0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Đặc điểm sinh thái tại nơi thu mẫu.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC CƠ THỂ VÀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU LÊN TIẾNG KÊU CỦA HAI LOÀI FEJERVARYA LIMNOCHARIS (BIO, 1834) VÀ OCCIDOZYGA LIMA (GRAVENHORST, 2829) Ở NGHỆ AN (Trang 40 -41 )

Sự phân bố của ếch nhái được chia một cách tương đối là trên cạn, trên cây và dưới nước. Chúng tôi nghiên cứu loài Fejevarya limnocharis thuộc nhóm ở cạn và loài Occidozyga lima thuộc nhóm ở nước. Tiếng kêu của cả hai loài này chúng tôi đều thu ở môi trường đồng ruộng (ruộng lúa, các bờ ruộng lớn, bờ ruộng bé, mương). Loài Fejevarya limnocharis thường chỉ ở nơi ẩm hoặc khá khô, nhưng không tiếp xúc trực tiếp với nước, chúng thường phân bố ở đường bờ ruộng hoặc đường cỏ lớn hoặc bé, bờ mương. Loài Fejevarya limnocharis, chúng chủ yếu hoạt động kiếm ăn vào ban đêm vì lúc này độ ẩm cao, thường từ lúc mặt trời lặn đến nửa đêm, nên chỉ ghi âm được chủ yếu vào những khoảng thời gian này, có thể bắt gặp và nghe tiếng kêu của chúng ở các nơi xung quanh nhà dân như vườn. Cóc nước sần (Occidozyga lima) thường xuyên sống ở nước, phố biến là ruộng có nước hoặc mương, có thể kêu nhiều vào buổi chiều nên chúng tôi đi ghi âm vao ban ngày đối với loài này. Loài

Fejevarya limnocharis có hai túi kêu màu nâu sẫm, còn loài Occidozyga lima

chỉ có một túi kêu màu nâu nhạt. Đặc điểm các đợt đi thu mẫu:

Đợt 1: Cuối vụ hè thu, lúa đã gặt (ruộng rạ), mực nước khoảng 5–15 cm. Ít bị xáo trộn của con người do người dân không trồng ngô khoai trong vụ này. Tuy nhiên, buổi tối vẫn có người đi soi bắt ếch, cá. Các con vật ở đồng như chuột, rắn, chẫu chàng, ếch đồng,…nhưng chủ yếu vẫn là ngoé (Fejevarya limnocharis), cóc nước sần (Occidozyga lima).

Đợt 2: Vụ đông xuân, lúa ở giai đoạn mạ non (lúa mới cấy) cao chừng 15–40 cm, mực nước 5–30 cm, ban ngày chịu nhiều tác động của con người (làm cỏ), song buổi tối yên tĩnh. Ban ngày (buổi chiều) đi thu mẫu đều có nắng, buổi tối đi thu mẫu trời không mưa.

Vụ này chỉ ghi âm được loài Occidozyga lima, tiếng kêu của loài

Fejevarya limnocharis ít vì có lẽ về đêm trời quá lạnh, mực nước lớn.

Đợt 3: Lúa ở giai đoạn chín, mực nuớc cao khoảng 15–30 cm, chiều trời nắng, tuy nhiên có lúc mưa, buổi tối lúc thu mẫu trời không mưa. Ít bị tác động của con người vì lúa ở giai đoạn chín cần được bảo vệ, không có ruộng trống nên người đi soi ít.

Nhìn chung, thời gian kêu của hai loài này khác nhau. Loài Fejevarya limnocharis thường kêu vào khoảng tầm 19 giờ đến 2 giờ 3 giờ sáng nhưng kêu nhiều từ 10 đến 11 giờ đêm. Loài Occidozyga lima có thể bắt đầu kêu từ lúc 14–15 giờ chiều đến khoảng 23 giờ đêm, tuy nhiên chúng chỉ kêu nhiều khoảng từ 17 giờ đến 20 giờ tối, càng về khuya tiếng kêu càng ít, giảm hẳn từ khoảng 22 giờ đêm. Cả hai loài này kêu khá nhiều vào lúc trời sắp có mưa. Như vậy, hoạt động kêu của hai loài này tuỳ thuộc vào ngày, mùa, thời tiết trong ngày và thường khác hoạt động kêu các loài ếch sống trong các rừng nhiệt đới (chúng có thể kêu quanh năm).

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC CƠ THỂ VÀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU LÊN TIẾNG KÊU CỦA HAI LOÀI FEJERVARYA LIMNOCHARIS (BIO, 1834) VÀ OCCIDOZYGA LIMA (GRAVENHORST, 2829) Ở NGHỆ AN (Trang 40 -41 )

×