THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN CHUẨN VIỆT (Trang 55)

7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2. THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU

4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

4.2.1.1. Xem xét chấp nhận hợp đồng

Công ty cổ phần Tiến Đạt là khánh hàng cũ của Chuẩn Việt. Ban giám đốc

tiến hành xem xét và chấp nhận tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán cho năm tài chính 31/12/2011 trên các khía cạnh sau:

a. Các sự kiện của năm hiện tại

Cty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn

lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH.

Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến

tính chính trực của BGĐ.

Có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên BCKT

năm nay.

Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn tương tự như vậy trong tương lai không.

BCKT năm trước có bị ngoại trừ.

Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH.

b. Mức phí

Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của Cty.

Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành viên BGĐ phụ

trách hợp đồng kiểm toán.

Có khoản phí nào quá hạn phải thu trong thời gian quá dài.

c. Quan hệ với KH

Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến KH.

Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán

có tham gia nhóm kiểm toán quá 3 năm liên tiếp.

Thành viên BGĐ của Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan hệ kinh tế gần gũi với KH, nhân viên hoặc BGĐ của KH.

Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm giữ cổ

Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám đốc của

khách hàng:

- Thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ). - Thành viên BGĐ của công ty.

- Cựu thành viên BGĐ của công ty.

- Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người

nêu trên.

Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm kiểm toán sắp trở thành nhân viên của KH.

Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với hoạt động kinh doanh thông thường, giữa KH và Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán.

d. Mẫu thuẫn lợi ích

Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại khác.

e. Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán

Cty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh hưởng đến tính độc lập.

f. Các yếu tố khác

Có các yếu tố khác khiến chúng ta phải cân nhắc việc từ chối bổ nhiệm làm kiểm toán.

4.2.1.2. Lập hợp đồng và lựa chọn nhóm kiểm toán

Hợp đồng kiểm toán được lập dự trên cở sở hợp đồng cũ, quy định các điều

khoản cụ thể chi tiết vê mức phí, kế hoạch làm việc, nghĩa vụ giữa các bên cần

thực hiện…

Nhóm kiểm toán viên thực hiện kiểm toán là nhóm kiểm toán đã kiểm toán năm trước hoặc có thay thế một số thành viên mới nhưng chủ yếu là các kiểm toán viên đã có kinh nghiệp kiểm toán khách hàng này để thừa hưởng những

thông tin về khách hàng.

4.2.1.3 Tìm hiểu về tổ chức thực hiện và đặc điểm hoạt động của bộ

máy kế toán của khách hàng

a. Niên độ kế toán, đơn vị tiền sử dung trong kế toán

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng

Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập báo cáo là Đồng Việt Nam (VNĐ).

Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ được xử lý theo thông tư số 201/2009/TT-BTC do Bộ Tài

chính ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2009.

Tỷ giá hạch toán ngày 31 tháng 12 năm 2011 là: 20.828 VNĐ/USD.

b. Chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng

Công ty áp dụng Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán Việt

Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006; Thông

tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009; và các thông tư, hướng dẫn

sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài chính. Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.

c. Chính sách kế toán áp dụng

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền

Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: căn cứ vào các chứng

khoán ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo.

Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử

dụng trong kế toán: được áp dụng theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh

nghiệp vụ. Vào cuối kỳ kế toán các số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang

chuyển có gốc ngoại tệ được điều chỉnh lại theo tỷ giá bình quân trên thị trường

ngoại tệ liên ngân hàng.

- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho

Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: HTK được ghi nhận theo giá gốc; Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền; Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên;

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: vào thời điểm khóa sổ Công ty tổ

chức đánh giá lại hàng tồn kho và trích lập trên cơ sở chênh lệch lớn hơn của giá

gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

- Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định

Nguyên tắc đánh giá:

Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Những chi phí mua sắm, cải tiến và

tân trang được tính vào giá trị tài sản cố định và những chi phí bảo trì sửa chữa được tính vào kết quả hoạt động kinh doanh.

Khi tài sản bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ các khoản lãi/(lỗ) nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào kết quả

hoạt động kinh doanh.

Phương pháp khấu hao áp dụng:

Tài sản cố định khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản cố định theo thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với hướng dẫn theo Thông tư số 203/2009/TT –BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài Chính.

Thời gian hữu dụng ước tính của các nhóm tài sản cố định:

Nhà cửa, vật kiến trúc 13 - 50 năm

Máy móc, thiết bị 06 - 20 năm Phương tiện vận tải, truyền dẫn 06 năm

Thiết bị dụng cụ quản lí 05 - 06 năm

- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay

Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi

phát sinh.

Chi phí đi vay được vốn hóa khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích

kinh tế trong tương lai cho việc sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay được xác định một cách đáng tin cậy.

- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác

Chi phí trả trước: chủ yếu là những chi phí công cụ dụng cụ, đồ dùng văn

phòng được phân bổ dần vào chi phí kết quả kinh doanh trong kỳ, và thời gian

phân bổ căn cứ vào thời gian sử dụng ước tính mà TS đó mang lại lợi ích kinh tế. Phương pháp phân bổ: Theo phương pháp đường thẳng.

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả

Chi phí phải trả được ghi nhận chủ yếu là các khoản doanh nghiệp có nghĩa

- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu

Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn

khác của chủ sở hữu:

Vốn đầu tư của chủ sở hữu: là số vốn thực góp của chủ sở hữu;

Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối trên Bảng cân đối kế toán là số lợi nhuận (lãi hoặc lỗ) từ các hoạt động

của doanh nghiệp sau khi trừ (-) chi phí thuế TNDN của năm nay và các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai

sót trọng yếu của năm trước;

Nguyên tắc trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế: Theo điều lệ Công ty.

- Doanh thu và chi phí

Doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:

Đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản

phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; và xác định được phần công việc đã hoàn thành;

Không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

Đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ;

Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ.

Doanh thu tài chính được ghi nhận khi thỏa mãn: Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó; Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

Chi phí thực tế phát sinh được ghi nhận phù hợp với doanh thu và chi phí để

hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ.

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính

Chi phí tài chính được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

là tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ, không có bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính.

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí Thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành, chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu

nhập chịu thuế và thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành. Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất Thuế

thu nhập doanh nghiệp. Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại không có bù trừ.

- Nghĩa vụ tài chính

Thuế thu nhập doanh nghiệp hằng năm với thuế suất bằng 25% lợi nhuận thu được.

Các loại thuế khác phải nộp theo các quy định hiện hành tại thời điểm nộp

thuế hàng năm.

4.2.1.4. Tìm hiểu chu trinh doanh thu

Đặt thù hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Đạt chủ yếu là cho thuê mặt bằng và thi công các công trình cấp thoát nước.

Đối với hoạt động thi công, chu trình doanh thu được thực hiện khá đơn

giản. Hầu hết các công trình đều ở xa bộ máy công ty nên doanh thu đươc ghi

nhận khi có hồ sơ nghiệm thu do các đội thi công gửi về đơn vị sẽ xuất hóa đơn

và ghi nhận doanh thu, đồng thời các chi phí được xác định riêng cho từng công

trình xây dựng.

Đối với hoạt động cho thuê mặt bằng, tùy theo hợp đồng cho thê. Hàng tháng hoặc hàng quý kế toán tiến hành hạch toán doanh thu nhưng không ghi

nhận tiền điện vào doanh thu tai đơn vị mà chỉ kê khai nộp thuế khoản tiền điện

phát sinh tại nơi cho thuê.

4.2.1.5. Đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro kiểm soát

a. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Qua tìm hiểu về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tính chất khoản

mục. Kiểm toán viên đánh giá rủi ro của hệ thống sau:

- Rủi ro kiểm toán (AR) được đưa ra thấp là do tinh thần trách nhiệm ngành nghề đòi hỏi kiểm toán luôn nhìn nhận vấn đề với góc độ hoài nghi cao.

- Rủi ro tiềm tàng (IR) là tương đối cao vì khoản mục doanh thu và liên

quan đến lợi nhuận của công ty nên rất dễ bị điều chỉnh theo muốn chủ quan của

cấp quản lý.

=> Rủi ro tiềm tàng IR = 70%

- Rủi ro kiểm soát (CR) được đánh giá là cao vì thông qua việc tìm hiểu hệ

thống kiểm soát nội bộ cho thấy hệ thống được thiết kế còn nhiều thiếu sót và do tính chất công việc nên được đánh giá với mức như trên.

=> Rủi ro kiểm soát CR = 60%

- Tổng hợp các rủi ro trên nên rủi ro phát hiện (DR) được đánh giá là:

b. Đánh giá hệ thống KSNB

Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố

rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm

vi của các thủ tục kiểm toán.

Hệ thống KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt

hoạt động của DN. Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các

cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt về hệ thống KSNB ở cấp độ DN

sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các

chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của

mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần cấu

thành của hệ thống KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi

ro; và (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát.

AR 5%

DR =

Bảng 4.1 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐÁNH GIÁ HTKSNB Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP

CÁC THÀNH PHẦN CỦA HTKSNB Không Mô tả/ Ghi chú

1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

1.1 Truyền thông và thực thi tính chính

trực và giá trị đạo đức trong DN

- Có quy định về giá trị đạo đức và các giá trị này có được thông tin đến các bộ

phận của DN không?

X

Có quy định nhưng không có

văn bản cụ thể

- Có quy định nào để giám sát việc tuân

thủ các nguyên tắc về tính chính trực

và giá trị đạo đức không?

X

Không có quy

định rõ về

giám sát

- Các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức được xử lý như thế nào? Cách thức xử lý có được quy định rõ và áp dụng đúng đắn?

X Quy định và áp

dụng nhất quán

1.2 Cam kết đối với năng lực và trình độ

của nhân viên

- Các nhà quản lý có danh tiếng hoặc

bằng chứng về năng lực của họ không? X

Các nhà quản lý đều có bằng cấp

về quản lý

- DN thường có thiên hướng thuê nhân

viên có năng lực nhất hay nhân viên tốn ít chi phí nhất?

X

Thuê nhân viên có năng lực

nhất định

- DN xử lý như thế nào đối với nhân

viên không có năng lực? X

Quy trách nhiệm về

công việc

1.3 Phong cách điều hành và triết lý của

các nhà quản lý DN

- Thái độ của các nhà quản lý DN đối

với hệ thống KSNB? X

Có quan tâm mức trung bình

- Phương pháp tiếp cận của họ đối với

rủi ro? X

Không thực

hiện

- Thu nhập của các nhà quản lý có dựa

vào kết quả hoạt động hay không? X

Quyết định mức thưởng

cuối năm

- Mức độ tham gia của các nhà quản lý

DN vào quá trình lập BCTC? X

Mức độ

1.4 Cấu trúc tổ chức

- Cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô,

hoạt động kinh doanh và vị trí địa lý kinh doanh của đơn vị không?

X Phân vùng hoạt động

- Cầu trúc DN có khác biệt với các DN

có quy mô tương tự của ngành không? X Bình thường

1.5 Phân định quyền hạn và trách nhiệm

- DN có các chính sách và thủ tục cho việc uỷ quyền và phê duyệt các nghiệp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN CHUẨN VIỆT (Trang 55)