Phân tích sự biến động về nguồn vốn của doanh nghiệp qua 3 năm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH TAI CÔNG TY cơ KHÍ DIEN máy cân THƠ (Trang 34 - 36)

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

4.1.1.4.Phân tích sự biến động về nguồn vốn của doanh nghiệp qua 3 năm.

năm.

Bảng 6: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM

ĐVT: 1.000 đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Phân tích sự biến động của nguồn vốn là đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động, tình hình sử

dụng các loại nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, mặt khác thấy

được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. - Nợ phải trả

Qua bảng phân tích ta thấy nợ phải trả năm 2006 tăng 827.051 ngàn đồng với tỉ lệ tăng 10,3% so với năm 2005 và đến năm 2007 giảm 278.944 ngàn đồng với tỉ lệ giảm 3,1% so với năm 2006, trong đó biến động lớn nhất là nợ dài hạn do doanh nghiệp muốn sử dụng nợ dài hạn để tăng nguồn vốn hoạt động kinh doanh vì khi sử dụng nợ dài hạn thay cho vốn chủ sở hữu thì sẽ có lợi hơn đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợđược miễn thuế.

- Vốn chủ sở hữu

Qua bảng phân tích ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 tăng 535.329 ngàn đồng với tỉ lệ tăng 4,6% so với năm 2005, và năm 2007 tăng 895.301 ngàn đồng với tỉ lệ tăng 7,4% so với năm 2006. Nguyên nhân tăng vốn chủ sở hữu do hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng và thuế phải đóng

Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 NGUỒN VỐN N2005 ăm N2006 ăm N2007 ăm Số tiền T(%) ỉ lệ Số tiền T(%) ỉ lệ I. NỢ PHẢI TRẢ 8.031.534 8.858.585 8.579.641 827.051 10,3 (278.944) (3,1) 1. Nợ ngắn hạn 7.617.830 8.576.989 8.278.479 959.159 12,6 (298.510) (3,7) 2. Nợ dài hạn 449.704 281.596 201.162 (168.108) (37,4) 19.566 6,9 II. VỐN CHỦ SỞ HỨU 11.531.859 12.067.188 12.962.489 535.329 4,6 895.301 7,4 1. Vốn chủ sở hữu 11.530.847 12.962.418 12.962.418 535.432 4,6 896.139 7,4 2.Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.012 68 68 (104) (10,3) 0 - Tổng cộng 19.563.393 20.925.773 21.542.128 1.362.380 100 616.357 100

cho nhà nước giảm do doanh nghiệp sử dụng nợ làm nguồn vốn trong kinh doanh.

Tuy nhiên, đểđánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu ta xem xét sự biến động của chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ và tỷ suất nợ. Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ

và tỷ suất nợ phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính từđó cho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 7: TỶ SUẤT TỰ TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP

ĐVT: 1.000 đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Chú giải:

TSCĐ: Tài sản cốđịnh TSLĐ: Tài sản lưu động

Năm 2005: Tỷ suất tự tài trợ là 58,9% nghĩa là trong 100 đồng vốn có 58,9

đồng thực sự thuộc sở hữu của doanh nghiệp, còn lại 41,1 đồng là do doanh nghiệp đi vay, chiếm dụng,…Điều này là bất lợi vì doanh nghiệp phải trả thêm những chi phí cho việc sử dụng những khoản vốn này đồng thời lại kém chủ động trong việc chi tiêu.

Năm 2006: Tỷ suất tự tài trợ là 57,7% giảm 1,2% so với năm 2005 trong năm này hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không được tốt đã tăng tỉ lệđi vay lên là 1,2%.

Năm 2007: Tỷ suất tự tài trợ là 60,2% tăng 2,5% so với năm 2006, thông thường tỷ suất tự tài trợ từ 50% - 80% là doanh nghiệp đủ vốn để hoạt động. Nhưng ở doanh nghiệp thì tỷ suất này là 60,2%, cho thấy mức độ tự chủ về vốn

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Tài sản lưu động 11.570.593 12.563.826 13.619.965 2. Vốn chủ sở hữu 11.531.859 12.067.188 12.962.489 3.Tài sản cốđịnh 7.992.840 7.017.510 6.725.510 4. Tổng nguồn vốn 19.563.393 20.925.773 21.542.128 5. Tỷ suất tự tài trợ TSLĐ (1/4) (%) 59,1 60,0 63,2 6. Tỷ suất tự tài trợ (2/4) (%) 58,9 57,7 60,2 7.Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ (2/3) (%) 144,3 172,0 192,7

của doanh nghiệp cao và tỷ suất tự tài trợ tăng là biểu hiện tốt cho doanh nghiệp, chứng tỏ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nâng cao hơn so với năm trước.

Tóm lại, qua 3 năm hoạt động năm 2006 là năm hoạt động kém hiệu quả

hơn so với 2 năm 2005 và 2007 nhưng bù lại năm 2007 doanh nghiệp đã hoạt

động có hiệu quả hơn rất nhiều, thể hiện ngày càng độc lập cao về mặt tài chính, khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng cao. Ngoài ra tỷ suất tự tài trợ

TSCĐ qua 3 năm đều lớn hơn 100% và có xu hướng tăng lên, năm 2006 tăng 27,7% so với năm 2005 và đến năm 2007 tăng 20,7% so với năm 2006, tuy tỉ lệ

tăng năm 2007 còn thấp hơn so với năm 2006 nhưng vẫn chứng tỏ khả năng tài chính của doanh nghiệp là vững vàng. Thông thường các doanh nghiệp nào có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh thì tỷ suất tự tài trợ TSCĐ lớn hơn 100%.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH TAI CÔNG TY cơ KHÍ DIEN máy cân THƠ (Trang 34 - 36)