7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
3.6.2. Những thành tựu đạt được
- VIETVALUES đã được Bộ Tài chính tặng Bằng khen do đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển thị trường dịch vụ Kiểm toán độc lập Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Quyết định khen thưởng số 1010 QĐ-BTC ngày 06/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
- Và đặc biệt trong năm 2011, Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Chuẩn Việt chính thức trở thành công ty kiểm toán thành viên của Reanda International.
- Bên cạnh chuyên môn chính còn có Câu lạc bộ bóng đá vietvalues FC
được hình thành từ giải đá bóng của các công ty thành viên VIETVALUES Group. Câu lạc bộ được thành lập bởi sự nhiệt huyết của tập thể hội viên và cầu
thủ của các công ty thành viên VIETVALUES Group.
3.7. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TRONG TƯƠNG LAI
3.7.1. Về hoạt động kinh doanh
Duy trì khách hàng cũ trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết, cố gắng giải quyết
dứt điểm từng niên độ, các lãnh đạo phòng ban, bộ phận tiếp thị tích cực tạo lập
các quan hệ khách hàng mới.
Do nhu cầu kiểm toán ở các thành phố, tỉnh thành phát triển mạnh - nhất là
Đồng Nai và Bình Dương – nên VIETVALUES đã mở rộng dịch vụ của mình ra các tỉnh. Đẩy mạnh và triển khai công tác tiếp thị trên diện rộng và chuyên môn
sâu để đón nhận những khách hàng mới, không ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ cung cấp và hoàn thành kế hoạch đề ra.
3.7.2. Về quy trình và chất lượng nghiệp vụ
Vietvalues đang cố gắng hoàn thiện và thống nhất các quy trình kiểm toán đang thực hiện, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ cho khách hàng thông qua chất lượng công việc, tăng cường các dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng.
3.7.3. Về công tác đào tạo
Bên cạnh công tác tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, công ty luôn hoàn thiện công tác tổ chức đào tạo nội bộ, nâng cao hơn
nữa hiệu quả các chương trình huấn luyện.
Trong tương lai với tiêu chí chất lượng phục vụ khách hàng là trên hết,
công ty kiểm toán và tư vấn VIETVALUES còn có dự án mở rộng thị trường, xây
dựng thêm văn phòng chi nhánh ở các nước Đông Nam Á
Với tôn chỉ: ”Mang tri thức phục vụ khách hàng - Bring Knowlegde to Clients” công ty cam kết cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng,
mang lại lợi ích cụ thể và hiệu quả thực sự, đóng góp và hỗ trợ thiết thực vào họat động kinh doanh của khách hàng, đồng thời phù hợp với các quy định hiện
hành của pháp luật.
3.8. SƠ LƯỢC VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC CHUNG TẠI CÔNG
TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN CHUẨN VIỆT
Công ty thực hiện áp dụng thực hiện nhất quán quy trình kiểm toán mẫu của
hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA. Và được áp dụng
chính thức vào kỳ kiểm toán năm 2010/2011.
Theo quy trình kiểm toán mẫu của VACPA được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được cơ cấu lại và ban hành mới có hiệu lực từ
15/12/2009 và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành hoặc đang trình Bộ
Tài chính ban hành mới, thì Chương trình kiểm toán mẫu phải đảm bảo xây dựng
mang tính hiện đại, dễ hiểu và dễ áp dụng trong điều kiện kiểm toán bán thủ công
và chủ trương xây dựng phần mềm kiểm toán trong tương lai gần của các công ty
Chu trình một cuộc kiểm toán được chia thành 03 giai đoạn: (1) Kế hoạch
kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán; và (3) Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo.
Từ hình bên dưới ta thấy (hình 3.3) các cột dọc màu xanh nhạt chỉ các hoạt động kiểm toán xuyên suốt toàn bộ giai đoạn của cuộc kiểm toán. Ô màu xanh da trời đậm là các bước kiểm toán và giấy tờ làm việc của bước này bắt buộc phải được Giám đốc hoặc thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán ký soát xét.
Các ô màu hồng bao quanh là các yếu tố chi phối toàn bộ cuộc kiểm toán. Các ô màu càng đậm càng thể hiện vai trò quan trọng hơn trong suốt chu trình của cuộc kiểm toán.2
Hình 3.3: Quy trình kiểm toán mẫu của VACPA
2
Trong quá trình áp dụng quy trình kiểm toán mẫu của hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, tùy vào thực tế tại đơn vị được kiểm toán, dựa trên kinh nghiệm và nghững hoài nghi nghề nghiệp, Chuẩn Việt đã bỏ qua một số bước
không cần thiết cho phù hợp với thực tế cũng như để tiết kiệm thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán.
CHƯƠNG 4
KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY CP TIẾN ĐẠT
4.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP TIẾN ĐẠT
4.1.1. Đặc điểm hoạt động của Công ty CP TIẾN ĐẠT
Công ty Cổ phần Tiến Đạt là Công ty Cổ phần, được chuyển đổi từ doanh
nghiệp Nhà nước là Công ty Tiến Đạt theo Quyết định số 1102/QĐ/BNN-ĐMDN
ngày 10 tháng 10 năm 2000 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
Thôn và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5430987601 ngày 19 tháng 04 năm 2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Đăng ký thay đổi lần thứ 1, ngày 26 tháng 08 năm 2008; đăng ký thay đổi lần thứ
2, ngày 29 tháng 08 năm 2010 với mã số Doanh nghiệp là 4060005843. - Vốn điều lệ : 4.000.000.000 đồng.
- Công ty có trụ sở tọa lạc tại địa chỉ : 98A, Thanh Đa, phường 27, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại : +84 (8) 0019 1111 - Fax : +84 (8) 0015 1111 - Mã số thuế : 0 3 0 0 5 8 0 9 8 5
4.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Xây dựng cơ sở hạ tầng;
Tư vấn đầu tư xây dựng ngành nước (trừ thiết kế, khảo sát xây dựng, giám
sát công trình);
Thi công xây dựng công trình cấp thoát nước, xử lý nước, công trình cầu
cống, đập, hồ nước, kênh mương, nội đồng, nạo vét, bồi đắp mặt bằng, đào đắp
nền móng, khoan cọc nhồi, khoan phụt vữa xi măng;
Xây dựng và trang trí nội thất các công trình công nghiệp và dân dụng;
Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành nước, vật liệu xây dựng, hoá chất,
vật liệu ngành nước và xây dựng;
Kinh doanh kho bãi, cho thuê nhà ở và văn phòng; Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và kinh doanh vận tải ô tô.
4.2. THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU 4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
4.2.1.1. Xem xét chấp nhận hợp đồng
Công ty cổ phần Tiến Đạt là khánh hàng cũ của Chuẩn Việt. Ban giám đốc
tiến hành xem xét và chấp nhận tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán cho năm tài chính 31/12/2011 trên các khía cạnh sau:
a. Các sự kiện của năm hiện tại
Cty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn
lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH.
Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến
tính chính trực của BGĐ.
Có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên BCKT
năm nay.
Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn tương tự như vậy trong tương lai không.
BCKT năm trước có bị ngoại trừ.
Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH.
b. Mức phí
Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của Cty.
Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành viên BGĐ phụ
trách hợp đồng kiểm toán.
Có khoản phí nào quá hạn phải thu trong thời gian quá dài.
c. Quan hệ với KH
Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến KH.
Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán
có tham gia nhóm kiểm toán quá 3 năm liên tiếp.
Thành viên BGĐ của Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan hệ kinh tế gần gũi với KH, nhân viên hoặc BGĐ của KH.
Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm giữ cổ
Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám đốc của
khách hàng:
- Thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ). - Thành viên BGĐ của công ty.
- Cựu thành viên BGĐ của công ty.
- Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người
nêu trên.
Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm kiểm toán sắp trở thành nhân viên của KH.
Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với hoạt động kinh doanh thông thường, giữa KH và Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán.
d. Mẫu thuẫn lợi ích
Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại khác.
e. Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán
Cty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh hưởng đến tính độc lập.
f. Các yếu tố khác
Có các yếu tố khác khiến chúng ta phải cân nhắc việc từ chối bổ nhiệm làm kiểm toán.
4.2.1.2. Lập hợp đồng và lựa chọn nhóm kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán được lập dự trên cở sở hợp đồng cũ, quy định các điều
khoản cụ thể chi tiết vê mức phí, kế hoạch làm việc, nghĩa vụ giữa các bên cần
thực hiện…
Nhóm kiểm toán viên thực hiện kiểm toán là nhóm kiểm toán đã kiểm toán năm trước hoặc có thay thế một số thành viên mới nhưng chủ yếu là các kiểm toán viên đã có kinh nghiệp kiểm toán khách hàng này để thừa hưởng những
thông tin về khách hàng.
4.2.1.3 Tìm hiểu về tổ chức thực hiện và đặc điểm hoạt động của bộ
máy kế toán của khách hàng
a. Niên độ kế toán, đơn vị tiền sử dung trong kế toán
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng
Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập báo cáo là Đồng Việt Nam (VNĐ).
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ được xử lý theo thông tư số 201/2009/TT-BTC do Bộ Tài
chính ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2009.
Tỷ giá hạch toán ngày 31 tháng 12 năm 2011 là: 20.828 VNĐ/USD.
b. Chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán Việt
Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006; Thông
tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009; và các thông tư, hướng dẫn
sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài chính. Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
c. Chính sách kế toán áp dụng
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền
Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: căn cứ vào các chứng
khoán ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo.
Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử
dụng trong kế toán: được áp dụng theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ. Vào cuối kỳ kế toán các số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển có gốc ngoại tệ được điều chỉnh lại theo tỷ giá bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng.
- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: HTK được ghi nhận theo giá gốc; Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền; Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên;
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: vào thời điểm khóa sổ Công ty tổ
chức đánh giá lại hàng tồn kho và trích lập trên cơ sở chênh lệch lớn hơn của giá
gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.
- Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định
Nguyên tắc đánh giá:
Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Những chi phí mua sắm, cải tiến và
tân trang được tính vào giá trị tài sản cố định và những chi phí bảo trì sửa chữa được tính vào kết quả hoạt động kinh doanh.
Khi tài sản bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ các khoản lãi/(lỗ) nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào kết quả
hoạt động kinh doanh.
Phương pháp khấu hao áp dụng:
Tài sản cố định khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản cố định theo thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với hướng dẫn theo Thông tư số 203/2009/TT –BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài Chính.
Thời gian hữu dụng ước tính của các nhóm tài sản cố định:
Nhà cửa, vật kiến trúc 13 - 50 năm
Máy móc, thiết bị 06 - 20 năm Phương tiện vận tải, truyền dẫn 06 năm
Thiết bị dụng cụ quản lí 05 - 06 năm
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay
Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi
phát sinh.
Chi phí đi vay được vốn hóa khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích
kinh tế trong tương lai cho việc sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay được xác định một cách đáng tin cậy.
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác
Chi phí trả trước: chủ yếu là những chi phí công cụ dụng cụ, đồ dùng văn
phòng được phân bổ dần vào chi phí kết quả kinh doanh trong kỳ, và thời gian
phân bổ căn cứ vào thời gian sử dụng ước tính mà TS đó mang lại lợi ích kinh tế. Phương pháp phân bổ: Theo phương pháp đường thẳng.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
Chi phí phải trả được ghi nhận chủ yếu là các khoản doanh nghiệp có nghĩa
- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu
Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn
khác của chủ sở hữu:
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: là số vốn thực góp của chủ sở hữu;
Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối trên Bảng cân đối kế toán là số lợi nhuận (lãi hoặc lỗ) từ các hoạt động
của doanh nghiệp sau khi trừ (-) chi phí thuế TNDN của năm nay và các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai
sót trọng yếu của năm trước;
Nguyên tắc trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế: Theo điều lệ Công ty.
- Doanh thu và chi phí
Doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; và xác định được phần công việc đã hoàn thành;
Không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ;
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ.
Doanh thu tài chính được ghi nhận khi thỏa mãn: Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;