Chương trình thực tập: trường hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, đảm bảo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học lạc hồng đến năm 2015 (Trang 81 - 83)

sinh viên làm việc thực sự trong thời gian thực tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên kết hợp với một chuyên viên của doanh nghiệp.

Hoạt động ngoại khóa: những hoạt động này hướng đến mục tiêu phát triển kỹ năng, thái độ, tạo sự tự tin và năng động…Trường nên tổ chức nhiều câu lạc bộ, nhiều sự kiện. Bên cạnh đó, Nhà trường nên đặc biệt quan tâm đến việc tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các sự kiện, dự án, chương trình mang tính quốc tế. Qua đó, tạo điều kiện cho sinh viên sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, trao đổi văn hóa và học thuật, giúp rèn luyện khả năng thích ứng trong môi trường làm việc đa văn hóa sau này.

3.3 KIẾN NGHỊ

Để giải quyết vấn đề chất lượng đào tạo cần có các giải pháp đồng bộ từ nhiều phía. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, luận văn chỉ nêu các giải pháp trong hoạt động đào tạo mà Trường Đại học Lạc Hồng cần thực hiện. Ở phạm vi rộng hơn, tác giả xin có một số kiến nghị như sau:

3.3.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Siết chặt mở trường, mở ngành

Hiện nay, có nhiều Trường Đại học đã mở ra, đặc biệt là các Trường ngoài công lập. Chất lượng đào tạo của các trường không đồng đều, có những Trường chất lượng đào tạo kém, sinh viên tốt nghiệp ra trường có trình độ chuyên môn thấp, không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Điều này làm ảnh hưởng chung đến các Trường ngoài công lập. Đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét, rà soát lại các trường chưa đạt yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên. Qua đó kiên quyết không cho tăng chỉ tiêu tuyển sinh, thậm chí dừng tuyển sinh đối với các Trường đó. Về phía Bộ GD&ĐT nên hạn chế tối đa việc ký quyết định thành lập các trường Đại học, các ngành đào tạo.

Phân tầng đào tạo

Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời gắn đào tạo với thực tiễn thì mỗi loại hình trường nên tập trung đào tạo các đối tượng nhất định. Trường công lập, hoạt động chủ yếu từ nguồn ngân sách do Nhà nước cấp, phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, nên hướng vào đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho hoạt động hệ thống

chính trị như nhà nghiên cứu, công chức nhà nước. Còn trường tư thục, với nền tảng có được từ huy động nguồn lực xã hội, nên được giao thị phần đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường lao động, đặc biệt là trong các khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và xuất khẩu lao động.

3.3.2 Đối với Trường Đại học Lạc Hồng

Để hệ thống đảm bảo chất lượng của Trường được chuyên sâu thì phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng cần phải có những cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực Quản lý giáo dục, Đo lường và đánh giá trong giáo dục… để thường xuyên theo dõi chất lượng sinh viên, đánh giá và giám sát chất lượng giảng dạy, thu thập ý kiến sinh viên về hoạt động đào tạo…Qua đó, tiến hành tự đánh giá toàn bộ hoạt động của Nhà trường và nâng cao dần chất lượng đào tạo của Trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng chất lượng đào tạo của Trường Đại học Lạc Hồng. Trong chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. Việc thực hiện những giải pháp này sẽ đem lại cho nhà trường, người học và đơn vị sử dụng lao động những lợi ích sau:

 Nhà trường: nâng cao chất lượng đào tạo, mang lại uy tín cho nhà trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nhà trường.

 Người học: được phục vụ tốt hơn trong quá trình học tập, cơ hội có việc làm và phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp sẽ thuận lợi hơn.

 Đơn vị sử dụng lao động: sẽ tuyển dụng được lao động có trình độ, kỹ năng tốt để đáp ứng cho nhu cầu nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

Bên cạnh đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ GD&ĐT, Nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo.

KẾT LUẬN CHUNG

Với các mục tiêu nghiên cứu được đề ra, luận văn “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Trường Đại học Lạc Hồng đến năm 2015” đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo:

Một là, xem xét toàn diện những lý luận cơ bản về chất lượng đào tạo, kiểm định chất lượng đào tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, các mô hình đảm bảo chất lượng.

Hai là, phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Lạc Hồng. Qua đó xác định được ưu điểm, nhược điểm.

Ba là, đề xuất giải pháp chủ yếu và cơ bản nhất để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo và kiến nghị đối với Trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Hạn chế của đề tài

Để phân tích, đánh giá chất lượng đào tạo của Trường, việc phân tích, đánh giá quá trình đào tạo cần phải thực hiện đánh giá ở nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, đề tài chỉ dừng lại ở việc đánh giá các yếu tố cơ bản, cốt lõi ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Trường có nhiều hệ đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu hệ đào tạo chính quy của Trường.

Do liên hệ cựu sinh viên gặp nhiều khó khăn nên việc khảo sát cựu sinh viên chưa được bố trí đều ở các Khoa. Khảo sát nhà tuyển dụng được tiến hành ngẫu nhiên, tác giả chưa lựa chọn các doanh nghiệp sử dụng phần lớn lao động do nhà trường đào tạo ra để tiến hành điều tra. Chính vì thế, mẫu nghiên cứu chưa bao quát hết toàn bộ tổng thể nghiên cứu.

Với các kết quả trên, tác giả mong muốn được góp một phần nhỏ công sức của mình vào sự phát triển chung của Trường. Tuy nhiên, luận văn có nhiều cố gắng, được nghiên cứu và trình bày trong giới hạn kiến thức của mình nên tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng, Quý Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học lạc hồng đến năm 2015 (Trang 81 - 83)