Đánh giá công tác xây dựng nội dung chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học lạc hồng đến năm 2015 (Trang 29 - 33)

- Chất lượng làm việc của sinh viên tại các doanh nghiệp

2.2.2.2 Đánh giá công tác xây dựng nội dung chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, chương trình khung và văn bản hướng dẫn thiết kế chương trình của Bộ GD&ĐT. Nội

0 20 40 60 80 1 T lệ (%)

Hình 2.7: Đánh giá về chất lượng đầu vào hệ chính quy của Trường

Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

dung chương trình một phần dựa vào chương trình khung của Bộ GD&ĐT, một phần Nhà trường tự xây dựng cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành đào tạo và cấp đào tạo. Như vậy, khi xây dựng chương trình đào tạo riêng của Khoa, các môn học thuộc các khối kiến thức được bổ sung theo khung đã định sẵn và phù hợp với năng lực đào tạo cũng như nhu cầu của xã hội về nhân lực trong ngành đào tạo. Trong thực tế, việc xây dựng chương trình đào tạo được dựa theo một chương trình tiêu biểu của một trường đại học công lập uy tín và điều chỉnh cho phù hợp với khả năng đào tạo của Khoa và Nhà trường, chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà sinh viên cần có trong chương trình đào tạo, phù hợp với nhu cầu thực hiện công việc chuyên môn của thị trường lao động.

Tuy nhiên, theo thời gian Trường đã tiến hành rà soát chương trình đào tạo của các ngành, các hệ và các trình độ đào tạo để bảo đảm tất cả các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng là tương ứng với bằng cấp và trình độ đào tạo. Phòng Đào tạo phối hợp cùng Khoa rà soát, điều chỉnh và bổ sung chương trình đào tạo, có những điều chỉnh về số lượng môn học, các môn chuyên ngành, phân bổ thời gian học các môn, thời lượng các môn…một số môn do Khoa đề nghị thay đổi hoặc tách riêng từng phần đều được điều chỉnh, bổ sung và đưa vào áp dụng. Những điều chỉnh này dựa trên nhu cầu thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, với nhu cầu công việc từ các nhà tuyển dụng lao động và phù hợp với năng lực đào tạo của Trường.

Thông qua hội nghị, những cuộc giao lưu với các doanh nghiệp trên địa bàn, Trường đã tổng kết được những yêu cầu, góp ý của doanh nghiệp về chương trình đào tạo của Trường. Từ đó, có những điều chỉnh thích hợp đối với chương trình đào tạo cho phù hợp hơn với thực tiễn.

Đánh giá về chương trình đào tạo của Nhà trường thông qua khảo sát các nhóm đối tượng như sau:

 Kết quả đánh giá của sinh viên về chương trình đào tạo được trình bày ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Kết quả đánh giá của sinh viên về chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo Tổng Trung bình Độ lệch chuẩn

Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học rõ ràng 330 3.68 .928

Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành

328 3.55 .950

Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý 326 2.94 .901

Môn học trong chương trình đào tạo là phù hợp 325 3.34 1.008

Cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tâp của sinh viên

323 3.36 .885

Trung bình 3.37

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 6/2012)

Nhận xét: Qua bảng 2.7 cho thấy sinh viên đánh giá về sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo ở mức trung bình khá (trung bình =3.37). Trong đó hai yếu tố được sinh viên đánh giá khá cao đó là mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học rõ ràng (trung bình = 3.68) và nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo (trung bình = 3.55). Hai yếu tố: môn học trong chương trình đào tạo là phù hợp (trung bình = 3.34), cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của sinh viên (trung bình = 3.36) được sinh viên đánh giá ở mức trung bình khá. Riêng đối với tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành của các học phần được sinh viên đánh giá không cao (trung bình =2.94).

 Kết quả đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo được trình bày ở bảng 2.8.

Bảng 2.8: Kết quả đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo Tổng Trung bình Độ lệch chuẩn

Mục tiêu của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội 190 3.47 1.022

Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành 188 3.52 .910

Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý 187 2.89 .906

Môn học trong chương trình là phù hợp 187 3.29 .906

Cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của sinh viên

190 3.27 .924

Chương trình đào tạo sát với yêu cầu công việc 187 2.90 .907

Chương trình đào tạo được thiết kế có thể liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác

189 3.30 .817

Trung bình 3.23

Nhận xét:Qua bảng 2.8, nhìn chung cựu sinh viên đánh giá về chương trình đào tạo của Trường ở mức trung bình (trung bình = 3.23). Cựu sinh viên đánh giá khá cao ở yếu tố nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành (trung bình = 3.52); cựu sinh viên đánh giá ở mức trung bình khá ở yếu tố mục tiêu của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội (trung bình = 3.47), chương trình đào tạo được thiết kế có thể liên thông với các ngành trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác (trung bình = 3.30), môn học trong chương trình đào tạo là phù hợp (trung bình = 3.29), cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của sinh viên (trung bình = 3.27). Bên cạnh đó, cựu sinh viên đánh giá ở mức thấp (dưới trung bình) ở một số yếu tố trong chương trình mà họ đã học. Cụ thể là chương trình chưa có sự phân bổ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý (trung bình = 2.89) và cho rằng chương trình đào tạo sát với yêu cầu công việc (trung bình = 2.90).

 Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về chương trình đào tạo được trình bày ở bảng 2.9.

Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo Tổng Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Mục tiêu của ngành học rõ ràng, phù hợp với yêu cầu xã hội 100 3.66 .855

Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành 99 3.56 .883

Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý 98 3.00 .873

Môn học trong chương trình là phù hợp 99 3.07 .940

Cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của sinh viên

98 3.37 .854

Chương trình đào tạo được thiết kế có thể liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác

98 3.42 .896

Trung bình 3.35

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 7/2012)

Nhận xét: Qua bảng 2.9, nhìn chung cán bộ quản lý, giảng viên đánh giá chương trình đào tạo ở mức trung bình khá (trung bình =3.35). Trong đó, yếu tố mục tiêu của ngành học rõ ràng, phù hợp với yêu cầu của xã hội (trung bình =3.66) và nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành (trung bình = 3.56) được

đánh giá ở mức khá cao. Yếu tố cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của sinh viên (trung bình = 3.37) và chương trình đào tạo được thiết kế có thể liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác (trung bình =3.42) được đánh giá ở mức trung bình khá. Hai yếu tố còn lại đó là tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý (trung bình = 3.00) và môn học trong chương trình là phù hợp (trung bình = 3.07) được đánh giá ở mức trung bình.

Nhận xét chung: Qua phân tích kết quả khảo sát có thể nhận thấy chương trình đào tạo của Trường phù hợp với nhu cầu xã hội và phù hợp với từng ngành học. Tuy nhiên, cách thực hiện và phân bổ chương trình này chưa được hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. Phần lớn sinh viên chỉ ngồi trên ghế nhà trường và học lý thuyết, còn thời gian thực hành và đi thực tế thì quá ít, cần có sự điều chỉnh để chương trình được hoàn thiện hơn. Một số môn được đưa vào chương trình nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Muốn đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu người học, đáp ứng thị trường lao động và yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, chương trình đào tạo cần phải được thiết kế sát với thực tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học lạc hồng đến năm 2015 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)