Tổ chức khảo nghiệm tính khả thi

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 92 - 112)

8. CẦU TRÚC LUẬN VĂN: (gồm 3 chương)

3.3 Tổ chức khảo nghiệm tính khả thi

Những biện pháp nêu trên được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp của GVCN tại các trường Tiểu học Trần Khánh Dư, Nguyễn Thái Bình, Đuốc Sống.

Để kiểm tra mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 03 CBQL,60 GV tại 3 trường này.

Biểu điểm cụ thể cho từng phiếu trưng cầu ý kiến khi chúng tôi xử lí số liệu như sau:

Kết quả đánh giá được tính theo điểm trung bình: (Mức độ rất cần thiết: 2 điểm; cần thiết: 1 điểm; Không cần thiết: 0 điểm)

Bảng 1: Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp công tác chủ nhiệm lớp TT Tên biện pháp Tổng số Tính cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.

63 57 6 0 2, 81 2

2 Xây dựng, tổ chức “ bộ máy tự quản” của lớp chủ nhiệm.

63 54 9 0 2,71 4

3 Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm.

63 58 5 0 2,84 1

4 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục của học sinh.

63 55 8 0 2,75 3

5 Kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

63 51 12 0 2,62 5

Tổng 315 275 40 0

Bảng số liệu cho thấy các biện pháp đưa ra cơ bản đều được các đối tượng khảo sát đánh giá là cần thiết. Trong đó, tất cả các biện pháp đều được

đánh giá với mức điểm TB từ 2,62- 2,84. Trong 315 lượt trả lời ở cả 5 biện pháp, có 275 lượt cho rằng các biện pháp đó là rất cần thiết (chiếm 87,4%), có 40 lượt cho rằng các biện pháp là cần thiết (chiếm12,6%). Trong đó, biện pháp được khẳng định mức độ cần thiết cao nhất với mức điểm TB 2,84 là xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm. Tiếp đến là nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp với 2,81 điểm. Điều này phản ánh đúng những nguyên nhân chính khiến cho chất lượng công tác chủ nhiệm lớp còn chưa cao.

Bảng 2: Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho GVCN.

TT Tên biện pháp Tổng số Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. 63 54 9 0 2,71 3 2 Xây dựng, tổ chức “ bộ máy tự quản” của lớp chủ nhiệm. 63 52 11 0 2,65 4 3 Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm. 63 57 6 0 2,81 1

tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục của học sinh. 5 Kết hợp chặt chẽ

giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. 63 52 11 0 2,65 5 Tổng 315 271 44 0

Bảng số liệu cho thấy các biện pháp đưa ra về cơ bản đều được các đối tượng khảo sát đánh giá là có tính khả thi cao, mức điểm TB của tất cả các biện pháp đều được đánh giá với mức từ 2,65 đến 2,81. Trong 315 lượt trả lời ở cả 5 biện pháp, có 271 lượt cho rằng các biện pháp đó rất khả thi ( chiếm 86,0%), có 44 lượt cho rằng các biện pháp là khả thi ( chiếm 14,0%). Không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp trên là không khả thi. Biện pháp được khẳng định mức độ cần thiết cao nhất với mức điểm TB 2,81 là xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm. Tiếp đến là tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục của học sinh với 2,78 điểm. Điều này chứng tỏ các biện pháp đưa ra sát với điều kiện các trường và có khả năng góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.

Với kết quả về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp, ta có hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được thống kê và tính toán ở bảng sau:

Bảng 3: Tổng hợp đánh giá về mức độ cần thiết và các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho GVCN lớp.

TT Tên biện pháp Tính cần thiết Khả thi Hiệu số

X Xi Y Yi d di 2

cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. 2 Xây dựng, tổ chức “ bộ máy tự quản” của lớp chủ nhiệm. 2,71 4 2, 65 4 0 0

3 Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm.

2,84 1 2,81 1 0 0

4 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục của học sinh.

2,75 3 2,78 2 1 1

5 Kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. 2,62 5 2,65 5 0 0 Hệ số tương quan thứ bậc: R=1 - 2 2 6 ( 1) di n n∑− , R = 1 - 5(25 1)6.2− = 0,9

(R: Hệ số tương quan thứ bậc; n: Số biện pháp, di2 tổng hiệu số chênh lệch về xếp hạng thứ tự của tính cần thiết và tính khả thi)

Mức độ tương quan này chỉ ra rằng các biện pháp đã đưa ra nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên chủ nhiệm là cần thiết và khả thi. Tính cần thiết là điều kiện cần và tính khả thi là điều kiện đủ trong việc giải bài toán nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên

tiểu học. Hai đặc tính này có mối quan hệ biện chứng. Để đưa ra được các biện pháp cần thiết và khả thi các nhà quản lý giáo dục cần nghiên cứu, tìm hiểu kĩ về nguyên nhân của thực trạng chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở đơn vị mình, đồng thời phải nắm vững điều kiện thực tế. Có như vậy, chúng ta mới phát huy được những lợi thế và khắc phục những khó khăn, yếu kém để nâng cao chất lượng giáo dục.

Năm biện pháp đưa ra trên đây đã được kiểm chứng về mặt lý luận và thực tiễn, có thể là những gợi ý tin cậy để các trường tiểu học có điều kiện tương đương tham khảo và áp dụng.

3.4. Kết luận chương 3

Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

Từ việc phân tích, đánh giá các biện pháp cụ thể, chúng tôi nhận thấy việc đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học là hết sức cần thiết vì nó sẽ tác động tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng giáo dục của cả hệ thống các trường Tiểu học trên địa bàn quận 1

Để sử dụng các biện pháp trên có hiệu quả, việc lựa chọn biện pháp cần phải dựa vào mục đích, nội dung, điều kiện thực tế cho phép, điều kiện vật chất của nhà trường và khả năng sử dụng biện pháp của người giáo viên chủ nhiệm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm lớp ngoài việc giảng dạy, truyền đạt tri thức cho học sinh, thì cần phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.

Tuy nhiên hiện nay thực trạng chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên Tiểu học còn bộc lộ một số vấn đề:

- Các trường đã có sự quan tâm tới công tác chủ nhiệm lớp và đã sử dụng các biện pháp cụ thể, song nhìn chung các biện pháp này còn chưa đạt kết quả như mong muốn.

- Trong đào tạo sư phạm chưa chú trọng đúng mức đến kĩ năng làm công tác chủ nhiệm cho sinh viên nên nhiều giáo viên trẻ còn lúng túng trong công tác chủ nhiệm lớp. Do đó cần phải bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ cho đội ngũ này.

- Một số GV chưa thực sự chú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp mà chủ yếu chỉ tập trung vào việc dạy các môn học. Do đó chưa tìm kiếm được những biện pháp sáng tạo, tích cực để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm.

Từ những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đưa ra 5 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong điều kiện hiện nay, cụ thể là:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.

- Biện pháp 2: Xây dựng, tổ chức “ bộ máy tự quản” của lớp chủ nhiệm. - Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm..

- Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục của học sinh.

- Biện pháp 5: Kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

Từ kết quả khảo nghiệm, chúng tôi rút ra kết luận các biện pháp đưa ra có tính cần thiết và khả thi cao, có thể vận dụng vào thực tiễn.

Như vậy mục tiêu và các nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết, giả thuyết khoa học đã được chứng minh, đề tài đã được hoàn thành.

Để các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho GVTH trên được thực hiện , chúng tôi xin có một số kiến nghị với các cấp quản lí ngành Giáo dục và đạo tạo:

* Đối với Bộ GD-ĐT

- Tiếp tục xây dựng, bổ sung và ban hành các văn bản về chế độ chính sách đủ hiệu lực để quản lý nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp cho GVTH.

- Biên soạn và phát hành các tài liệu tham khảo hướng dẫn GV về hoạt động công tác chủ nhiệm lớp.

- Nên có thêm danh hiệu GVCN giỏi, có như vậy mới động viên giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi.

- Bộ GD-ĐT cần kết hợp chặt chẽ với các trường sư phạm, biên soạn nội dung chương trình bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

* Đối với Sở GD- ĐT

- Cần tăng cường và từng bước đồng bộ hoá việc trang bị cơ sở vật chất cho các trường, đảm bảo điều kiện để GV thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp của mình.

- Có kế hoạch chỉ đạo chung cho các trường làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Đồng thời thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác dạy học, giáo dục học sinh (đặc biệt là học sinh cá biệt).

* Đối với phòng GD- ĐT

- Có kế hoạch hướng dẫn cụ thể các trường làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Hằng năm tổ chức báo cáo, đánh giá rút kinh nghiệm, có tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt công tác này.

- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu học tập kinh nghiệm hoạt động công tác chủ nhiệm ở các trường điểm hoặc các mô hình

hay của ngành. Tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi trên địa bàn quận, huyện.

- Nâng cao chất lượng các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ hàng năm cho giáo viên.

* Đối với các trường sư phạm

- Cần tăng thời lượng giảng dạy về hoạt động của giáo viên chủ nhiệm để giúp cho các sinh viên nâng cao việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

- Các sinh viên cần được tham gia làm công tác chủ nhiệm lớp tại một lớp trong thời gian thực tập sư phạm, để thực hành thực tiễn riêng cho công tác chủ nhiệm lớp.

* Đối với các trường Tiểu học

- Trong quá trình quản lý nhà trường, Hiệu trưởng cần phải nhận thức đúng đắn về công tác chủ nhiệm lớp của người GVTH, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cụ thể để mỗi giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

- Nhà trường cũng là lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Do vậy, các trường cần chủ động đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá theo định kì về công tác chủ nhiệm lớp của GV để từ đó rút kinh nghiệm.

* Đối với phụ huynh học sinh

- Tham dự đầy đủ, có trách nhiệm các cuộc họp phụ huynh học sinh do nhà trường tổ chức.

- Thường xuyên liên hệ với GVCN lớp để nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em; kịp thời phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh.

- Tích cực nghiên cứu sách báo về tâm lý giáo dục lứa tuổi Tiểu học để lựa chọn biện pháp GD, quản lý con em mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Hiệu trưởng chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học (TS- Đặng Việt Lợi – ĐHSG)

2) Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp (Giáo viên: Phạm Thị Linh – Trường Tiểu học Thống Nhất – TPHCM).

3) Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm (Giáo viên: Nguyễn Hữu Hải – Sơn La).

4) Điều lệ trường tiểu học (Bộ Giáo dục – Đào tạo).

5) Một số vấn đề thời sự của giáo dục tiểu học (chuyên đề Cao học của TS. Phạm Minh Hùng Đại học Vinh).

6) Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, NXB Giáo dục năm 2001 (PGS.TS. Hà Nhật Thăng - chủ biên).

7) Giáo dục học T 1,2, NXB Giáo dục 1998 (Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt. 8) Giáo dục học III. Tủ sách Đại học Sư Phạm Vinh, năm 2006 (Chu Trọng Chiến Tuấn, Hoàng Trung).

9) Giáo dục học đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1996 (Phan Viết Vượng).

10) Tâm lí học, NXB Giáo dục, năm 1988 (Phạm Minh Hạc - chủ biên). 11) Luật giáo dục (NXB Chính Trị Quốc Gia).

12) Tâm lý học – Tài liệu đào tạo giáo viên (NXB Giáo dục).

13) Những Lý thuyết tâm lý học dạy học tiểu học hiện đại (chuyên đề cao học của PGS-TS Phan Quốc Lâm – Đại học Vinh).

14) Chuyên đề giáo dục tiểu học (của Vụ Giáo dục Tiểu học – tập 48/2011)

15) A.N.Leeonchiep, Hoạt động- ý thức – nhân cách (NXB Giáo dục).

16) Hoạt động giao tiếp – nhân cách, (NXB ĐHSP- Hoàng Anh - chủ biên, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc - 2007).

17) Tâm lý học, (NXB Giáo dục - Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy- 1989).

18) Giáo trình tâm lý học Tiểu học, (NXB ĐHSP- Phạm Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức, Nguyễn Văn Huệ - 2008).

19) Trí tuệ - phát triển trí tuệ học sinh tiểu học – chuyên đề cao học của PGS-TS Nguyễn Bá Minh – Đại học Vinh.

20) Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học, số 253 – (Nguyễn Đăng Trung, TS-Trần Thị Mỵ Lương 2010).

21) Phương Pháp luận nghiên cứu khoa học, Vụ Đại học, Bộ GD&ĐT (Phạm Văn Vượng - 1996).

22) Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học (Bộ GD&ĐT).

PHỤ LỤC

Bảng 2.2.1a Khảo sát của GVCN về chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.

TT Nội dung cần thiết Phân

vân Không cần thiết Điểm trung bình Xếp hạng TT 1 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường 2 Tìm hiểu, phân loại học

sinh theo đặc điểm

3 Xây dựng tập thể học sinh biết tự quản

4

Tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện (đạo đức, học tập, văn thể mỹ…)

5 Đánh giá kết quả giáo dục học sinh

6 Sự hỗ trợ của Ban giám hiệu

Bảng 2.2.1b Khảo sát của CBQL về chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.

TT Nội dung cần thiết Phân

vân Không cần thiết Điểm trung bình

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 92 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w