0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Ảnh hưởng của nhiệt độ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC CƠ THỂ VÀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU LÊN TIẾNG KÊU CỦA HAI LOÀI FEJERVARYA LIMNOCHARIS (BIO, 1834) VÀ OCCIDOZYGA LIMA (GRAVENHORST, 2829) Ở NGHỆ AN (Trang 52 -58 )

Kết quả phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ lên số lượng note được thể hiện ở biểu đồ (Hình 3.3.)

Hình 3.3. Tương quan giữa nhiệt độ (˚C) lên số note trong một tiếng kêu Hình 3.3 cho thấy, nhiệt độ có tương quan nghịch với số note trong một tiếng kêu, với giá trị R2 khá cao (R2= -0,606), thể hiện rõ mối tương quan nghịch khi nhiệt độ không khí tại điểm ghi âm tăng thì sẽ làm cho số note trong một tiếng kêu giảm. Với khoảng nhiệt độ từ tăng trong khoảng từ (19– 33,50C) thì sẽ gây ảnh hưởng số note trong một tiếng kêu giảm từ (14–10 note) trong một tiếng kêu. Nếu so sánh với kết quả ở loài Hylodes heyreri với giá trị (R2= -0,4032; n=16) với nhiệt độ khoảng (20–25°C) ở các vùng thuộc rừng Atlatic của miền nam Brazin của các tác giả Lingnau và Bastos (2007) [68] thì thấy nhiệt độ ảnh hưởng lên số note trong một tiếng kêu Fejevarya limnocharis tương quan nghịch mạnh hơn. Còn nếu so sánh với kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ lên số lượng các note trong một tiếng kêu từ 135 cuộc gọi của loài Paa Spinnosa tại núi Ngọc Lương, Lanxi, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc của các tác giả Baogen và Zheng (2009) [13], nhiệt độ thấp hơn thì số note trong một tiếng kêu thấp hơn: Buổi tối 26,5±0,10C, số note 4,49±1,05; n=45, buổi sáng 28,5±0,20C, số note 5,47±0,99; n=15; buổi chiều 29,7±0,30C, số note 5,28±1,29; n=45, thì lại đối nghịch với kết quả của chúng tôi có lẽ do họ nghiên cứu chỉ có hai ngày ghi vào các thời gian cả sáng, chiều tối, với không gian hẹp (hồ), các con đực có kích thước và trọng lượng giống

nhau. Điều chứng tỏ với các loài khác nhau, ở các điều kiện khác nhau thì nhiệt độ sẽ có ảnh hưởng khác nhau lên số note trong một tiếng kêu.

Hình 3.4. Tương quan giữa nhiệt độ (˚C) và thời gian kêu (s)

Hình 3.4 cho thấy, nhiệt độ tỷ lệ nghịch với thời gian kêu (s) có hệ số tương R2 cao (R2 = -0,7311). Khi nhiệt độ tăng (19–33,5°C) thì sẽ làm cho thời gian kêu của loài Fejevarya limnocharis giảm mạnh, dao động trong khoảng (0,14–0,09 s). Kết quả chúng tôi thấy gần với kết quả ở loài Hylodes heyeri nhiệt độ tăng thời gian kêu giảm (R2= -0,6338; n=16) của tác giả Lingnau và Bastos (2007) [68]. Ở loài Leptodactylus fuscus ở môi trường mở và bị quấy rối thuộc nam Mỹ của Heyer và Reid (2003) [51] cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch giữa nhiệt độ (trung bình 25°C) và thời gian kêu là (R2 = -0,313; n=32), so với kết quả này thì nhiệt độ ảnh hưởng lên thời gian tiếng kêu của loài Fejevarya limnocharis thể hiện rõ ràng hơn nhiều. Tuy nhiên nếu so sánh kết của loài Paa Spinnosa của tác giả Baogen và Zheng (2009) [68] nhiệt độ không ảnh hưởng lên thời gian kêu: Buổi tối 26,5±0,1°C thì thời gian kêu 1,18±0,24 (s); n=45, buổi sáng 28,5±020C, thời gian 1,31±0,30 (s); n=15; buổi chiều 29,7±0,3°C, thời gian 1,24±0,27 (s); n=46. Hoặc so sánh kết quả ở loài Allobas femoralis ở các vùng đất ẩm thấp của rừng mưa vùng Guiana nước Pháp của tác giả Gasser và cs (2009) [35], nhiệt độ (21,8–24,3°C) lại

tương quan thuận thời gian kêu (R2=0,41; n=19) thì lại trái ngược với kết quả của chúng tôi. Nhưng một điều phổ biến được công nhận rộng rãi là khi nhiệt độ tăng thì thời gian kêu giảm đã được khẳng định bởi nhiều nghiên cứu [46], [68], [112]. Điều này phù hợp với kết quả của chúng tôi.

Hình 3.5. Tương quan giữa nhiệt độ và thời gian note (s)

Cũng tương tự như sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên số note trong một tiếng kêu, thời gian kêu, thì qua hình 3.5 ta thấy nhiệt độ có tương quan nghịch với thời gian của note nghĩa là nhiệt độ tăng (19–33,5°C) thì thời gian note giảm (0,0091–0,0053 s). Với hệ số tương quan R2 cao (R2= -0,6469), gần giống như ở kết quả của 2 tham số tiếng kêu ở trên. Chúng tôi tìm thấy kết quả của mình giống với kết quả của hai quần thể thuộc loài ếch mùi Tây

Pelodytes punctatus ở Valencia và Burgos ở Tây Ban Nha của tác giả Esteban và cs (2002) [31]. Cả hai quần thể này trong tiếng kêu thông báo có hai dạng note: Note A (phổ biến hơn), note B (hiếm, nhất là ở quần thể ở Burgos). Sự tương quan nghịch giữa thời gian của note và nhiệt độ (10–15°C ở Valencia, 10–17,50C ở Burgos) ở hai quần thể này thể hiện rõ: Quần thể ở Burgos, note A: R2= -0,65; n=14, note B: R2= -0,67; n=14. Quần thể ở Valencia, note A: R2= -0,35; n=27; note B: R2= -0,4; n=27. Tương tự nhiệt độ có tương quan nghịch với thời gian của tất cả các loại note ở loài Rana pipipiens ở Tây nam

Minnesota của tác giả Larson (2004) [60]: Note snore (R2= -0,53; n=16), note grunt (R2= -0,51; n=16), note chucke (R2= -0,44; n=17; ). Trái với kết quả ở loài Allobas femoralis của Gasser và cs (2009) [35], ở loài này nhiệt độ không có ảnh hưởng gì lên thời gian của note (R2=0,05; n=19).

Hình 3.6. Tương quan giữa nhiệt độ và tần số trội của tiếng kêu (Hz) Trái với sự ảnh hưởng âm tính của nhiệt độ lên 3 tham số trên, thì nhìn vào hình 3.6 chúng ta thấy nhiệt độ có ảnh hưởng dương tính lên tần số trội của tiếng kêu, khi nhiệt độ tăng (19–33,5°C) thì tần số trội của tiếng kêu tăng dao động trong khoảng (2000–3387,5 Hz) có giá trị R2= 0,6193, là một giá trị khá cao thể hiện rõ mối tương quan thuận.

Kết quả chúng tôi trái với kết quả loài Paa spinosa của tác giả Baogen và Zheng (2009) [13], nhiệt độ tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu thông báo: Buổi tối 26,5±0,1°C, tần số trội 902,22±328,37 Hz; n=45, buổi sáng 28,5±0,2°C, tần số 953,95±364,68 Hz; n=15; buổi chiều 29,7±0,3°C, tần số 720±331,50 Hz; n=46. Nhiệt độ (3–18°C) không ảnh hưởng đáng kể lên tần số tiếng kêu ở 5 loài vùng thung lũng cao 3500m ở vườn quốc gia Chingaza ở phía Đông vùng Andean gần Bogota: Colostethos subpunctatus: R2= -0,028; n=15, Eleutherodactylus nervicus: R2=0,163; n=15,

Eleutherodactylus bogotensis: R2=0,070; n=17, Eleutherodactylus elegans: R2=0,399; n=16, Hyla labialis: R2 = 0,002; n=7 [73]. Đối với loài Allobas

femoralos, nhiệt độ không có ảnh hưởng lên các tần số của tiếng kêu (R2=0,02) [35]. Nhiệt độ cũng không có ảnh hưởng gì lên tầng số trội của loài

Hylodes heyeri (R2=0,0839; n=16) [68]. Ở loài Leptodactylus fuscus nhiệt độ có tương quan thuận với tần số trội của tiếng kêu nhưng không thể hiện rõ (R2= 0,281) [51].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh lên tần số trội của tiếng kêu ở loài Fejevarya limnocharis. Thường thì nhiệt độ càng thấp thì tần số của tiếng kêu càng thấp, trong đó có tần số trội của tiếng kêu điều này được khẳng định bởi nhiều tác giả đã nghiên cứu trước đây [44], [116].

Giống như kết quả ảnh hưởng nhiệt độ lên tần số trội của tiếng kêu thì nhiệt độ cũng có ảnh hưởng dương tính lên tốc độ lặp lại của note. Với nhiệt độ trong khoảng (19–33,50C), tốc độ lặp lại của note (note/s) dao động trong khoảng (86,12–103 note/s) thì hệ số tương quan R2=0,6788; là một giá trị cao thể hiện sự ảnh hưởng mạnh của nhiệt độ lên tốc độ lặp lại của note, nhiệt càng tăng thì số note trong một giây càng lớn (Hình 3.7).

Hình 3.7. Tương quan giữa nhiệt độ và tốc độ lặp lại của note (note/s) Trong khi kết quả chúng tôi thì nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh lên tốc độ lặp lại của note thì ở một số tác giả thu được kết quả trái ngược: Nhiệt độ

không tương quan với tốc độ lặp của tiếng kêu loài Paa spinosa: Buổi tối 26,5±0,10C, tốc độ của note 3,17±0,57; n=45. buổi sáng 28,5±020C, tốc độ của note 3,47±0,65; n=15; buổi chiều 29,7±0,30C, tốc độ của note 3,42±0,71; n=46, [13]. Nhiệt độ không ảnh hưởng tốc độ lặp lại của note ở loài Rana pipiens (R2= 0,04; n=19) [60].

Các kết quả tương tự với chúng tôi nhiệt độ cao hơn thì với tốc độ lặp lại của note cao hơn (R2= 0,37), ở loài Allobas femoralis [35]. Nhất là ở loài

Colostetus palmatus sống vùng đất dốc ở độ cao 2200m phía đông Andean Trung Quốc số note trong một tiếng kêu tương quan thuận cao với nhiệt độ (12–180C), (R2 = 0,91; n=16) [50].

So sánh chung với kết quả trên chúng tôi thấy nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh mẽ lên các tham sô nghiên cứu ơ loài Fejevarya limnocharis.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC CƠ THỂ VÀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU LÊN TIẾNG KÊU CỦA HAI LOÀI FEJERVARYA LIMNOCHARIS (BIO, 1834) VÀ OCCIDOZYGA LIMA (GRAVENHORST, 2829) Ở NGHỆ AN (Trang 52 -58 )

×