Các tỷ số hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH TAI CÔNG TY cơ KHÍ DIEN máy cân THƠ (Trang 57 - 59)

II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG

4.2.2.Các tỷ số hiệu quả hoạt động

2. Tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lạ

4.2.2.Các tỷ số hiệu quả hoạt động

Bảng 16: TỶ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

ĐVT: 1.000 đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – kết quả hoạt động kinh doanh)

Chú giải

TSCĐ: Tài sản cốđịnh HTK: Hàng tồn kho

- Tỷ số vòng quay hàng tồn kho.

Năm 2007 tăng hơn so với 2 năm trước, đây là biểu hiện tốt trong việc quản lý vòng quay hàng tồn kho.

Hàng tồn kho quay vòng nhanh giúp doanh nghiệp giảm được chi phí bảo quản, vốn đầu tư không bị ứ đọng chu kì kinh doanh được rút ngắn, giảm bớt lượng hàng tồn kho ở trong nguy cơ khó xử lý.

- Kỳ thu tiền bình quân

Năm 2005: Doanh nghiệp mất 155 ngày mới thu được một khoản phải thu.

Năm 2006: Doanh nghiệp mất 152 ngày mới thu được một khoản phải thu.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1. Giá vốn hàng bán 11.113.270 11.908.714 25.553.174

2. Các khoản phải thu bình quân 5.360.674 5.826.820 4.848.881

3. Doanh thu thuần 12.453.449 13.837.165 30.310.368

4. Hàng tồn kho bình quân 4.326.240 4.860.944 5.434.031

5. Doanh thu bình quân một ngày 34.605 38.438 84.620

6. Tổng giá trị TSCĐ ròng bình quân 7.880.434 7.505.175 6.871.510 7. Tổng giá trị tài sản bình quân 19.289.360 20.244.583 21.233.951

8. Tỷ số vòng quay HTK (1/4) (vòng) 2,6 2,5 4,7

9. Kỳ thu tiền bình quân (2/5) (ngày) 155 152 57

10. Vòng quay TSCĐ (3/6) (vòng) 1,6 1,8 4,4

Năm 2007: Doanh nghiệp mất 57 ngày mới thu được một khoản phải thu. Kỳ thu tiền của doanh nghiệp có xu hướng giảm, trong năm 2007 doanh nghiệp có nhiều chính sách tốt trong việc thu hồi nợ kết quả làm giảm 95 ngày. Con số này cho thấy khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp càng ngày càng tốt, vốn không bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán, nợ ngắn hạn khó đòi cũng giảm do doanh nghiệp đã có biện pháp xử lý kịp thời.

- Vòng quay Tài sản cốđịnh

Tài sản cố định (TSCĐ) thường chiếm tỉ trọng lớn trong đầu tư của doanh nghiệp. Quản lý tốt các hoạt động liên quan tới tài sản sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt tài sản một cách nhanh chóng đểđưa ra các kế hoạch và quyết định kịp thời, hỗ trợ trong việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, bảo vệđầu tư và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Sử dụng hiệu quả tài sản là sử dụng hết năng lực TSCĐ, đảm bảo khấu hao

đủ và tích lũy để tái đầu tư mới, hiện đại hóa các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ

thuật,…TSCĐ kết hợp cùng nhiều yếu tố khác tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Năm 2005 một đồng giá trị TSCĐ ròng tạo ra 1,6 đồng doanh thu thuần, năm 2006 một đồng giá trị TSCĐ ròng tạo ra 1,8 đồng doanh thu thuần và năm 2007 một đồng giá trị TSCĐ ròng tạo ra 4,4 đồng doanh thu thuần. Vòng quay TSCĐ qua 3 năm có xu hướng tăng lên thể hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ ngày càng cao.

Nhìn chung, vòng quay TSCĐ của doanh nghiệp có chiều hướng tốt với một

đồng bỏ ra ban đầu thu được nhiều đồng doanh thu. Nhưng doanh nghiệp cũng cần phân loại các TSCĐ ra đểđánh giá hiệu quả sử dụng từng loại tài sản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng và giải quyết sớm những TSCĐ thừa không sử dụng.

- Vòng quay tổng tài sản

Năm 2005: với một đồng tổng tài sản tạo ra 0,6 đồng doanh thu thuần. Năm 2006: với một đồng tổng tài sản tạo ra 0,7 đồng doanh thu thuần. Năm 2007: với một đồng tổng tài sản tạo ra 1,4 đồng doanh thu thuần. Qua 3 năm đều thể hiện vòng quay tổng tài sản năm sau lớn hơn năm trước chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp cao.

Qua phân tích các tỷ số hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp năm sau điều tốt hơn năm trước cho thấy doanh nghiệp đã cải thiện trong việc sử dụng tài sản

đểđạt mục tiêu lợi nhuận ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH TAI CÔNG TY cơ KHÍ DIEN máy cân THƠ (Trang 57 - 59)