KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kích thước cơ thể và điều kiện khí hậu lên tiếng kêu của hai loài fejervarya limnocharis (bio, 1834) và occidozyga lima (gravenhorst, 2829) ở nghệ an (Trang 66 - 69)

1. Kết luận

1. Các nhân tố (ảnh hưởng lên tiếng kêu thông báo của 2 loài Fejevarya limnocharis vào Occidozyga lima) được nghiên cứu có biên độ dao động khá rộng. Loài Occidozyga lima có kích thước nhỏ hơn nhưng có phổ dao động các nhân tố môi trường lớn hơn loài Fejevarya limnocharis.

- Đối với loài Fejevarya limnocharis: Nhiệt độ (19–33,5°C), độ ẩm (89–

100%), áp suất (1000,8–1015,2 hpa), tốc độ gió (0–2,7 km/h), SVL (30,18–

69,39 mm), cân nặng (3,3–9 g).

- Loài Occidozyga lima: Nhiệt độ (20,3–37,5°C), độ ẩm (82–100%), áp suất (1002,2–1014,9 hpa), tốc độ gió (0–3 km/h), SVL (15,31–34,36 mm), cân nặng (1,3–3,4 g).

2. Tiếng kêu thông báo của hai loài Occidozyga limaFejevarya limnocharis khác nhau, mang tính đặc trưng cho loài. Loài Occidozyga lima

thời gian kêu (3063,1 ms), thời gian nghỉ giữa các tiếng kêu (11425,5 ms), số note trong một tiếng kêu (7–17) dao động lớn hơn loài Fejevarya limnocharis

với thời gian kêu (110,6 ms), thời gian nghỉ giữa các tiếng kêu (242 ms) số note trong một tiếng kêu (11–12 note). Loài Fejevarya limnocharis có tốc độ lặp lại của tiếng kêu (2,62 tiếng kêu/s), tốc độ lặp lại của note (98,2 note/s), tần số trội (1312,5–3178,5 Hz) dao động lớn hơn loài Occidozyga lima với tốc độ lặp lại của tiếng kêu (0,07), tốc độ lặp lại của note (3,8), tần số trội của tiếng kêu (2812,5–3000 Hz). Loài Fejevarya limnocharis các tiếng kêu họp thành nhóm với mật độ tiếng kêu dày đặc còn loài Occidozyga lima thì không.

3. Các biến số của tiếng kêu thông báo được nghiên cứu đều có tương quan với nhau có ý nghĩa thống kê. Số note trong một tiếng kêu có tương quan thuận với thời gian của tiếng kêu (R2=0,927 ở loài Fejevarya limnocharis, R2=0,816) và thời gian của note (R2=0,617 ở loài Fejevarya limnocharis, R2=0,560), cả 3 tham số (biến số) này đều có tương quan nghịch

với tần số trội của tiếng kêu và tốc độ lặp lại của note, còn tần số trội của tiếng kêu tương quan thuận cao với tốc độ lặp lại của note (R2=0,668 ở

Fejevarya limnocharis, R2=0,579 ở Occidozyga lima). Tất cả các trường hợp | R2| đều lớn hơn 0,5, chỉ có tương quan nghịch giữa số note trong một tiếng kêu với tốc độ lặp lại của note ở loài Occidozyga lima dưới 0,5 (R2= -0,454).

4. Ở cả 2 loài mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng lên tiếng kêu thông báo là khá chặt chẽ. Độ ẩm, áp suất, chiều dài thân (SVL), cân nặng có tương quan thuận cáo với nhau và có tương quan nghịch với nhiệt độ, tốc độ gió; còn nhiệt độ có tương quan thuận với tốc độ gió. Trong tất cả các mối quan hệ, hệ số tương quan R2 có giá trị tuyệt đối phần lớn đều lớn hơn 0,5 với hầu hết độ tin cậy p<0,001 (hầu hết đáng tin cậy. Đáng chú ý là tương quan giữa các nhấn tố chính mà chúng tôi nghiên cứu. Đối loài Fejevarya limnocharis nhiệt độ có tương quan nghịch với độ ẩm (R2= -0,903), SVL tương quan thuận cao với trọng lượng (R2=0,873). Loài Occidozyga lima nhiệt độ có tương quan nghịch cao với độ ẩm (R2= -0,873); SVL có tương quan thuận cao với cân nặng (R2=0,775).

5. Các nhân tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió), kích thước (SVL, thể trọng) có ảnh hưởng mạnh lên các tham số của tiếng kêu thông báo của 2 loài Fejevarya limnocharisOccidozyga lima. Độ ẩm, áp suất, SVL, cân nặng có tương quan thuận với số note trong một tiếng kêu, thời gian kêu, thời gian của note; tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu, tốc độ lặp lại của note. Ngược lại, nhiệt độ có tương quan nghịch với số note trong một tiếng kêu, thời gian kêu, thời gian của note; tương quan thuận với tần số trội của tiếng kêu, tốc độ lặp lại của note.

5.1. Nhiệt độ có ảnh hưởng lên các tham số của tiếng kêu thông báo của cả hai loài nghiên cứu:

- Đối với loài Fejevarya limnocharis nhiệt độ có tương quan nghịch cao với: Số note trong một tiếng kêu (R2= -0,606), thời gian của tiếng kêu (R2=

-0,7311), thời gian của note (R2= -0,6469); tương quan thuận với tần số trội của tiếng kêu (R2=0,6193), với tốc độ lặp lại của note (R2=0,6788).

- Loài Occidozyga lima, nhiệt độ có tương quan nghịch cao với số note trong một tiếng kêu (R2= -0,5206), thời gian của tiếng kêu (R2= -0,6251), thời gian của note (R2= -0,5449). Tương quan thuận với tần số trội của tiếng kêu (R2=0,5899), tốc độ lặp lại của note (R2=0,5241). Nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh lên các biến số của tiếng kêu thông báo.

5.2. SVL có ảnh hưởng lên các tham số của tiếng kêu thông báo, ngược với sư ảnh hưởng của nhiệt độ:

- Loài Fejevarya limnocharis SVL có tương quan thuận cao với: Số note trong một tiếng kêu (R2=0,5247), thời gian của tiếng kêu (R2=0,5577), thời gian của note (R2=0,5726). Tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu (R2= -0,5201), với tốc độ lặp lại của note (R2= -0,5249).

- Loài Occidozyga lima, SVL có tương quan thuận với số note trong một tiếng kêu (R2=0,5006), thời gian của tiếng kêu (R2=0,6417), thời gian của note (R2=0,5333). Tương quan nghịch với tần số trội của tiếng kêu (R2= -0,3696), tốc độ lặp lại của note (R2= -0,3503).

2. Kiến nghị

1. Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường và kích thước cơ thể lên tiếng kêu của ếch ở Việt Nam. Có thể mở rộng, đi sâu nghiên cứu các khía cạnh khác liên quan đến tiếng kêu của lưỡng cư như cấu trúc, cơ chế tạo tiếng kêu của ếch; các dạng tiếng kêu khác nhau của ếch, không chỉ là đối với tiếng kêu thông báo.

2. Hạn chế đánh bắt lưỡng cư trên đông ruộng nhất là các tháng II, III, VIII, IX đây thời gian sinh sản của lưỡng cư (chúng kêu để thu hút bạn tình), ảnh hưởng đến hiệu quả sinh sản cũng như sự tồn tại của các cá thể ếch con.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kích thước cơ thể và điều kiện khí hậu lên tiếng kêu của hai loài fejervarya limnocharis (bio, 1834) và occidozyga lima (gravenhorst, 2829) ở nghệ an (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w