Ảnh hưởng của chiều dài cơ thể

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kích thước cơ thể và điều kiện khí hậu lên tiếng kêu của hai loài fejervarya limnocharis (bio, 1834) và occidozyga lima (gravenhorst, 2829) ở nghệ an (Trang 58 - 66)

Chiều dài thân từ mõm tới lỗ huyệt (SVL), ảnh hưởng lên các tham số của tiếng kêu trái ngược với sự ảnh hưởng của nhiệt độ (Hình 3.8).

Hình 3.8. Tương quan giữa SVL (mm) và số note trong một tiếng kêu Hình 3.8 cho thấy, SVL có ảnh hưởng dương tính số note trong một tiếng kêu, khi SVL tăng thì số note trong một tiếng kêu tăng, với SVL ở

khoảng (15,31–34,36 mm) và số note trong một tiếng kêu trong khoảng (5– 19,43 note trong một tiếng kêu) thì hệ số tương quan R2=0,5006. Khi so sánh với kết quả ở một số loài thì kết quả chúng tôi cho thấy chiều dài thân gây biến đổi số note trong một tiếng kêu ở loài Occidozyga lima thể hiện rõ ràng. SVL (33,9–37,9 mm) không có ảnh hưởng lên số note trong một tiếng kêu ở loài Hylodes heyeri [68], SVL (34,36±2,22 mm, đối quần thể ở Burgos, 36,41±2.50 mm đối với quần thể ở Valencia) không gây sự thay đổi số note trong một tiếng kêu ở hai quần thể của loài Pelodes punctatus [31]. SVL (21– 29,5 mm) ảnh hưởng tiêu cực lên số note trong một tiếng kêu ở loài Acis crepitans (R2= -0,360; n=59) [78], ở loài SVL (54,9–63,7 mm) tăng thì số note trong một tiếng kêu giảm R2= -0,28; n=30 ở loài Agalychnis moreletii

sống ở vùng Las Cuevas Rearch Station (16043’N, 88059’B) ở Cago của Beline [20], kết quả ở loài này trái ngược với kết quả chúng tôi.

Hình 3.9. Tương quan giữa SVL (mm) và thời gian kêu (s)

Hình 3.9 cho thấy, SVL tương quan thuận với thời gian của tiếng kêu, với con đực có kích thước lớn hơn thì thời gian kêu của nó sẽ dài hơn cá thể ếch bé hơn. Với SVL (15,31–34,36 mm) và thời gian kêu ở khoảng (1,2–4,5s) thì hệ tương quan thuận R2= 0,6417. SVL cũng gây ảnh hưởng khác nhau lên thời gian kêu của tiếng kêu thông báo một số loài, như: SVL (25,5±0,76 mm)

không thể hiện sự tương quan thuận rõ lên thời gian kêu ở loài Allobas femoralis (R2=0,16) [31], SVL không ảnh hưởng lên thời gian kêu của tiếng kêu thông báo (R2=0,177) ở loài Litoria rheocola [55], SVL (21–29,5 mm) tuy có ảnh hưởng tích cực lên thời gian kêu loài Acris crepitans song không rõ (R2=0,273; n=59) [78]. Như vậy, so sánh với các kết này thì chiều dài thân ảnh hưởng mạnh lên tham số thời gian tiếng kêu của loài Occidozyga lima.

Giống như sự ảnh hưởng của SVL lên số note trong một tiếng kêu và thời gian của tiếng kêu thì SVL có ảnh hưởng tích cực lên thời gian của note (Hình 3.10). Với SVL (15,31–34,36 mm) và thời gian của note (0,039–0,095 s) thì hệ số tương quan R2= 0,5333 cho thấy ảnh mối tương quan thuận (có ý nghĩa thống kê) giữa SVL và thời gian của note, nếu con đực có SVL lớn hơn thì thời gian của các note trong tiếng kêu của chúng sẽ dài hơn. Điều này cũng phù hợp khi mà con ếch đực có kích thước lớn hơn thì thời gian kêu của nó dài hơn. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của SVL lên thời gian kêu của tiếng kêu có phần thể hiện mạnh hơn thời gian của note (0,6417 > 0,5333). Ngược lại ở loài Allobas femoalis, thì ở loài này chiều dài thân có ảnh hưởng tiêu cực lên thời gian các note trong các tiếng kêu của chúng (R2= -0,27) [35]. SVL không có ảnh hưởng gì lên thời gian của note ở loài Hylodes heyeri [68] , hai quần thể của loài Pelodytes punctatus [31]. So sánh kết quả của các loài này thì ảnh hưởng của SVL lên thời gian của note loài Occidozyga lima không những trái ngược mà còn thể hiện rõ sự ảnh hưởng SVL lên thời gian của note.

Hình 3.10. Tương quan giữa SVL (mm) và thời gian của note (s)

Trái ngược với sự ảnh hưởng SVL lên ba tham số tiếng kêu trên, SVL lại ảnh có tương quan nghịch (không chặt) với tần số trội của tiếng kêu (Hình 3.11). Với SVL (15,31–34,36 mm) và tần số trội của các tiếng kêu (2031,5– 3218,25 Hz) thì hệ số tương quan R2= -0,3696. Kết quả của chúng tôi giống kết quả của Gasser và cs (2009) [35] SVL có tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu (R2= -0,57) ở loài Allobas femoralis, của Lingnau và Bastos (2007) [68] ở loài Hylodes heyreri (R2= -0,4023; n=17), của Hoskin và Goosem (2010) [55] ở loài Litoira rheocola (R2= -0,322), và của Briggs (2010) [20] ở loài Agalychnis morrreletii (R2= -0,338). Năm loài ếch vùng cao Colombia, mỗi loài có một cấu trúc gọi khác nhau và tần số trội tiếng kêu của chúng đều giảm khi kích thước tăng, loài nào có kích thước lớn hơn thì tần số trội tiếng kêu của nó lớn hơn: Loài Colostetthus subpunctatus: SVL (17,8±0,9 mm); n=15; 4113±219 Hz, Eleutherodactylus nervicus: SVL (21,4±2,1 mm); n=15; 2539±226 Hz, Eleutherodactylus bogoeensis: SVL (23,8±1,4 mm); n=17; 2384±168 Hz, Eleutherodactylus elegans: SVL (38,9±1,1 mm); n=16; 1585±105 Hz ; Hyla labialis: SVL (52,2±3,0 mm); n=7; 1110±99 Hz [73]. Ở một số loài thu được kết quả thể hiện sự ảnh hưởng của SVL lên tần số trội tiếng kêu rõ ràng, lớn hơn loài Occidozyga lima: R2= -0,872; n=8) ở loài

Hình 3.11. Tương quan giữa SVL (mm) và tần số trội của tiếng kêu (Hz) Như vậy giữa chiều dài thân và tần số trội của tiếng kêu có mối tương quan chặt chẽ, thường những con đực có chiều dài thân lớn hơn thì tần số trội tiếng kêu của nó thấp hơn, điều này thể hiện ở nhiều loài cũng như ở 2 loài mà chúng tôi nghiên cứu, vì qua tần số trội của tiếng kêu thông báo giúp con cái có thể dự đoán kích thước của con đực [118]. Ở đây các con đực loài

Occidozyga lima có chiều dài thân lớn hơn thì tần số trội của nó thấp hơn, giúp các cá thể cái lựa chọn con đực dễ dàng hơn nó và theo các con đực tới vị trí sinh sản.

SVL ngoài có mối tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu mà có ảnh hưởng nghịch lên tốc độ lặp lại của note (Hình 3.12), nếu SVL càng tăng thì số note trong một giây càng giảm. SVL (15,31–34,36 mm), tốc độ lặp lặp của note (2,42–5,37 note/s) thì hệ số tương quan R2= -0,3503. Chiều dài thân có ảnh hưởng nghịch lên tốc độ lặp lại của note một số loài nhưng không rõ như ở loài Allobas femoralis (R2= -0,15) [35], ở loài Litoria rheocola (R2= -0,066) [53]. Nhưng mối tương quan này ở loài Occidozyga lima không thể hiện rõ bằng ở loài Acris crepitans (R2= -0,507) [78].

Nhiệt độ có tương quan nghịch rất cao với chiều dài thân (R2 = -0,761; p<0,001 đối loài Fejevarya limnocharis, R2= -0,725; p<0,001 đối với loài

Occidozyga lima). Ở đây, kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ trái ngược với chiều dài thân lên các tham số tiếng kêu của 2 loài Occidozyga lima Fejevarya limnocharis.

Kết quả thu được ở loài Fejevarya limnocharis cũng như loài

Occidozyga lima đã phản ánh mối liên quan chặt chẽ giữa các tham số của tiếng kêu, giữa các nhân tố môi trường với nhau, giữa các nhân tố lên tiếng kêu là rất chặt chẽ, mang tính chất bắc cầu rõ rệt, độ tin cậy cao (hầu hết P<0,001) thể hiện kết quả thu được không phải là do ngẫu nhiên. Chúng ta nhận thấy số note trong một tiếng kêu có tương quan thuận với thời gian của tiếng kêu, thời gian của note. Nhiệt độ ảnh hưởng âm tính lên số note trong một tiếng kêu thì cũng có ảnh hưởng âm tính với thời gian của tiếng kêu, thời gian của note. SVL có tương quan thuận với số note trong một tiếng kêu thì sẽ có tương quan thuận với thời gian của tiếng kêu, thời gian của note. Điều này cũng tương tự như sự ảnh hưởng của các nhân tố khác lên 5 tham số của tiếng kêu ở hai loài này. SVL, thể trọng, độ ẩm và áp suất không khí, có tương quan thuận với nhau và đều có tương quan thuận với số note trong một tiếng kêu, thời gian tiếng kêu, thời gian của note, có tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu, tốc độ lặp lại của note. Nhiệt độ và tốc độ gió có tương quan

thuận với nhau, chúng đều có tương quan nghịch với số note trong một tiếng kêu, thời gian của tiếng kêu, thời gian của note, có tương quan thuận với tần số trội của tiếng kêu, tốc độ lặp lại của note. Chiều dài thân, cân nặng, độ ẩm, áp suất có tương quan nghịch với nhiệt độ, tốc độ gió do vậy chúng ta nhận thấy kết quả phản ánh chúng có ảnh hưởng trái ngược lên tiếng kêu thông báo của hai loài này.

Ếch là sinh vật biến nhiệt và hô hấp bằng da nên sự phân bố, hoạt động của ếch phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể, cụ thể ảnh hưởng lên các hoạt động của enzim, tốc độ của các phản ứng hoá sinh do đó ảnh hưởng lên tính chất âm thanh của lưỡng cư. Ở đây ta nhận thấy nhiệt độ ảnh hưởng mạnh lên tiếng kêu thông báo của hai loài này.

Hai loài ếch mà chúng tôi ghi âm được đều phân bố ở môi trường mở (môi trường đồng ruộng) do vậy âm thanh khi được truyền đi dễ dàng hơn, do nó ít bị hấp thụ bởi các cây trồng bao quanh (môi trường khép kín, ví dụ ở rừng). Ở môi trường ghi âm của chúng tôi các nhân tố vô sinh (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp suất) do ở môi trường mở ít bị hấp thu và cản trở bởi các sinh vật xung quanh, hơn nữa là ở đồng bằng ít bị phân bố theo độ cao nên dễ gây ảnh hưởng lên tính chất âm thanh của 2 loài mà chúng tôi nghiên cứu.

Kích thước cơ thể (chiều dài thân từ mõm tới lỗ huyệt, trọng lượng) liên quan đến cấu trúc, hình thái, chức năng của cơ quan phát âm thanh và thu nhận âm thanh của ếch, đồng thời liên quan tới độ tuổi sinh sản của ếch, thường con non không kêu [31], [110]. Các cá thể ếch đ ực của hai loài này có một giới hạn nhất định về kích thước thì mới có khả năng phát âm: SVL nhỏ nhất 15,31 mm, trọng lượng nhỏ nhất 1,3g đối với loài Occidozyga lima; SVL nhỏ nhất 30,18 mm, trọng lượng nhỏ nhất 3,3g đối loài Fejevarya limnocharis. Tiếng kêu phổ biến và phức tạp hơn ở các cá thể ếch trưởng thành hay có kích thước và khối lượng lớn hơn so các con non, các con non chỉ kêu trong trường hợp quá hoảng sợ do kẻ thù [7]. Kết quả của chúng tôi

phản ánh được ảnh hưởng của trọng lượng và chiều dài thân lên tiếng kêu là rất mạnh mẽ, điều này thể hiện được sự liên quan chặt chẽ đến cấu trúc phát âm với tập tính sinh sản và kích thước. Điều này cho thấy tiếng kêu thông báo liên quan chặt chẽ đến sự thành công trong sinh sản của ếch vì các cá thể trưởng thành thì mới có thể sinh sản. Tần số của tiếng kêu được xác định ở mức độ lớn của khối lượng và sức căng của dây thanh âm, sự tăng khối lượng dây thanh âm cùng với sự tăng kích thước của con ếch [77], [100]. Nói chung, các dây thanh âm càng lớn thì tần số âm thanh của cuộc gọi càng thấp hơn. Túi kêu đặc trưng nhất cho ếch kêu nhưng có vẻ ít ảnh hưởng lên cấu trúc của tiếng kêu. Tuy nhiên, các con ếch có túi kêu to hơn thì khản năng cộng hưởng âm thanh càng lớn nên tiếng kêu to hơn và vang xa hơn [101]. Điều này thấy rõ ở loài Fejevarya limnocharis có kích thước lớn hơn và có hai túi kêu lớn hơn nhiều so với Occidozyga lima (có kích thước bé hơn và một túi kêu ) nên tiếng kêu của loài Fejevarya limnocharis lớn hơn, vang xa hơn loài

Occidozyga lim. Điều này phù hợp xu hướng tiến hoá, đặc biệt thấy rõ trong sinh sản vì các con đực có kích thước lớn hơn nên có tần số âm thấp hơn và thường được các thể cái ưu tiên lựa chọn [87]. Chúng tôi thấy rõ kết quả ở loài Fejevarya limnocharis và loài Occidozyga lima trong sư tương quan thuận giữa chiều dài thân và trọng lượng.

Tóm lại, kết quả của chúng tôi phản ánh được ảnh hưởng của kích thước (chiều dài thân từ mõm đến lỗ huyệt, cân nặng) và điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) lên tiếng kêu thông báo của hai loài Fejevarya limnocharis

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kích thước cơ thể và điều kiện khí hậu lên tiếng kêu của hai loài fejervarya limnocharis (bio, 1834) và occidozyga lima (gravenhorst, 2829) ở nghệ an (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w