Những kết luận rút ra qua phân tích thực trạng chất lượng đào tạo của trường Đại học Lạc Hồng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học lạc hồng đến năm 2015 (Trang 66 - 68)

- Phần thứ ba: đánh giá chung của nhà tuyển dụng về sự phù hợp ngành đào tạo, và các giải pháp giúp nâng cao khả năng sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhà

2.3 Những kết luận rút ra qua phân tích thực trạng chất lượng đào tạo của trường Đại học Lạc Hồng

trường Đại học Lạc Hồng

Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đang hòa mình với nền kinh tế quốc tế, điều này đòi hỏi lao động trong tất cả các ngành nghề phải có trình độ, có năng lực thực sự. Nhận biết được điều này trường Đại học Lạc Hồng đã có nhiều cố gắng như: tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, mở thêm nhiều ngành nghệ đào tạo mới phù hợp với nhu cầu nhân lực, nỗ lực trau dồi học hỏi nâng cao kiến thức… Qua phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của trường Đại học Lạc Hồng đánh giá chung trong công tác đào tạo của Nhà trường có những ưu điểm và nhược điểm sau: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 T ỷ l (% )

Hình 2.14: Mức độ Trường chuẩn bị hành trang cho sinh viên tốt nghiệp làm việc

Không phù hợp Phù hợp Khá phù hợp Rất phù hợp

Ưu điểm

Đội ngũ cán bộ giảng viên nhiệt tình, năng động sáng tạo, có trình độ chuyên môn, có ý thức học tập tiếp thu vận dụng những kỹ thuật hiện đại tiên tiến để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. Nhà trường đã quan tâm đầu tư công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên.

Nhà trường đã từng bước cải tiến dần nội dung chương trình đào tạo nhằm phù hợp hơn với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển của các ngành nghề đang được xã hội ưa chuộng.

Trong những năm qua, Nhà trường đã quan tâm đến công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ dạy và học.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, trong công tác đào tạo Nhà trường có những nhược điểm như sau:

Chất lượng đào tạo bị hạn chế ngay từ đầu vào, đa số sinh viên đăng ký dự thi vào trường là những sinh viên có học lực từ trung bình trở xuống. Về xét tuyển nguyện vọng 2,3: Nhà trường lấy gần như toàn bộ số sinh viên đăng ký xét tuyển vào Trường. Điều này đã gây ra khó khăn cho công tác đào tạo và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà trường.

Việc điều chỉnh, cải tiến chương trình đào tạo chưa thật sự phát huy hiệu quả, chưa thật sự thích nghi với nhu cầu về kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà sinh viên cần có khi tham gia vào thị trường lao động, chưa thể hiện được sự mong muốn có những thành công mang tính đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như tạo lợi thế cạnh tranh cho hoạt động đào tạo của Trường.

Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của sinh viên giữa các giảng viên tham gia trong chương trình còn có những khác biệt.

Đội ngũ trợ giảng chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp, có kiến thức chuyên môn nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế, điều này nhà trường phải mất một khoản thời gian dài để đào tạo.

Đội ngũ giảng viên cơ hữu còn ít so với số lượng sinh viên đang theo học tại Trường. Số lượng giảng viên trẻ có thâm niên công tác dưới 5 năm cao, chưa có kinh nghiệm thực tế chính vì vậy trong công tác giảng dạy vẫn còn nhiều thiếu sót về chuyên môn nghề nghiệp và chuyên môn sư phạm dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Chất lượng đội ngũ giảng viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo ngày càng cao, giảng viên thiếu thời gian để tập trung nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyên môn để có khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Cơ sở vật chất phát triển chưa thật sự phù hợp với yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học lạc hồng đến năm 2015 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)