Đánh giá phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học lạc hồng đến năm 2015 (Trang 44 - 48)

- Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (toeic 750 trở lên)

2.2.4Đánh giá phương pháp giảng dạy

Trường quán triệt chỉ thị số 53 tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy “xem người học là đồng nghiệp”, không đọc – chép hay nhìn – chép trên giảng đường đại học. Giảng viên thực hiện chuyển quá trình tự học của sinh viên sang quá trình tự học có sự hướng dẫn của giảng viên.

Nhà trường luôn quan tâm đến việc phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc tập thể của người học. Hiện nay, Trường thực hiện đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy: giảng lý thuyết theo phương pháp truyền thống, phương pháp giải quyết tình huống, làm việc theo nhóm, viết tiểu luận, thuyết trình đề tài, thảo luận theo nhóm…Trong lộ trình giảng dạy, ở mỗi buổi giảng, giảng viên đặt câu hỏi để sinh viên thảo luận hiểu bài, cuối một hoặc hai chương giảng viên nêu câu hỏi hoặc bài tập lớn để sinh viên làm việc theo nhóm và thảo luận, qua đó giúp sinh viên rèn luyện thêm khả năng tư duy logic, giúp sinh viên mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu tri thức và bày tỏ quan điểm của mình.

Trường đã có quy định thống nhất về phân bổ thời gian giảng dạy như sau: lên lớp 60%; thảo luận, thực hành, bài tập 40%. Mục đích của sự phân bổ thời gian này là nhằm tăng thời gian tự học của sinh viên, rút ngắn thời gian học trên lớp.

Nhà trường đã tổ chức tập huấn về phương pháp soạn bài giảng cho giảng viên, khuyến khích sinh viên tập cách đặt câu hỏi, thảo luận với giảng viên. Tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy.

Hầu hết các ngành đào tạo đều được ứng dụng tin học trong giảng dạy. Nhằm hỗ trợ tích cực phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy Trường đã trang bị thiết bị phục vụ giảng dạy như: trang bị máy chiếu, màn chiếu, tivi tại các phòng học.

Có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho Nhà trường. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, áp dụng một số phương pháp được xem như quy định của Nhà trường đã xuất hiện vấn đề bất cập như những điều kiện để áp dụng phương pháp giảng dạy mới chưa đầy đủ dẫn đến kết quả kết quả đi ngược với mong đợi, làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Đánh giá về phương pháp giảng dạy của giảng viên thông qua khảo sát các nhóm đối tượng như sau:

 Kết quả đánh giá của sinh viên về phương pháp dạy học của giảng viên được trình bày ở bảng 2.19.

Bảng 2.19: Kết quả đánh giá của sinh viên về phương pháp giảng dạy

Tổng Trung bình Độ lệch chuẩn

PPGD phù hợp với yêu cầu của từng môn học 330 3.36 .745

PPGD phát huy tính tích cực của người học 329 3.18 .831

Giảng viên có phương pháp dạy sinh động, thu hút 330 3.19 .967

Giảng viên có sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn 328 3.39 1.028

Giảng viên sử dụng hiệu quả phương tiện giảng dạy 329 3.50 .804

Trung bình 3.32

Nhận xét: Qua bảng 2.19 cho thấy sinh viên đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên ở mức trung bình khá (trung bình = 3.32). Trong đó, sinh viên đánh giá khá cao yếu tố giảng viên sử dụng hiệu quả các phương tiện giảng dạy (trung bình =3.50). Hai yếu tố phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng môn học (trung bình = 3.36) và giảng viên dẫn có sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn (trung bình = 3.39) được sinh viên đánh giá ở mức trung bình khá. Sinh viên đánh giá ở mức trung bình đối với yếu tố giảng viên có phương pháp giảng dạy sinh động, thu hút (trung bình = 3.19) và phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực của người học (trung bình = 3.18).

 Kết quả đánh giá của cựu sinh viên về phương pháp dạy học được trình bày ở bảng 2.20.

Bảng 2.20: Kết quả đánh giá của cựu sinh viên về phương pháp giảng dạy

Tổng Trung bình Độ lệch chuẩn

PPGD phù hợp với yêu cầu của từng môn học 190 3.36 .860

PPGD phát huy tính tích cực của người học 190 3.34 .785

Giảng viên có phương pháp dạy sinh động, thu hút 190 3.12 .947

Giảng viên có sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn 190 3.38 .870

Giảng viên sử dụng hiệu quả phương tiện giảng dạy 190 3.57 .887

Trung bình 3.35

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 6/2012)

Nhận xét: Qua bảng 2.20, nhìn chung cựu sinh viên đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên ở mức trung bình khá (trung bình = 3.35). Trong đó, yếu tố giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy được cựu sinh viên đánh giá ở mức khá cao (trung bình = 3.57), ba yếu tố phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng môn học (trung bình = 3.36) và phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực của người học (trung bình = 3.34), giảng viên có sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn (trung bình = 3.38) được cựu sinh viên đánh giá ở mức trung bình khá. Riêng yếu tố được cựu sinh viên đánh giá ở mức trung bình trong phần này đó là phương pháp giảng dạy của giảng viên sinh động, thu hút (trung bình = 3.12).

 Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về phương pháp dạy học được trình bày ở bảng 2.21.

Bảng 2.21: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về phương pháp giảng dạy

Tổng Trung bình Độ lệch chuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PPGD phù hợp với yêu cầu của từng môn học 100 3.29 .701

PPGD phát huy tính tích cực của người học 99 3.16 .842

Giảng viên có phương pháp dạy sinh động, thu hút 100 3.17 .943

Giảng viên có sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn 99 3.32 .978

Giảng viên sử dụng hiệu quả phương tiện giảng dạy 99 3.54 .849

Trung bình 3.30

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 7/2012)

Nhận xét: Qua bảng 2.21 nhìn chung cán bộ quản lý, giảng viên đánh giá phương pháp giảng dạy ở mức trung bình khá (trung bình = 3.30). Trong đó hai yếu tố được đánh giá ở mức trung bình đó là phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực của người học (trung bình = 3.16) và giảng viên có phương pháp giảng dạy sinh động, thu hút (trung bình = 3.17).

Nhận xét chung: Qua phân tích kết quả khảo sát ở trên cho thấy phương pháp giảng dạy của giảng viên được đánh giá ở mức trung bình khá. Một số giảng viên tìm được phương pháp giảng dạy thích hợp, chắc lọc những kiến thức có thể ứng dụng vào thực tế trong suốt quá trình học của sinh viên, làm cho sinh viên thích thú với môn học và chất lượng tiếp thu kiến thức ở sinh viên tốt hơn. Tuy nhiên, một số giảng viên vẫn giữ những cách truyền đạt cũ, sử dụng phương pháp thuyết trình làm lớp học thiếu sinh động (đôi khi nhàm chán) khiến cho sinh viên khó tiếp thu kiến thức mới và bị thụ động. Các Thầy/Cô say sưa nói hay trình chiếu các slide chuẩn bị sẵn mà không biết sinh viên có hiểu hay không. Bên cạnh đó, cách giảng dạy của một số Thầy/Cô chưa thích hợp lắm với từng đối tượng sinh viên. Điều này đã đặt ra một vấn đề cần giải quyết đó là “đổi mới phương pháp giảng dạy” cho thích hợp với tính chất, mục tiêu của từng môn học, từng đối tượng sinh viên. Tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp thu kiến thức mới một cách thuận lợi và hình thành, phát triển được khả năng tự học, tự nghiên cứu.

Ngoài ra, như ta đã biết phương pháp giảng dạy chất lượng là phương pháp lấy người học làm trung tâm, là đối thoại, là đặt vấn đề, là tình huống, là thảo luận, là sinh viên phải làm việc nhiều ở nhà và đương nhiên giảng viên cũng cần làm việc nhiều hơn trước khối lượng kiến thức ngày càng nhiều và thông tin cũng nhiều, phải nắm bắt đúng kết quả của sinh viên. Nhưng điều kiện để thực hiện thì không có, sự không đồng bộ không thể khắc phục nếu không có thay đổi gì đó là quy mô lớp học. Để phương pháp giảng dạy mới được áp dụng thì quy mô lớp học phải tối đa là 50 sinh viên, lý tưởng là 30 – 35, trong thực tế rất ít có lớp học như vậy, mà có khi lên đến 100 – 150 sinh viên. Điển hình là một số môn học giảng viên tổ chức hướng dẫn bài quá trình cho sinh viên thông qua các bài tiểu luận, được phân chia theo nhóm và thuyết trình, báo cáo. Từ đó, giảng viên đánh giá được những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên lĩnh hội được qua quá trình thực hiện bài làm và xác định được những gì chưa đạt được. Tuy nhiên, số lượng sinh viên ở các lớp luôn đông, giảng viên không thể kiểm soát cũng như không theo dõi và hướng dẫn được hết cho tất cả các nhóm. Khi báo cáo kết quả theo hình thức thuyết trình, do thời lượng môn học có giới hạn, thời gian dành cho lượng kiến thức lý thuyết quá nhiều đã dấn đến việc trong 10 nhóm chỉ có 2-4 nhóm được báo cáo. Thậm chí có những môn sinh viên chỉ kịp báo cáo, giảng viên chưa kịp đánh giá cũng như đưa ra những vấn đề mà sinh viên chưa đạt được và chưa chỉ ra hướng giải quyết cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học lạc hồng đến năm 2015 (Trang 44 - 48)