ dao động các tham số của loài

Fejevarya limnocharis lớn hơn loài Occidozyga lima. Tuy vậy, sự tương quan giữa các tham số của tiếng kêu của 2 loài này đều rất cao (độ tin cậy p<0,001, giá trị |R2| đều lớn hơn 0,45 và gần đạt 1 (R2=0,927), dao động từ 0,5–0,7 là phổ biến.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC CƠ THỂ VÀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU LÊN TIẾNG KÊU CỦA HAI LOÀI FEJERVARYA LIMNOCHARIS (BIO, 1834) VÀ OCCIDOZYGA LIMA (GRAVENHORST, 2829) Ở NGHỆ AN (Trang 48 -50 )

×