0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Các tỷ số về công nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TAI CÔNG TY CƠ KHÍ DIEN MÁY CÂN THƠ (Trang 48 -57 )

II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG

2. Tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lạ

4.2.1.1. Các tỷ số về công nợ

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị luôn tồn tại những khoản phải thu và khoản phải trả, tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào phương thức thanh toán và đánh giá khả năng trực tiếp khả năng thanh toán bằng tiền mặt của một doanh nghiệp, cung cấp những dấu hiệu liên quan với việc xem xét doanh nghiệp có thể trả được nợ ngắn hạn hay không. Phản ảnh khả năng thanh toán qua hai tỷ số là thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh. Tỷ số này

đơn vị khác, thanh toán trả lương, nộp bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao

động,…ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi các khoản phải thu quá cao nguồn vốn bị chiếm dụng, vốn của doanh nghiệp không đủđể kinh doanh, do đó để tiếp tục kinh doanh cần phải huy động thêm vốn. Khoản phải thu của một doanh nghiệp lớn nói lên rằng doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút.

Ngược lại, khoản phải trả quá lớn tình hình hoạt động của doanh nghiệp vẫn không hiệu quả nói lên rằng doanh nghiệp mắc nợ quá nhiều nhưng cũng có lợi thế với khoản vốn trong thời gian chưa trả. Doanh nghiệp có thể tạm dùng làm vốn để tiếp tục kinh doanh , hạn chế đi vay trong thời gian ngắn như khoản tiền trả cho người bán nhưng chưa đến hạn thanh toán, khoản phải nộp cho ngân sách nhưng chưa đến hạn nộp.

Tuy nhiên, để đánh giá một doanh nghệp hoạt động sản xuất có hiệu quả

hay không điều tốt nhất mức phải thu, phải trảở mức chấp nhận được, không nên quá cao hay quá thấp đểảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Thông qua phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp để đánh giá sự biến động của khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp tìm ra biến động tốt và xấu ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị và nguyên nhân

ảnh hưởng đến tình hình này. Dựa vào đây để tìm cách điều chỉnh thích hợp với

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Lê Tín Trang 49 SVTH: Huỳnh Thị Bích Tuyền

Bảng 13: BÁO CÁO CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

ĐVT: 1.000 đồng SO SÁNH 2007/2006 SO SÁNH 2006/2005 A. PHẢI THU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Số tiền T l (%) S tin Tỉ lệ (%) 1. Nợ tạm ứng 22.310 21.196 16.305 (4.891) (23,1) (1.114) (5,0) 2.Phải thu của khách hàng 3.895.722 5.521.371 3.090.709 (2.430.662) (44,0) 1.625.649 41,7

3. Phải thu, phải trả khác - - - - - - -

4. Phải thu về cổ phần hóa - - 62.039 - - - -

5. Trả trước cho người bán 640.642 1.011.470 383.444 (628.026) (62,1) 370.828 57,9 6. Các khoản phải thu khác 1.059.196 9.897 74.619 64.722 654,0 (1.049.299) (99,1) 7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (307.722) (176.936) (216.811) 39.875 22,5 (130.786) (42,5)

Tổng cộng 5.310.148 6.386.998 3.410.305 - 100 - 100 SO SÁNH 2007/2006 SO SÁNH 2006/2005 B. PHẢI TRẢ NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Số tiền T(%) l Số tiền T(%) l

1. Phải trả cho người bán 1.688.982 2.144.433 2.005.809 (138.624) (6,5) 455.451 27,0 2. Chi phí phải trả 1.110.388 398.679 947.413 548.734 137.6 (711.709) (64,1) 3. Dự phòng về trợ cấp mất việc 449.704 281.596 301.162 19.566 6,9 (168.108) (37,4) 4. Phải trả về cổ phần hóa - 1.493.586 493.586 (1.000.000) (67,0) - - 5. Phải trả, phải nộp khác 1.904.252 3.082.805 2.962.559 (120.246) (3,9) 1.178.553 61,9 6. Người mua trả tiền trước 340.948 744.785 1.753.268 1.008.483 135,4 403.837 118,4 7. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (123.980) 222.415 115.611 (106.804) (48) 346.395 79,4

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Lê Tín Trang 50 SVTH: Huỳnh Thị Bích Tuyền

SO SÁNH 2007/2006 2007/2006 SO SÁNH 2006/2005 B. PHẢI TRẢ NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Số tiền T l (%) S tin Tỉ lệ (%)

8. Phải trả người lao động 538.166 210.314 493.820 283.506 134,8 (327.852) (60,9)

9. Vay ngắn hạn 2.159.074 1.773.559 - - - (385.515) (17,9)

10. Bảo hiểm xã hội 63.704 59.210 17.179 (42.031) (71) (4.494) (7,1)

Tổng cộng 8.131.238 10.411.382 9.090.407 (1.320.975) 100 2.280.144 100 C. TỔNG NGUỒN VỐN 19.563.393 20.925.773 21.542.128 616.355 - 1.362.340 - Tỉ lệ nợ phải thu trên nợ phải trả (%) 65,3 61,3 37,5 - (23,8) - (4,0) Tỷ lệ giữa tổng các khoản phải thu trên

nguồn vốn (A/C) (%) 27,1 30,5 15,8 - (14,7) - 3,4

Tỷ lệ giữa tổng các khoản phải trả trên

nguồn vốn (B/C) (%) 41,6 49,8 42,2 - (7,6) - 8,2

Từ bảng phân tích 13, ta thấy:

Nhìn chung, qua 3 năm khoản phải trả lớn hơn khoản phải thu và tỉ lệ nợ

phải thu trên nợ phải trả có xu hướng giảm, điều này cho thấy doanh nghiệp đã chiếm dụng vốn để kinh doanh.

- Nợ phải thu + Năm 2006

Tỷ lệ giữa tổng các khoản phải thu trên nguồn vốn tăng 3,4% so với năm 2005. Đây là biểu hiện không tốt chứng tỏ vốn bị chiếm dụng trong năm đã tăng, tỷ lệ vốn thực chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh giảm, phải thu của khách hàng tăng 1.625.649 ngàn đồng tức tăng 41,7%, trả trước cho người tăng 370.828 ngàn đồng tức tăng 57,9%. Những khoản tăng này hợp lý do công ty

đang mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh lượng khách hàng giao dịch tăng lên. Riêng khoản nợ phải thu khó đòi giảm 130.786 ngàn đồng tức giảm 42,5%, các khoản phải thu khác giảm 1.049.299 ngàn đồng tức giảm 99,1%, điều này cho thấy công ty đã có chính sách tốt trong việc đôn đốc thu hồi nợ.

+ Năm 2007

Tỷ lệ giữa tổng các khoản phải thu trên nguồn vốn so với năm 2006 giảm 14,7%. Đây là biểu hiện tốt bởi vì tỷ lệ vốn bị chiếm dụng giảm, tỷ lệ vốn thực chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tăng. Nguyên nhân làm giảm do khoản phải thu của khách hàng giảm 2.430.662 ngàn đồng với tỉ lệ giảm 44% và các khoản trả trước cho người bán giảm 628.026 ngàn đồng với tỉ lệ 62,1%, các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã tìm được

đối tác tốt, có tài chính lành mạnh. Tuy nhiên dự phòng phải thu ngắn hạn khó

đòi tăng 22,5% điều này nói lên rằng khoản phải thu khó đòi trong tương lai sẽ

khó đòi hơn, khoản phải thu khó đòi trong năm 2007 không hiệu quả bằng năm 2006 nên doanh nghiệp cần phải tìm biện pháp tốt để khắc phục.

Nhìn chung, doanh nghiệp đã quản lý tốt khoản nợ phải thu và tăng cường công tác thu hồi nợ khó đòi để góp phần tăng vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Nợ phải trả

+ Năm 2006

Tỷ lệ giữa tổng các khoản phải trả trên nguồn vốn so với năm 2005 tăng 8,2%, đây là biểu hiện không tốt hay năm 2006 hoạt động không hiệu quả bằng

năm 2005, vốn đi chiếm dụng gia tăng không thể hiện được tính tự chủ của mình. Tuy tỷ lệ tăng không cao nhưng cũng ảnh hưởng một phần nào đến tình hình hoạt

động kinh doanh.

Nợ phải trả cho khách hàng tăng 455.451 ngàn đồng tăng 27%, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng 346.395 ngàn đồng tăng 79,4%, người mua trả

tiền trước tăng 403.837 ngàn đồng tăng 118,4%, phải trả phải nộp khác tăng 1.178.553 ngàn đồng tăng 61,9%. Tuy nhiên, nợ phải trả cuối kì của doanh nghiệp tăng hơn so với năm trước đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp, kết quả làm cho tình hình tài chính không mạnh hơn so với năm trước.

+ Năm 2007

Tỷ lệ giữa tổng các khoản phải trả trên nguồn vốn so với năm 2006 giảm 7,6%, đây là điều tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng nợ của công ty giảm do phải trả cho người bán giảm 138.624 ngàn đồng tức giảm 6,5%. thuế

và các khoản phải nộp Nhà nước giảm 106.804 ngàn đồng tức giảm 48%, phải trả về cổ phần giảm 1.000.000 ngàn đồng tức giảm 67%, phải trả phải nộp khác giảm 120.246 ngàn đồng tức giảm 3,9%. Nhưng với tỉ lệ giảm cao hơn so với tỉ

lệ tăng nên nợ phải trả trong năm của công ty giảm, công ty đã kinh doanh tốt hơn năm 2006 đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra đó là tăng lợi nhuận, từ lợi nhuận kiếm được trong năm công ty đã chi trả một khoản nợ khá lớn, số

còn lại làm tăng vốn chủ sở hữu để tiếp tục kinh doanh.

Nhìn chung, trong năm 2007 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả làm giảm nợ phải trả và trảđược nợ của kì trước để lại.

Qua 3 năm hoạt động, năm 2007 là năm được đánh giá hiệu quả hoạt động cao nhất và đánh dấu cho sự phát triển càng đi xa hơn của doanh nghiệp. Thành công trong năm của doanh nghiệp là trảđược nợ và có chính sách thu hồi nợ tốt.

Bảng 14 : PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN TIỀN TRONG NĂM 2007 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 1. Tiền mặt tồn quỹ 246.960 175.800 151.576 (71.160) (24.224) 2. Tiền gửi ngân hàng 1.078.136 963.421 4.050.057 (114.715) 3.086.636 Tổng cộng 1.325.096 1.139.221 4.201.633 188.875 3.062.412

(Nguồn: Bảng cân đối số phát sinh)

Từ bảng phân tích trên, cho ta thấy:

- Qua 3 năm tiền mặt tồn quỹ giảm như năm 2006 giảm 71.160 ngàn đồng và năm 2007 giảm 24.224 ngàn đồng, đây là điều tốt chứ không xấu tiền mặt dự

trữ nhiều không có lợi dễ gây ứ đọng vốn, với khoản tiền dự trữ năm 2007 là 151.576 ngàn đồng, khoản tiền dự trữ này tương đối để đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán và không gây trở ngại cho quá trình thanh toán của doanh nghiệp.

- Ngược lại, tiền gửi ngân hàng năm 2006 là 963.421 ngàn đồng giảm 114.715 ngàn đồng và năm 2007 tăng 3.086.636 ngàn đồng, đây là chính sách dự

trữ tiền phù hợp của doanh nghiệp bởi vì ngày nay đang trong giai đoạn thuận lợi về lãi suất khi gửi tiền ở Ngân hàng, với lượng tiền chưa sử dụng ngay được gửi

ở Ngân hàng doanh nghiệp sẽđược hưởng lãi góp thêm phần thu nhập cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà nước còn ra chính sách hạn chế sử dụng tiền mặt trong lưu thông và tăng cường trao đổi mua bán hàng hóa qua ngân hàng như sử dụng bằng thẻ tín dụng, thẻ ATM,..

- Với chính sách dự trữ tiền của doanh nghiệp đã thực hiện theo đúng chính sách của nhà nước đưa ra nhằm góp phần ổn định nền kinh tế thị trường, lượng tiền gửi ngân hàng tăng, tiền mặt giảm công ty đã góp một phần ổn định nền kinh tế thị trường đang biến động mạnh như hiện nay và từ đây cũng cho thấy khả

năng thanh toán của doanh nghiệp rất cao.

Tóm lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt đáp ứng được tất cả

các khoản cần thanh toán. Các khoản nợ của doanh nghiệp giảm , tỷ lệ thanh toán cao giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín trước các nhà đầu tư, các khách hàng hợp tác mua bán với doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào đây đểđánh giá chính xác tình hình thanh toán của doanh nghiệp là chưa đủ, cần phải xác định tính chất

thời gian, nguyên nhân phát sinh các khoản nợ phải thu , phải trả cũng như các biện pháp mà doanh nghiêp đã và đang áp dụng để thu hồi nợ hoặc thanh toán nợ

thì mới có thểđánh giá chính xác hơn. 4.2.1.2. Tỷ số về khả năng thanh toán. Bảng 15: TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Tài sản lưu động 11.570.593 12.563.826 13.619.965 2. Giá trị hàng tồn kho 4.771.338 4.950.549 5.917.513 3. Nợ ngắn hạn 7.617.830 8.576.989 8.278.479 4. Tỷ số thanh toán hiện thời (1/3) (lần) 1,52 1,46 1,65

5. Tỷ số thanh toán nhanh (1 – 2 /3) (lần) 0,89 0,89 0,93

6. Vốn luân chuyển (1 – 3) 3.952.763 3.986.837 5.341.486

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

- Tỷ số thanh toán hiện thời

Thông thường tỷ số thanh toán hiện thời bằng 2 có nghĩa là doanh nghiệp có tình hình tài chính bình thường. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 2 thì doanh nghiệp có khả

năng thanh toán thấp, ngược lại nếu tỷ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng những khoản tín dụng ngắn hạn một cách hợp lý. + Năm 2005 Tỷ số này là 1,52 lần có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn đảm bảo 1,52 đồng tài sản lưu động. + Năm 2006 Tỷ số này là 1,46 lần có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn đảm bảo 1,46 đồng tài sản lưu động (TSLĐ), tỷ số này nhỏ hơn 2 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp. Trong năm doanh nghiệp đã đầu ít TSLĐ so với nhu cầu của doanh nghiệp, điều này doanh nghiệp cần xem xét lại việc đầu tư thêm vào TSLĐ vì sự

luân chuyển của TSLĐ là nguồn tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. + Năm 2007

Tỷ số này là 1,65 lần nhỏ hơn 2 cho thấy khả năng thanh toán đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp. Tuy nhiên tỷ số này còn phụ thuộc nhiều vào

loại hình hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực như sản xuất, thương mại và dịch vụ nên việc đầu tư ít TSLĐ là không tốt, do đó doanh nghiệp cần phải đầu tư thêm TSLĐđể góp phần làm tăng doanh thu và đáp ứng khả năng thanh toán hiện thời cho doanh nghiệp.

Năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,19 lần. Như vậy trong năm 2007 tổng TSLĐ đã được doanh nghiệp đầu tư thêm và tỷ số này đang dần dần tiến đến bằng 2. Do đặc điểm hoạt động của công ty vừa kinh doanh, vừa sản xuất nên

ảnh hưởng đến tỷ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong năm. - Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh là thước đo chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ

ngay khi đến hạn, không dựa vào các loại hàng hóa tồn kho bởi vì nó có tính thanh khoản thấp đểđổi ra được tiền phải mất nhiều thời gian.

+ Năm 2005

Tỷ số này là 0,89 lần nhỏ hơn 1 tức là 0,89 đồng sẵn sàng đáp ứng cho một

đồng nợ ngắn hạn. Năm này được đánh giá không cao trong việc thanh toán các khoản nợ.

+ Năm 2006

Tỷ số này không thay đổi so với năm trước vẫn là 0,89 lần tức là 0,89 đồng sẵn sàng đáp ứng cho một đồng nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán của công ty không thay đổi so với năm trước.

+ Năm 2007

Tỷ số này tăng 0,04 lần so với năm 2006 nhưng vẫn còn nhỏ hơn một. Một

đồng nợ ngắn hạn đảm bảo 0,93 đồng TSLĐ thể hiện TSLĐ nằm dưới dạng hàng tồn kho quá nhiều, doanh nghiệp cần đánh giá lại lượng hàng tồn kho.

Nhìn chung, qua 3 năm tỷ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp đều chưa

đạt để thanh toán các công nợ ngay, cần có biện pháp nhanh xử lý hàng tồn kho

đểđẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa và đảm bảo khả năng thanh toán.

Ngoài ra, để đánh giá khả năng thanh toán chính xác của doanh nghiệp còn phải dựa vào vốn luân chuyển trong năm có đáp ứng đủđể thanh toán hay không. Qua 3 năm vốn luân chuyển có xu hướng tăng lên do lượng hàng tồn kho và TSLĐ tăng, dựa vào vốn luân chuyển có thể đáp ứng được việc thanh toán cho

doanh nghiệp nhưng khả năng thanh toán chưa cao do hàng tồn kho tăng nhiều nên phải có biện pháp quản lý lượng hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TAI CÔNG TY CƠ KHÍ DIEN MÁY CÂN THƠ (Trang 48 -57 )

×