- Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (toeic 750 trở lên)
2.2.4.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý tham gia giảng dạy
Đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường được xây dựng và phát triển về số lượng. Tính đến tháng 6 năm 2012, Trường có 509 cán bộ cơ hữu, trong đó có 285 giảng viên và cán bộ quản lý tham gia giảng dạy.
Bảng 2.11: Cơ cấu giảng viên theo trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn
GS/TSKH PGS TS ThS ĐH CĐ Khác
Giảng viên 2 2 7 34 0 0 0
Trợ giảng 0 0 0 4 99 0 0
Giảng viên kiêm nhiệm cán bộ quản lý
0 9 10 69 49 0 0
TỔNG CỘNG 2 11 17 107 148 0 0
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Hình 2.9: Biểu đồ cơ cấu trình độ chuyên môn đội ngũ giảng viên
Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ hình 2.9 cho thấy đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường chủ yếu là giảng viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 52%, trình độ thạc sỹ chiếm tỷ lệ 37%. Số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ Tiến sĩ trở lên chiếm tỷ lệ thấp (11%). Vì vậy nhà trường cần có chính sách vừa khuyến khích vừa bắt buộc để số giảng viên cơ hữu này hoàn thiện nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Bảng 2.12: Thống kê giảng viên theo giới tính, tuổi đời, thâm niên công tác Tổng số
giảng viên
Giới tính Độ tuổi Thâm niên công tác
Nam Nữ < 30 30-40 41-50 51-60 > 60 <5 5-10 11-15 285 162 123 151 90 14 22 8 179 93 13 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) 1% 4%6% 37% 52% GS/TSKH PGS TS ThS ĐH
Hình 2.10: Biểu đồ cơ cấu về độ tuổi của giảng viên
Hình 2.11: Biểu đồ cơ cấu về thâm niên công tác của giảng viên
Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ cơ cấu độ tuổi của giảng viên ta thấy số lượng giảng viên ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (53%), sau đó đến độ tuổi từ 30 đến 40 chiếm tỷ trọng 31%, tỷ lệ giảng viên trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 16%. Qua đó cho thấy đội ngũ giảng viên của Trường đang được trẻ hóa, đa số giảng viên đều trẻ tương ứng với số năm công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao (63%).
Đội ngũ giảng viên trẻ tuổi có ưu điểm là nhanh nhẹn, năng động, ham học hỏi, kiến thức đa dạng và cập thời hơn, tuy nhiên do kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên việc truyền tải những kiến thức đó đến với người học bị hạn chế. Ngược lại, số giảng viên có số năm công tác trên 10 năm chiếm tỷ lệ 4%, đội ngũ giảng viên này là điểm tựa cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm nghề nghiệp cho toàn thể giảng viên trong Nhà trường, nhưng tỷ lệ hiện có của Trường là thấp.
Bảng 2.13: Thống kê giảng viên theo trình độ ngoại ngữ, tin học
Tổng số giảng viên Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học A B C Khác ( Toefl, toeic…) A B Khác (cao đẳng, kỹ sư, ktv…) 285 2 138 20 125 13 140 132 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) 53% 31% 5% 8% 3% < 30 30-40 41-50 51-60 > 60 63% 33% 4%
Hình 2.12: Biểu đồ trình độ ngoại ngữ của giảng viên
Hình 2.13: Biểu đồ trình độ tin học của giảng viên
Nhận xét: Qua bảng 2.13 cho thấy về trình độ ngoại ngữ, đa số các giảng viên đều có trình độ B trở lên chiếm tỷ lệ 92.3%. Về trình độ tin học 95,4% giảng viên có trình độ B trở lên. Tất cả các giảng viên đều ứng dụng tin học cho công tác giảng dạy.
Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng
Bảng 2.14: Thống kê số lượng sinh viên năm học 2011- 2012
Mã Ngành Tên ngành Số lượng
101 Công Nghệ Thông Tin 1.154
102 Điện Tử Viễn Thông 247
103 Điện Công Nghiệp 437
104 Cơ Điện Tử 529
105 Xây Dựng Dân Dụng & Công Nghiệp 1.155
106 Xây Dựng Cầu Đường 320
109 Công nghệ kỹ thuật điện_Điện tử 192
201 Công Nghệ Hóa Học 331
202 Công Nghệ Thực Phẩm 638
300 Công Nghệ Môi Trường 755
302 Công nghệ sinh học 365
34 Cao học Quản trị kinh doanh 202
401 Quản Trị Kinh Doanh 2.882
402 Tài Chính Tín Dụng 3.263
403 Kế Toán Kiểm Toán 3.821
404 Ngoại Thương 598
48 Cao học Công nghệ thông tin 105
501 Luật Kinh tế 181
600 Đông phương học 755
601 Việt Nam Học 174
701 Ngữ Văn Anh 461
TỔNG CỘNG 18.565
(Nguồn: Trung trâm thông tin tư liệu)
0 50 100 150 A B C Khác 0 50 100 150 A B Khác
Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để đạt tiêu chuẩn thì số sinh viên quy đổi tính trên 01 giảng viên quy đổi là 30. Số lượng giảng viên cơ hữu hiện nay của Trường là 285 giảng viên. Số sinh viên đang học tại trường hiện nay là 18.565. Từ số liệu này cho thấy số lượng giảng viên theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT là 619 người. So với số lượng giảng viên cơ hữu hiện có của Trường thì Trường còn thiếu 334 giảng viên.
Với điều kiện như vậy, để tăng số lượng giảng viên giảng dạy tại trường Nhà trường đã thuê đội ngũ giảng viên thỉnh giảng từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Theo quy định thì 3 giảng viên thỉnh giảng bằng 01 giảng viên cơ hữu.
Bảng 2.15: Thống kê số lượng giảng viên thỉnh giảng học kỳ 1 năm 2011 – 2012
Trình độ chuyên môn Số lượng giảng viên thỉnh giảng Trong nước
Quốc tế GS/TSKH 1 PGS 9 TS 68 ThS 78 2 ĐH 32 5 TỔNG CỘNG 188 7
(Nguồn: Phòng Hiệu trưởng)
Nhìn chung, so với quy định của Bộ GD&ĐT thì số giảng viên của Trường vẫn còn thiếu.
Đánh giá về năng lực chuyên môn đội ngũ giảng viên của Nhà trường thông qua khảo sát các nhóm đối tượng như sau:
Kết quả đánh giá của sinh viên về năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên được trình bày ở bảng 2.16.
Bảng 2.16: Kết quả đánh giá của sinh viên về năng lực chuyên môn đội ngũ giảng viên
Tổng Trung bình Độ lệch chuẩn
Giảng viên có vững kiến thức chuyên môn giảng dạy 328 3.90 .802
Giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tế 330 3.52 .777
Giảng viên thường xuyên cập nhập thông tin mới vào bài giảng
330 3.64 .903
Trung bình 3.69
Nhận xét: Kết quả bảng 2.16 cho thấy sinh viên đánh giá cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên của Nhà trường (trung bình = 3.69). Trong đó, yếu tố giảng viên có vững kiến thức chuyên môn được đánh giá cao nhất (trung bình =3.90). Hai yếu tố còn lại cũng được sinh viên đánh giá khá cao đó là yếu tố giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tế (trung bình = 3.52) và giảng viên thường xuyên cập nhập thông tin mới vào bài giảng (trung bình = 3.64).
Kết quả đánh giá của cựu sinh viên về năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên được trình bày ở bảng 2.17.
Bảng 2.17: Kết quả đánh giá của cựu sinh viên về năng lực chuyên môn đội ngũ giảng viên
Tổng Trung bình Độ lệch chuẩn
Giảng viên có vững kiến thức chuyên môn giảng dạy
188 3.72 .746
Giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tế 190 3.43 .758
Giảng viên thường xuyên cập nhập thông tin mới vào bài giảng
190 3.48 .847
Trung bình 3.54
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 6/2012)
Nhận xét:Qua bảng 2.17, nhìn chung cũng như đánh giá của sinh viên, cựu sinh viên đánh giá khá cao về năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên (trung bình = 3.54). Trong đó yếu tố giảng viên có vững kiến thức chuyên môn giảng dạy được cựu sinh viên đánh giá ở mức khá tốt (trung bình = 3.72). Còn hai yếu tố giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tế (trung bình = 3.43) và giảng viên thường xuyên cập nhập thông tin mới vào bài giảng (trung bình = 3.48) được cựu sinh viên đánh giá ở mức trung bình khá.
Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên được trình bày ở bảng 2.18.
Bảng 2.18: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về năng lực chuyên môn đội ngũ giảng viên
Tổng Trung bình Độ lệch chuẩn
Giảng viên có vững kiến thức chuyên môn giảng dạy
100 3.87 .747
Giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tế 100 3.34 .807
Giảng viên thường xuyên cập nhập thông tin mới vào bài giảng
100 3.62 .951
Trung bình 3.61
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 7/2012)
Nhận xét: Qua bảng 2.18 cho thấy cán bộ quản lý, giảng viên đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ở mức khá cao (trung bình = 3.61). Trong đó họ đánh giá yếu tố giảng viên có vững kiến thức chuyên môn giảng dạy ở mức cao (trung bình = 3.87), yếu tố giảng viên thường xuyên cập nhật thông tin mới vào bài giảng được đánh giá ở mức khá cao (trung bình = 3.62). Yếu tố còn lại giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tế được đánh giá ở mức trung bình khá (trung bình = 3.34).
Nhận xét chung: Qua kết quả khảo sát, nhìn chung năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên được đánh giá cao. Qua phân tích cho thấy trình độ chuyên môn, học hàm, học vị của đội ngũ giảng viên cơ hữu tăng trong các năm qua điều này chứng tỏ Nhà trường đã có chính sách khuyến học tốt, quy mô phát triển nhanh và tập trung nhiệm vụ thạc sĩ hóa, tiến sĩ hóa trong toàn trường. Đội ngũ này tăng qua các năm tuy nhiên vẫn chưa phát triển kịp với sự phát triển về quy mô của Trường, số giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên thấp. Đội ngũ giảng viên có trình độ kỹ sư, cử nhân tuổi đời còn trẻ chiếm tỷ lệ cao điều này cho thấy công tác trẻ hóa đội ngũ giảng viên tốt. Tuy nhiên, điều này cũng có hạn chế đó là đội ngũ giảng viên này còn thiếu kinh nghiệm thực tế.
Còn những hạn chế như số lượng giảng viên cơ hữu vẫn còn thiếu so với yêu cầu đào tạo, dẫn đến việc một giảng viên phải đảm nhiệm nhiều môn học và khối lượng giảng dạy trong một năm học quá lớn, đồng thời một số giảng viên phải phụ trách thêm các nhiệm vụ chức năng khác do Nhà trường, Khoa giao. Vì vậy, giảng viên không có thời gian để tập trung nghiên cứu chuyên sâu các môn học cũng như phương pháp truyền đạt cho sinh viên...Từ đó, một số giảng viên sử dụng các giáo trình được biên
soạn lại từ các giáo trình của giảng viên khác và sử dụng chung cho nhiều khóa học là phổ biến. Bên cạnh đó phần lớn giảng viên của trường lại là giảng viên trẻ, số năm công tác ít, nếu chỉ có những kiến thức sách vở, chưa va chạm vào thực tiễn công việc chuyên môn, chưa đút kết những kinh nghiệm riêng cho bản thân ...thì giảng viên dễ bị lúng túng, thiếu tự tin khi tham gia giảng dạy, điều này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Thế giới đang phát triển và biến đổi từng ngày, mọi hoạt động của xã hội nói chung và của từng ngành, từng công việc nói riêng, luôn phải thay đổi cho phù hợp với sự biến động của môi trường. Như vậy, việc luôn nghiên cứu và cập nhật những tri thức mới...từ thực tế xã hội là việc không thể thiếu ở giảng viên. Trường có quy định giảng viên, cán bộ quản lý tham gia giảng dạy bắt buộc hàng năm phải tham gia nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, do số lượng môn học phụ trách, số giờ lên lớp quá nhiều và do nhiều nguyên nhân khác đã đến có nhiều giảng viên tham nghiên cứu khoa học không thật sự có chiều sâu. Điều này làm hạn chế sự phát triển năng lực của giảng viên và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.